Phía bên kia cây cầu

15:39 18/04/2008
Bạn đã đi qua cây cầu đó, và đã bình thản quay nhìn, những mảnhvỡ những ván đinh dây thừng, những vằn xoắn bứt tung rớt tả tơixuống vực sâu, nơi sóng nước đang ầm ào cuộn xoáy

Giờ phút đó bạn biết mình đã thuộc về một ngọn đồi khác, với
những màu mây khác, dưới những vòm cây khác, bạn đã không
chút ngạc nhiên trước những cánh tay đang vươn dài chạm vào bạn,
vừa như chào lại như kiểm nghiệm sự hiện hữu, trong một thế giới
rất khó nhìn ra sự hiện hữu

Giờ phút đó bạn biết mình đã chọn được cách trút bỏ ngoạn mục,
gánh nặng từng không phải mang nhưng không thể không mang

Hãy dạy tôi cách ra đi như vậy, hãy dạy tôi cách để có thể ngủ say,
ngủ tưởng như vùi quên trong sự ngủ của muôn loài

Tôi rất sợ những hệ lụy và từng mong sẽ có ngày mọc cánh, nhưng
chưa bao giờ đôi chân tôi thôi rã rời bởi rối bời xiềng xích trái tim tôi.

Tôi rất sợ khi đã khoác vào người một chiếc áo khác, nhìn cuộc đời
bằng một màu mắt khác, mà còn đó nguyên vẹn những vui buồn
của cảm nghiệm sống hôm nay

Tôi rất sợ nếu vẫn nỗi đơn độc đã từng bám riết, những rỗng không
của một ngày dài, ngoài khung cửa mưa rơi không dứt, nước trong
bình dần nguội, tách trà đỏ màu giữa những ngón xương


ĐINH THỊ NHƯ THÚY
(nguồn: TCSH số 230 - 04- 2008)
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang  - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh

  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương

  • Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang

  • Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương

  • Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất

  • Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác

  • Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy

  • Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh

  • HỒNG NHUChiếc tàu cau                        (Trích)

  • Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật

  • LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.

  • LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…