37 cuốn sách cổ bằng văn tự Hán Nôm cổ, quý hiếm được viết và in dập trên chất liệu giấy dó, một số sách viết, in theo lối chữ Chân.. đang được lưu giữ tại một nhà dân ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh cất giữ.
![]() |
Hiện toàn bộ số sách cổ này đang được cất giữ tại gia đình ông Lương Lục ở xã Thiên Lộc |
Chiều ngày 14/2, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa sưu tầm được 37 cuốn sách cổ bằng văn tự Hán Nôm cổ quý hiếm trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Các tư liệu Hán - Nôm cổ nói trên do ông Lương Lục, ngụ tại xóm Đông Nam, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc lưu giữ.
37 cuốn sách có kích thước 30x25cm, được viết và in dập bằng văn tự cổ Hán - Nôm trên chất liệu giấy gió, một số tư liệu được viết tay và in theo lối chữ Chân, theo phương pháp viết chữ Hán cổ...
Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu bước đầu nhận định, các tư liệu Hán-Nôm cổ có niên đại thời Nguyễn. Trong đó một số cuốn sách nói về Hà Đồ Lạc Thư trong Kinh Dịch, một số sách nói về Lý số, Nho học, sách thuốc và các bài văn cúng…
Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Đây là lần đầu tiên phát hiện số lượng lớn các văn tự Hán - Nôm cổ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các tư liệu này có giá trị lớn về lịch sử, khảo cổ, dân tộc học và ngôn ngữ chữ viết cổ… “
Ông Hạnh cho biết thêm, thời gian tới Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh sẽ mời các chuyên gia Hán Nôm dịch thuật các tư liệu trên để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Theo Xuân Sinh - Dân Trí
LTS: Cổ vật tìm thấy dưới sông Hương gần đây là một đề tài thú vị thu hút các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm. Trong vài năm gần đây, báo chí cả nước đã đề cập đến khá nhiều các loại cổ vật dưới sông Hương được tìm thấy, song chưa ai đưa ra những giới thiệu tổng quan một cách khoa học về chúng.
Thuật ngữ “cổ vật” chúng tôi nói đây là để chỉ những đồ vật do khối óc và bàn tay con người làm ra và đã được sử dụng để thoả mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất trong cuộc sống cách nay khá lâu hay rất lâu. Những đồ vật này có cái còn nguyên vẹn, có cái đã bị vỡ do sự va chạm theo dòng chảy của thời gian hay do sự vụng về, vô tâm của những người trục vớt.
Toàn bộ hai tầng của đàn Xã tắc - bộ phận quan trọng bậc nhất trong quần thể di tích - di sản thế giới tại Huế, đã được xác định rõ, đặc biệt trong đó là sự xuất lộ rất nhiều tầng đất khác nhau trên khu đàn chính... Đó là kết quả bước đầu của đợt khai quật khảo cổ học di tích đàn Xã tắc triều Nguyễn - TP Huế, do Bảo tàng Lịch sử VN tiến hành từ đầu tháng 2/2008 đến nay.