Nước mắt của lũ

14:29 23/10/2020

Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

Thủy tiên chia sẻ với một người dân vùng lũ - Ảnh: FBNV

Cũng những ngày này, Sài Gòn và nhiều địa phương đã vận động cứu trợ rầm rộ. Ngoài các ca sĩ, nghệ sĩ như Thủy Tiên, Trấn Thành, Đại Nghĩa, còn nhiều anh chị em nghệ sĩ, vận động viên thầm lặng, hoặc đóng góp, hoặc đích thân tham gia đoàn từ thiện để tận mắt chứng kiến nỗi khổ của dân và chia sẻ.

Nói đến miền Trung phải nói một vùng nắng cháy mùa Hè, nước ngập Thu Đông; quanh năm nơm nớp với tai ương. Gom góp ít sắn khoai, gia cầm thì mùa nước đến lũ mang ra sông ra biển hết.

Giữa cuộc chiến với thiên tai, núi đã tràn ngập bùn máu chôn vùi con người như chôn vùi rác rến một cách không thương tiếc. Chỉ có con người với con người, đồng bào với đồng bào mới tìm cách bảo bọc nhau trên từng nóc nhà chênh vênh, trên từng gò đất bao bọc ngập nước.
 
Chư Tăng và Phật tử tắm mình trong mưa, ngâm thân dưới nước lạnh để bảo vệ gạo, mì đến tận tay người dân như của quý hồi môn cần phải bảo vệ. Ánh sáng nhân hậu đó đủ sưởi ấm niềm bất hạnh mà sinh mạng con người chỉ là cỏ rác của trò chơi nghiệp quả.
 
Không oán trách trời, không than vãn phận số, mong cố gắng vượt qua khổ nạn như một vận động viên marathon chỉ cần vượt đích, đó là cách sống an lạc của người có trách nhiệm với chính mình. Cũng thế, người lâm nạn thiên tai hay người chia sẻ thiên tai đều cân bằng phước nghiệp lẫn nhau để chờ cuộc sống nở hoa.
 
Không chỉ người miền Nam ngày đêm trông tin bão lũ, cho dù có thân nhân nơi đó hay không, họ vẫn chung tay đóng góp mong vơi bớt khổ đau đồng bào ruột thịt. Ngay cả khúc ruột vạn dặm từ nửa vòng cầu, ai an lòng hưởng thụ cuộc sống chăn êm nệm ấm? Đã có những tu sĩ như thầy Nguyên Nguyện ở Oklahoma, hết nằm lại ngồi, suốt đêm ngóng tin quê mẹ từng giờ. Còn bao tu sĩ như thế, Việt kiều sướng gì trên những phương tiện vật chất khi tâm can đau xé được tin em bé 8 tuổi bị lũ cuốn trôi khi mẹ đi nhận hàng cứu trợ; món hàng vài trăm phải mất nắm ruột cưu mang, thương đau nào hơn.
 
Hàng vạn cái khổ là hàng vạn thương đau ngập tràn kiếp người. Thế mà vẫn có không ít người vô tâm bỏ hàng triệu bạc cho cuộc nhậu thâu đêm, trong lúc đó, chị Hoài Tố Hạnh tự nguyện hạn chế món ăn hàng ngày, hai mẹ con hùn phước và kêu gọi chung tay hướng về miền Trung tình nghĩa!
 
Dân ta đã mạnh tay, tuy nghèo, vẫn ủng hộ các đoàn từ thiện tự nguyện của dân; họ tin tưởng giao trọn những đồng tiền khó khăn như sự khó khăn của các anh chị đi bán vé số đã hưởng ứng. Ngay cả nước ngoài ủng hộ cũng chỉ qua các đơn vị từ thiện. Có người thầm mong đồ cứu trợ sẽ đến tận tay người dân mà sẽ không bị khó dễ như trước đây ở một số địa phương buộc đưa vào kho của xã để họ tự phân phối; cũng có nơi, sau khi đoàn từ thiện ra về, số tiền và quà nhận được, người dân phải đưa lại một phần cho địa phương.
 
Trong kinh Phật có nói đến cái nghiệp phải sống nơi biên địa, nơi khốn khó, cũng do cái nhân quá khứ, đó là bài học để cải thiện nhân lành hiện tại. Cho dù nhân thuận hay nghịch, quả nghịch hay thuận đều là bài học để tiến hóa nhân cách. Thế thì lũ hay nước mắt thương đau mà nhà Phật thường nói, nước mắt chúng sanh nhiều hơn biển cả, tất cả cũng chỉ là lũ của hiện tượng tương phản lũ của nghiệp thức. Lũ chồng lũ, nghiệp chồng nghiệp muôn đời là niềm đau trầm thống, tiếng thét vô thanh của chúng sanh trong tam giới.
 
Tam giới bất an do ba nạn: lửa, nước và binh đao, vậy ai vô tâm để sống mà hưởng thụ?

Theo Minh Mẫn - GNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.

  • Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?

  • Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.

  • Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

  • Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.

  • Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.

  • Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.

  • Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

  • Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!

  • Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

  • Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.

  • Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

  • Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

  • TRANG TUỆ

    “Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
                                       (Sophocles)

  • Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.

  • Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

  • Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.

  • Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.

  • Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.

  • Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.