ĐÔNG HÀ
Buổi sáng thật xanh và hiền (TCS).
Những ngày mưa mùa đông ở Huế lạnh, hiền từ và dai dẳng. Những buổi mưa ngồi trên ban công căn phòng ấy, nghe tiếng giọt mưa rơi xuống mái, mới tha thiết những buổi sáng thật xanh và hiền năm xưa người con trai ấy đã ngồi nơi đây.
Bức ảnh Khánh Ly tặng Gác Trịnh - Ảnh: dantri
Huế xưa giờ đã xa, không còn nhiều những ngày dịu dàng như thế. Mỗi bước ra phố kiều nữ đã phải quàng “khăn mohamed” trùm kín dung nhan, chàng trai đã nhuộm xanh nhuộm đỏ trên mái tóc. Con người nơi này bắt đầu cười nói rổn rảng. Cái tình trao nhau đã biết nhanh biết vội biết sòng phẳng toan tính cho bằng lòng nhau… Huế không còn nhiều nét cũ khiến người xưa đi đâu đó một hôm quay lại bất chợt thoáng nhói đau lòng. Nhưng can chi, Huế vẫn còn một chỗ…
Một chỗ phía dưới hàng cây long não tự xa xưa xanh mướt an nhiên sáng nay vẫn thật xanh và hiền. Ngồi đây nhìn ra, cây cầu bắc ngang sông như một nét mi ơ hờ khép nhẹ trên đôi mắt người xưa yêu dấu. Vẫn dòng sông chảy thật chậm như muốn chở quá khứ đứng lại, níu lại với thời gian. Đôi ba con chim sẻ vẫn lích rích nhảy nhót trên tàng cây nghe hân hoan một bài tình yêu không cần dịch thành nghĩa.
Và một chỗ ngồi. Ừm. Đôi khi một chỗ ngồi mà sao quá khó khăn trong thời buổi nhân loại kéo nhau qua cầu rầm rầm rộ rộ. Chỗ ngồi đó cần một nét quen, một chút yêu, một niềm thương mến cũ ngồi chờ mình ở đó. Thì về lại đây. Ngôi nhà xưa vẫn chờ đợi bước chân người quen dấu cũ.
Khi ngồi đây mình hình dung, có một ai về ngang qua, bước vào. Phía ngoài kia mưa gió, thì ở đây có chiếc khăn len mềm mại dịu dàng đang chờ đợi để được quàng vào cổ. Ấm như một vòng tay thiết thân để nghe yêu thương giản dị đang dâng lên trong hồn. Chỉ thế thôi là đủ cho một cuộc trở về. Những chiếc khăn không chỉ để quàng vai ấm cổ mà chúng còn làm ấm cả tâm hồn. Bởi với cuộc đời, không phải lúc nào cũng cần vui, mà chỉ cần một chút ấm áp là đủ. Thế thôi.
Nên căn gác ấy, dẫu người cũ đã kéo nhau đi hết, thì những người sau ngày ngày vẫn đến đây. Mỗi nếp sắp đặt vẫn cố giữ lại chút gì đấy của ngày tháng cũ, của dấu tích cũ, của hơi hướm cũ… Cho ngày sau, người xưa sau ghé qua đây vẫn còn bắt gặp chút lưu hương.
Nên một hôm dưới tàng long não xanh um, loài người kéo nhau về đây, nghe lách tách như tiếng chim sẻ nâu ríu rít hôm nào về đây dự hội. Đó là ngày đầu của tháng tư năm trước, trong nỗi nhớ Trịnh Công Sơn đã rời cõi tạm 12 năm, căn gác ấy lại mở cửa. Nhân loại xốn xang ra vô, ánh mắt nhìn vào những chỗ hư không để tìm cho ra nét quen đã từng thấy đã từng nghe đã từng biết… và bồi hồi khi gặp lại dấu vết ố mờ của một chút gì đấy đã từng thoáng qua trong tâm tưởng đang còn bám vào bức tường tưởng chừng vô tri vô giác mà lại thân thiết đến nhường kia. Ngày hôm ấy, những người bạn của thế hệ xưa sau đã bắt đầu mở cửa nơi đã từng ẩn náu của những người bạn thế hệ xưa trước.
Rồi từ đó, nơi đây hằng đêm đã ấm lên ngọn đèn vàng dìu dặt cùng tiếng hát của người ca sĩ liêu trai dắt những người bạn xưa trước về ngồi đâu đó trong tiếng tí tách của giọt cà phê trầm lặng. Nơi đây thành điểm hẹn. Từng đêm dìu dặt. Từng ngày cưu mang. Những tà áo tím Đồng Khánh có lối tìm về tung tăng dưới hàng long não xanh um gợi lại một khoảng trời tha thiết. Nhớ xưa, có một người con gái, trong tà áo màu nâu, mỗi năm mỗi khác, để khi chợt nhớ lại thì hình như tà áo nâu đã cao ngang gối… Mới biết, cái trí nhớ nhỏ nhoi nhưng đủ bao dung cả một thời người ta đã yêu đã nhớ.
Cũng từ đó, những sớm mai, những chiều muộn, căn phòng lại tràn ngập những đuôi mắt reo vui, những tiếng hát hân hoan khi được đứng đó hát lên tiếng yêu thương của một người đã từng ngồi dưới mái nhà này để viết lên cho nhân loại. Tôi nhớ Camille Huyền, cô Tôn Nữ xa xứ khi trở về lại, hát say mê đắm đuối, đầy yêu thương về những câu hát của người nhạc sĩ tài hoa kia đã từng ngồi đây viết. Căn phòng nhỏ chật ních người. Mà lòng tình thì hòa quyện lại với nhau một dịu ngọt khôn cùng.
“Cũng chẳng còn gì giữ lại anh nơi đây ngoài căn nhà này. Ánh cũng đã ở đó. Mỗi ngày dù mưa anh và Ý vẫn gặp nhau để nhấm tí rượu, uống tí cà phê” (30/10/1966)(*). Dòng thư cũ gửi một người yêu dấu cũ bỗng dưng lại trở thành nỗi đồng điệu của hằng bao tâm hồn ngưỡng mộ người nghệ sĩ tài hoa mà đâm ra tha thiết với mối tình của họ. Để rồi, một sớm mai về đây ngồi lại, giở những bức thư người con trai ấy đã gửi cho tình yêu của mình, thì bắt gặp sự giãi bày này. Vâng. Chính căn nhà này, nơi anh đã ngồi, nơi đã lưu lại cái nhìn về dáng vóc của một người con gái, nơi chờ đợi bàn tay gõ cửa của một người con gái, nơi chất chứa những tháng năm tuổi trẻ của những người bạn mà sau này họ đã trở thành sự quý giá của nhân loại, bây giờ, ngày tháng tiếp theo, vẫn đang có những chiếc ghế chờ đợi người xưa trở về, người sau tiếp đến, mà lưu giữ cho nhau một sự đẹp dịu dàng trong lòng thành phố thân yêu.
Gác Trịnh. Sáng thật hiền, 11/12/13
Đ.H
(SH300/02-14)
..............................................
(*) Thư tình gửi một người - Trịnh Công Sơn.
VĨNH QUYỀNXe vượt qua một khúc quanh, màu lúa xanh rờn đột ngột hiện ra phía trước. Chúng tôi vừa để lại đằng sau thành phố Huế cổ kính. Hai ngày qua, chúng tôi đã đi thăm và làm việc ở đấy.
ĐẶNG THỊ HẠNH Tùy bútVề cái thị xã cỏn con mà chúng tôi đến vào cuối đông năm ấy, ký ức tôi giữ lại còn bị giới hạn hơn nữa, do bao giờ không gian về một nơi nào đó ta giữ lại từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cuối cùng cứ hẹp dần lại để chỉ còn rút lại ở không gian ta quen thuộc nhất.
PHAN THỊ THU QUỲCách đây trên 80 năm, trên con đường làng ấy, đến tết, dưới hai bụi tre Là Ngà mát mẻ người ta thường đánh bài chòi. Một công tử họ Phan ở làng Đốc Sơ làm trong triều nội với chức Hàn lâm viện Biên tu, và một thiếu nữ họ Bùi con nhà giàu làng Đốc Bưu, ngồi bên chòi thành hai phe. Hễ công tử đi một con bài thì thiếu nữ trúng và ngược lại.
HÀ THÀNHChúng tôi chuẩn bị hành trang theo đoàn công tác đặc biệt của tỉnh Thừa Thiên Huế, sang làm việc với tỉnh Xa-ra-van nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Để chuẩn bị đón nhận các hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.
ĐỖ NGỌC YÊN(Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên Hiệp VHNT Thừa Thiên Huế)Vào một sáng đầu thu, tôi tìm đến khu tập thể Trung Tự, Hà Nội, nơi nhà văn Bùi Hiển đang sống cùng con cháu. Ông là một trong số những người đầu tiên tham gia thành lập Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên tháng 10 năm 1950, tổ chức tiền thân của Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế hiện nay.
NGUYỄN QUANG HÀ Hồi ký(Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên Hiệp VHNT Thừa Thiên Huế)
VŨ ĐÌNH HÒE Trích đoạn trong cuốn Hồi ký "Pháp quyền - Nhân nghĩa Hồ Chí Minh".
THÁI KIM LAN Viết tặng Lisa Eder
PHẠM NGỌC CẢNH Bút ký Sau này tôi mới biết cụ Đỗ Tất Lợi. Dành dụm mãi tiền sinh hoạt phí của một anh lính, tôi ra cửa hàng sách quốc văn. Mua một cuốn Nam dược... về đặt đầu giường như cái gối. Gối lên những kỷ niệm về cây, về lá để nhớ thương bà. Những trang viết về cây ngải cứu, cây thạch xương bồ, cây bồ công anh hay như những bài thơ. Những trang viết về củ nghệ, củ gừng, quả mướp đắng, trái me chua phúc dày như kinh Phật.
NGUYỄN TRỌNG TẠOKim Mai thân nhớ,Ngày giáp Tết, tôi về miền thơ ấu. Cây đa cổ thụ, ngôi miếu rêu phong vẫn đứng giữa đồng quê như đợi như chờ từ vạn kỷ.
NGUYỄN THẾ TƯỜNG Bút ký Dải đất Việt khi chạy dài vào tới miền Trung thì xép lại trong một khúc eo. Một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ che chắn. Một bên là biển rộng sóng vỗ bờ.
NINH GIANG THU CÚC Ghi chép Thuở còn bé tí tẹo tôi thường được người lớn kể cho nghe chuyện một anh chồng Cọp đi rước Cô mụ (nữ hộ sinh) cho chị vợ đang đau bụng đẻ.
TRÍ NHÂN Truyện kýNăm 1954, đa số cán bộ, đảng viên ở chiến trường miền đều tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chỉ có một số ít cán bộ, đảng viên cốt cán được bố trí ở lại trong vùng tạm chiếm để xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng đề phòng địch phá hoại Hiệp định đình chiến.
NHẤT LÂM Bút ký Năm 1948, từ đồng bằng huyện Triệu Phong, chúng tôi vượt quốc lộ 1A lên một xã miền núi, xã Phong An. Hồi ấy rừng bạt ngàn vô tận, xã Phong An chỉ cách thị xã Quảng Trị chừng mười cây số, do núi rừng ngút ngàn, mà trở nên xa vời như xứ sở lạ lùng ngàn dặm. Chúng tôi bảo nhau: đề phòng cọp từ bụi rậm vồ tươi như đùa. Nhìn núi cao và cây rừng trùng điệp, con người trở nên hồi hộp, lo sợ mơ hồ; lại đi ban đêm, đi lần đầu giữa rừng, sợ là tất nhiên.
HƯƠNG GIANG(Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”)
HOÀI NGUYÊNTiếng tiêu trầm của nỗi cô đơn...
TRUNG SƠNTrong số những con vật gần gũi với con người, con mèo không đứng vị trí thứ nhất thì cũng nhì. Chỉ riêng việc chú mèo có đặc quyền thỉnh thoảng "chung chăn" với con người lúc trời mưa rét cũng đủ để xếp chú đứng ở thứ bậc cao trong mối quan hệ với con người. Cũng vì vậy, trong thành ngữ và tục ngữ có nhiều câu nói đến con mèo ngẫm ra khá thú vị.
ĐOÀN MINH TUẤN Tùy bútĐã từ lâu lắm, nhiều mùa xuân đã qua, nhà văn Đoàn Giỏi có cho tôi mượn cuốn sách rất hay viết về "chó và mèo trên thế giới" của hai tác giả người Pháp Marlyse et Frange.
NGUYỄN QUANG HÀHầu như mỗi chúng ta chỉ biết Mai Xuân Hòa là nhạc sĩ. Anh đã ra mắt hai tập nhạc viết cho người lớn: "Nỗi đợi chờ", "Khát vọng",và hai tập cho thiếu nhi: " Những điều em thích", " Những ngôi sao đẹp".
PHAN THỊ THU QUỲ(Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”)