Dù thành văn hay bất thành văn thì đối với dân làng, hương ước vẫn rất hiệu lực, thậm chí hiệu lực còn nhanh nhạy hơn cả pháp luật của Nhà nước, bởi vậy mới có câu “phép vua, thua lệ làng”. Chuyện kể rằng ở làng Hà Trung (nay là xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) có Quan Tiên chỉ, người có công xuất tiền của, huy động dân làng đắp đập (đê) Bàu Ô, lấn phá Cầu Hai để tạo ruộng cho dân cày (rộng gần 2000 ha, nay dân xã Vinh Hà đang thụ hưởng). Khi con đê vừa hoàn thành, để bảo vệ con đê khỏi trâu băng, bò dẫm, ông cùng dân làng lập ra hương ước, thỏa thuận cùng nhau, nếu ai để trâu, bò của mình lên đê ăn cỏ thì con trâu, bò đó bị dân làng bắt giết thịt và gia chủ còn phải nộp phạt đủ để sắm xôi, rượu khao cả dân làng. Để hương ước được thực thi một cách nghiêm minh, ông ngầm sai gia nhân đánh một con trâu của nhà mình lên đê ăn cỏ, khi tuần đê phát hiện liền chạy đến báo cáo với Quan Tiên chỉ, ông vờ hỏi như quát: - Ai to gan, dám để trâu lên dẫm trên đê, trâu của ai? Tuần đê rụt rè, lễ phép: - Dạ thưa, trâu của Quan Tiên chỉ ạ! Ông liền hạ giọng: - Té ra rứa à! Pháp bất vị thân, dân làng cứ bắt trâu làm thịt, phần tui, xin nộp phạt theo lệ của làng, việc sai phạm của gia nhân, tui sẽ hành xử theo gia quy để răn dạy chúng. Sau bữa rượu, thịt vui say, dân làng bàn tán xôn xao, “trâu của quan mà còn như rứa, huống hồ là trâu của dân”, nên mọi người đều khiếp sợ, từ đó không bao giờ có ai dám cho trâu lên ăn cỏ trên đê, lệ làng đó còn hiệu lực đến cả hàng trăm năm, cho đến nay vẫn còn truyền tụng. Cũng chuyện gần xưa, thuở tui còn nhỏ, trâu bò từ nhà ra đồng, ra đôộn (động cát) chỉ được phép đi theo đường đã được quy định, mà thông thường là dọc theo dưới những lòng con khe, ý thức của người chăn dắt cũng biết phận mình, đi quen thành lệ, không bao giờ dám cho trâu bò đi lên trên đường xóm, đường làng. Xuân sang hạ chí, dân làng năm giới cùng đào khe, vét rãnh, vệ sinh đường sá, chặt cây tỉa cành cho đường sá sạch sẽ, thông thoáng, nước thoát dễ dàng để khỏi phá bờ phá đập. Theo ngày đã định, nghe ba hồi trống cả năm giới, nam phụ lão ấu tập trung, người cuốc kẻ cào, người mác kẻ rựa, mỗi người một việc, không ai bảo ai, thi nhau thực hành phận sự công dân của làng, các cụ cao tuổi thì chống gậy đi theo thốc trống, đốc chiêng, đôn đốc cháu con. Ngày tết tuy nghèo, nhưng làng trên xóm dưới đều vệ sinh quang đãng Ngày nay, dọc những con đường qua các miền quê, kể cả quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ hay đường xóm, đường làng, nhờ ơn Chính phủ và những người hảo tâm đa phần đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, nhiều lúc người ta bắt gặp cả đàn trâu, bò hiên ngang đi giữa con đường, chặn hết cả lối đi của khách bộ hành, người chăn dắt thì vẫn cứ thản nhiên như chẳng có chuyện gì, mặc cho khách bộ hành vô cùng run sợ; phân trâu, phân bò phóng uế bừa bãi giữa đường là điều không hiếm, thấy người xung điện bắt cá, hủy hoại môi trường thì cũng làm ngơ; thấy kẻ trộm chó mèo, vịt gà cũng không dám nói; người phàn nàn trách móc thì nhiều, còn người có trách nhiệm áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì sao mà quá hiếm, người có chức trách không phải lúc nào cũng gặp cảnh này, còn người mắt thấy tai nghe thì cũng không rảnh để đi cấp báo kịp thời với cấp có thẩm quyền nhằm tìm cách ngăn chặn, dân qua đường thì nghiến răng cầu mong cho sớm thoát cảnh ách tắc hành trình, dân địa phương trong xóm, ngoài làng ngó trước nhìn sau đều bà con quen biết, dù thấy điều sai trái, quá gai mắt chướng tai mà nói họ cũng cho là lẻo mép, xoi móc hương lân, chi bằng lặng tiếng im hơi cho yên thân và được tiếng là xóm giềng thân thiện, thế là mọi người cứ bỏ mặc, bàng quan, ai làm gì thì làm, miễn không đụng đến lợi ích của mình là được. Lệ làng là pháp luật của địa phương, thông thường, lệ làng do nhóm quan viên, trưởng lão trong làng khởi xướng, được cộng đồng cư dân đồng thuận đề lên thành lệ và có hiệu lực đối với cả cộng đồng, không miễn trừ cho bất cứ một ai dù là quan hay dân trong cộng đồng cư dân ở đó; quan viên, trưởng lão gương mẫu chấp hành thì dân tâm phục noi theo; quan viên, trưởng lão bất minh thì dân không tâm phục, thượng bất chính hạ tắc loạn, tâm không phục thì dù có bắt buộc cũng cố hành xử chiếu lệ cho xong, nhưng chủ yếu là ngầm chống đối nhằm phá vỡ những lề thói cũ. Ngày nay, nhiều nơi đã xây dựng hương ước của làng mình, thậm chí nhiều hương ước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng xem ra, việc thực thi cũng còn nhiều điều trăn trở. Phàm đã có quy định thì phải có chế tài, ai có công thì được thưởng, ai có tội thì phải hành, có như vậy mọi người phải tránh điều bị phạt, cố gắng lập công thì cộng đồng cư dân mới ngày càng gắn kết. Các hương ước hiện nay đa phần là nêu quy định, còn chế tài thì dựa vào pháp luật của Nhà nước, đề ra những chế tài mới thì sợ vi phạm pháp luật của quốc gia, còn những điều đã có chế tài xử phạt theo pháp luật hành chính thì cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính ở địa phương phải là chủ tịch UBND và trưởng công an xã hoặc chiến sĩ các cơ quan chức năng khi làm nhiệm vụ mới có thẩm quyền. Khổ nỗi, chuyện hương thôn đâu phải cái gì cũng chạy lên cáo với xã phường; các vi phạm trên huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ là chuyện của công an và của cơ quan chức trách giao thông; vi phạm trật tự, trị an trong xóm, trong làng là chuyện của công an thôn và của ông thôn trưởng, nhưng éo le là đâu phải vi phạm nào công an cũng bắt gặp, mà nếu có gặp thì cũng chưa từng thấy công an xử phạt kẻ giữ trâu, bò đa phần “quần rách áo ôm”, truy cho ra chủ của trâu, bò, nguồn nguy hiểm tự do rong ruổi trên đường để liên đới chịu trách nhiệm thì cũng chưa ai làm như vậy, còn như trưởng thôn bắt gặp trâu băng, bò giẫm trong đường xóm, đường làng thì cũng chẳng có quyền xử phạt được ai, giỏi lắm thì cũng nhắc nhở, khuyên răn lần sau đừng tái phạm; hành xử như vậy nên pháp luật bị nhờn, còn hương ước của làng ngày càng trở thành vô hiệu. Làm cách nào để hương ước được cộng đồng dân cư tôn trọng, có giá trị trường tồn, bền vững ở địa phương? Rất nhiều luồng ý kiến khác nhau như phải đưa các chế tài nghiêm khắc vào các hương ước của các làng, phải phân cấp cho tập thể dân làng phân xử những điều đã định ra trong hương ước, hoặc phải phân cấp cho cán bộ ở thôn bản có quyền xử phạt, phải giáo dục ý thức văn hóa cộng đồng, những người trưởng lão phải gương mẫu chấp hành và phải thường xuyên nhắc nhở cháu con làm điều phải, điều thiện, tránh điều ác, biết chung lưng đấu cật, chung tay góp sức xây dựng hương thôn... Văng vẳng bên tai điều lý giải giản đơn của người dân Hà Trung còn truyền tụng đến bây giờ: “trâu của quan mà còn như rứa, huống hồ là trâu của dân”. TÂM VĂN (265/3-11) |
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.
Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.
Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.
LÊ HOÀNG TÙNG
Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.
Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.
Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.
Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.
Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.
Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.
Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.
5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.
Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?
Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.
Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.
NGUYỄN THANH TÙNG
Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.
Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.
Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.
Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…