Nobel Văn học 2011: Khi thơ ca là những bản hoan ca

15:53 31/10/2011
TRẦN HUYỀN SÂMGiản dị, nhưng lay động và ám gợi một cách siêu hình, nhà thơ sống ẩn dật Tomas Transtromer đã được Hội đồng Hàn lâm Thụy Điển vinh danh giải Nobel văn học 2011.> Những nét gạch xóa của lửa

Chân dung Tomas Transtromer

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Giới bình luận báo chí trên Le Figaro đã thốt lên: “Đấy là một sự ngạc nhiên đối với người Pháp chúng tôi!(1). Vì sao? Bởi họ chờ đợi một cái tên như Bob Dylan - nhà thơ, họa sĩ và huyền thoại âm nhạc, hay Adonis - nhà thơ kiêm nhà hoạt động chính trị Syrie…

Kỳ thực, Tomas Transtromer đã nổi tiếng từ lâu. Những năm của thập niên 80, thơ ông đã được dịch ra hơn sáu mươi thứ tiếng trên thế giới. Dù ông sống ẩn dật, lặng lẽ trên một hòn đảo, sau cơn bạo bệnh vào năm 1990, nhưng những vần thơ sâu sắc, giàu tính suy tưởng, cách luận giải mới mẻ về con người và cuộc sống đã vang khắp thế giới. Người ta đọc thơ ông trên
métro, trong giáo đường…

Transtromer được giới thiệu ở Pháp bằng tuyển tập OEuvres complètes (1954-1994) de Tomas Transtromer, chuyển dịch từ tiếng Thụy Điển bởi Jarques Outin, do Nxb Le Castor Astral ấn hành vào năm 1996, với lời giới thiệu trang trọng của Marc Blanchet: “Đấy là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XX”(2). Còn ở Việt Nam, chúng ta được biết đến T.Transtromer từ năm 2000, qua bản dịch tiếng Pháp của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, do Nxb Văn học ấn hành. Và Tạp chí Sông Hương cũng đã từng hân hạnh giới thiệu một chùm thơ của ông vào năm 2006. Như vậy, T.Transtromer đâu phải là nhà thơ xa lạ với chúng ta!?

Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh Nobel cho Tomas Transtromer bởi tác phẩm của ông đã đặt ra những vấn đề lớn lao của thời đại: “về cái chết và lịch sử, về ký ức và thiên nhiên”. Transtromer được mệnh danh là bậc thầy của phép ẩn dụ/ Maitre de la métaphore. Thơ ông là kết hợp siêu hình, ám ảnh “Những bí ẩn của thơ ca cư trú trong sự kết hợp bất ngờ của một tầm nhìn rộng lớn và một giác quan chính xác” (Terre à ciel des poètes/ Poésie d'aujourdhui)(3).

Hình như Tomas Transtromer đã quyến rũ bạn đọc bởi ba điều đặc biệt: sự khắc khoải của nỗi đau tội lỗi; sự dồn nén của ngôn ngữ câm lặng; sự du dương của những bản thánh ca tràn đầy nhục cảm trần thế?

Khi thơ ca là lời sám hối cho những tâm hồn tội lỗi


Tomas Transtromer là một nhà thơ, kiêm nhà tâm lý học. Ông từng làm việc trong các tổ chức từ thiện để giúp đỡ cho những người bệnh tật và lầm lỗi. Đối diện với nỗi đau của mặc cảm tội lỗi, thơ ông là niềm thấu hiểu sâu sắc về cuộc đời và con người. Những hoạt động trong trại tập trung Roxtuna (cải tạo trẻ em phạm tội, giới nghiện ma túy) là dịp để Transtromer thể nghiệm thơ ca. Thơ ông đã cất lên từ những nỗi đau sám hối của loài người

Như khi ai đó đã chìm quá sâu trong giấc mơ
sẽ không bao giờ hắn có thể nhớ mình đã ở đó
lúc trở lại căn phòng.
Như khi ai đó đã ở quá sâu trong bệnh tật
những ngày tháng cũ trở thành những điểm nhấp nháy, một chùm,
lạnh lẽo và yếu ớt ở chân trời

(Đường ray)

Khi thơ ca vang lên từ chốn câm lặng…


Với T. Transtromer thơ ca là sự dồn nén của thế giới ngôn ngữ câm lặng (4). Trong chốn thâm u, huyền bí, thơ ca gợi ra niềm ẩn mật của tâm linh. Đối thoại với thế giới nội tâm, thơ ông đã đúc kết thành những triết lý sâu thẳm về thiên nhiên, con người giữa cõi nhân thế…

Ban đêm, bầu trời gào thét.
Không cho ai biết, chúng ta rút sữa từ hoàn vũ, để sống còn

(Những nét gạch xóa của lửa)

Phải chăng, cuộc sống ẩn dật khiến cho thơ ca của Tomas Transtromer có một sức quyến rũ riêng? Cú ngã đột quỵ vào năm 1990, làm cho Transtromer không còn diễn đạt ngôn ngữ như một người bình thường. Bàn tay phải cũng không thể cầm bút để sáng tạo như xưa. Trong nỗi đau câm lặng của bệnh tật, trong sự bất lực của niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, thơ Transtromer đã vang lên bằng một thứ ngôn ngữ dồn nén khắc khoải. Đó chính là sự bí ẩn, kỳ thú, mà chỉ những nghệ sĩ tài hoa, thượng đế mới ban tặng cho đặc ân này. Nỗi đau, sự khốn cùng, thường là nơi chốn để thơ ca, nghệ thuật thăng hoa. Ít ai viết thành công trong niềm hân hoan hạnh phúc. Đó cũng là một nghịch lý thú vị của nghệ thuật với cuộc đời này: Dostoievski viết trong cơn động kinh man rợ, Balzac viết trong chốn nợ nần vây quanh, Nietzsche viết trong sự khốn cùng của nỗi đau bị đàn bà chối từ…

Hơn một phần tư cuộc đời, Transtromer phải đối diện với cuộc sống bệnh tật. Lánh xa chốn nhân gian ồn ào, Transtromer đã biến nỗi đau riêng tư thành sức mạnh của ngôn ngữ thơ ca. Ám gợi, siêu hình và mang tầm triết học, thông qua những biểu tượng, Transtromer đã biểu đạt sự phong phú, kỳ bí của thiên nhiên và tâm hồn con người. Đó có thể là một thế giới bên kia, ngăn cách niềm giao cảm giữa nhà thơ với cuộc đời:

“Tôi đã viết cho các bạn thật ít ỏi. Nhưng những gì tôi không thể viết
đã phồng lên và phồng lên như một khinh khí cầu kiểu xưa
và cuối cùng trôi đi qua bầu trời đêm”

(Gửi những người bạn ở bên kia một biên giới)

Đôi lúc, trong những khoảnh khắc xao động, Transtromer đã hình dung về thế giới bằng một thứ ngôn ngữ mang màu sắc hiện sinh:

…Những kỷ niệm mơ hồ chìm xuống đáy đại dương
để sững lại dưới ấy - những pho tượng dị kỳ. - Xanh rêu
là cây nạng của mi. Kẻ
đi biển trở lại hóa đá.

(Trầm tư xao động)

Khi thơ ca cất lên giai điệu của âm nhạc…


Tomas Transtromer từng là một cây piano tài hoa. Ông am hiểu sâu sắc lĩnh vực âm nhạc, vì thế, thơ Transtromer tràn đầy nhạc tính. Có những câu thơ dìu dặt, réo rắt. Có những câu thơ kéo dài, ngân nga như những bản sérénade. Có những câu thơ đứt gãy, vỡ vụn, tan ra trong không trung…

…Rơi rơi
mọi hành động của chúng ta
trong như pha lê
không vào một đáy sâu nào hết
ngoại trừ ở bên trong chính chúng ta.

(Đá)

Tính triết lý, biểu tượng và sự du dương âm nhạc, là những đặc điểm làm nên phong cách thơ của Transtromer như các nhà phê bình Tây âu nhận xét.

Về con người Tomas Transtromer?


Chào đời vào năm 1931 tại Stockholm, nhưng lại sống gần như ẩn dật tại một hòn đảo, sau cơn đột quỵ oan nghiệt vào năm 1990. Trường trung học Latin Sodra và tấm lòng nhân ái của người mẹ là nơi nuôi dưỡng tâm hồn thi ca của Tomas Transtromer. Những vần thơ nhen nhóm, khi còn tuổi ấu thơ. Tập thơ gây chú ý với độc giả, khi Transtromer đang là sinh viên tâm lý học, 17 poèmes (17 Diker), do Nxb Bonners ấn hành 1954. Đó cũng là khởi phát cho sự nghiệp và niềm đam mê thi ca của Tomas. Năm 1956, ông nhận bằng cử nhân tâm lý học và được tuyển dụng vào Viện Kỹ thuật tâm lý của trường Đại học Stockholm. Tuy nhiên, Transtromer luôn bận tâm đến vấn đề nghệ thuật, thi ca và lịch sử. Chính điều này đã tạo ra một phong cách đa diện, phong phú trong nghiệp tác của Transtromer.

Mặc dù đau đớn trong bệnh tật, Transtromer vẫn miệt mài đam mê sáng tạo. Năm 2004, ông cho ra đời tác phẩm Bí mật của đời tôi. Ngoài ra, ông còn viết hồi ký. Tập Những kỷ niệm đang nhìn tôi, đã được bạn đọc quan tâm bởi hình tượng tự thuật là tác giả.

Ngoài giải thưởng Nobel cao quí vừa được vinh danh 10 - 2011, Tomas Transtromer đã từng nhận được nhiều giải thưởng đặc biệt khác, như giải: Bellmanpriset (1966), Prarque của Đức (1981), giải thưởng văn học quốc tế Neustadt của Mỹ (1990), giải Augustpriset năm 1996... Với những giá trị đã đạt được, Tomas Transtromer được đánh giá là một trong những thơ đương đại lớn nhất của thế kỷ XX. Transtromer đã góp phần quan trọng để làm nên diện mạo thơ ca của dân tộc Thụy Điển và thế giới.

Trên hết, thơ Tomas Transtromer là bản hoan ca về cõi nhân thế. Bằng tính quyền uy của ngôn ngữ, Transtromer đã mở ra những giới hạn về con người và cuộc đời. Lay động, run rẩy và khắc nghiệt, thơ ông đã đánh thức từng giác quan của chúng ta trong thế giới vô cảm của xã hội hậu hiện đại. Viện Hàn lâm đã trao giải cho Tomas Transtromer, vì lời xưng tụng con người bằng một thứ ngôn ngữ tuyệt đẹp đó.

T.H.S.
(273/11-11)


----------------
(1) Transtromer: “Une surprise pour nous les Francais”, Le Figaro, htt://www.lefigaro.fr/livres Các tư liệu trong bài được tổng hợp từ nguồn tiếng Pháp. Các bài thơ là bản dịch của Nguyễn Xuân Sanh. Chúng tôi có xem thêm bản tiếng Pháp của Jacque Outin trong tuyển tập OEuvres complètes (1954- 1994) de Tomas Transtromer, Éditions du Castor Astra, 1996.
(2) Le mensuel de la littérature contemporaine, htt://www.lmda.net/din/tit
(3) Terre à ciel des poètes -Tomas Transtrosmer, htt://terreaciel.free.fr/poetes/poetesttanstromer
(4) Le poète du silence, nguồn hh:/www.critiqueslibres.com






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐOÀN TUẤNThạch Lam qua đời cách đây đã hơn nửa thế kỉ. Ông để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm không lớn nhưng chúng đã trở thành một mẫu số vĩnh hằng trong văn học Việt Nam. Tiếc rằng chúng ta đã không thể lưu giữ một bức chân dung nào của Thạch Lam. Thậm chí mộ ông được chôn cất nơi nào, cũng không ai biết.

  • NHẬT CHUNG       (Đọc bài thơ XÓM LỤT của anh Phạm Xuân Phụng)Anh Phụng là bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế. Tôi tìm hết trong tuyển tập HAI THẬP KỶ THƠ HUẾ, chỉ duy nhất bài thơ này viết về cảnh lụt lội hàng năm vẫn xảy ra ở mảnh đất nghèo khó. Trong những ngày đau buồn, khi nước vừa rút, trắng bợt trước mắt tôi những bài thơ tình èo uột nỉ non ẻo lả, và đứng dậy trước mắt tôi một bài thơ XÓM LỤT.

  • PHONG  LÊBến không chồng - Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao trong thành tựu văn học Đổi mới. Không thuộc đội ngũ “tiền trạm” xuất hiện từ đầu những năm 80 như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuấn (sinh năm 1948) - người cùng thế hệ với anh (sinh 1949), đến tuổi 40 mới bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà chỉ 2 năm sau, Dương Hướng bỗng trở thành một “tên tuổi” với Bến không chồng, góp mặt cùng Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh làm nên một bộ ba sáng giá trong văn học mở đầu thập niên 90, năm năm sau khởi động của công cuộc Đổi mới.

  • HÀ QUANG MINHLTS: Liệu có phải văn hóa chỉ đơn thuần là văn hóa hay nói cách khác là chỉ chứa đựng các yếu tố văn hóa không? Câu trả lời chắc chắn là không. Văn hóa mang cả trong nó tính chính trị và kinh tế. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ nhắc tới tính kinh tế trong văn hóa mà thôi nhưng hy vọng nó sẽ đóng góp nhiều cho công cuộc xây dựng một xã hội văn minh hơn, công bằng hơn.

  • ĐỖ LAI THÚYVề Kinh Bắc với những hội hè, chùa chiền, với đồng chiều cuống rạ, dây bìm bìm, bí lông tơ, giun đất, con gà trụi, châu chấu.. làm người đọc nhớ đến dòng thơ viết về nông thôn, nhất là thơ Nguyễn Bính. “ Trong các nhà thơ cùng thời viết về nông thôn như Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ... có lẽ chỉ có Nguyễn Bính là nhận thức sâu sắc được sự thay đổi của thôn quê trước “ cuộc xâm lăng” của đô thị.

  • TRẦN VĂN TOÀN - NGUYỄN XUÂN DIÊN1. Ảnh hưởng của Thơ Đường đối với Thơ Mới là một vấn đề từ lâu đã được đề cập tới. Ngay từ năm 1942, Hoài Thanh- Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam mặc dù giành nhiều trang để miêu tả ảnh hưởng của thơ Pháp (đặc biệt là trường phái Tượng trưng) nhưng các ông đã trân trọng và có một chút hứng thú đặc biệt về ảnh hưởng của Thơ Đường đối với Thơ Mới (điều này được bộc lộ qua công phu miêu tả, khảo cứu và cụ thể hơn từ chính số lượng trang viết). Khi phân chia các dòng mạch Thơ Mới, Hoài Thanh- Hoài Chân nói tới dòng mạch chịu ảnh hưởng của thơ Pháp, dòng mạch mang tính cách Việt, đồng thời cũng nói tới dòng mạch chịu ảnh hưởng từ Đường thi.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN…Trong thời kỳ đổi mới xuất hiện nhiều tác phẩm cảm hứng phê phán rất mạnh. Có những quan điểm và giọng điệu phê phán rất khác nhau: xót xa và lo thương, căm uất và hằn học, tỉnh táo và điềm đạm... Cảm hứng phê phán mang tinh thần hài hước khoan hòa sẽ tạo một vị trí đặc biệt cho Nguyễn Việt Hà trong văn xuôi Việt Nam đương đại…

  • ALEXANDER GENISTrên thị trường Mỹ đã xuất hiện những cuốn sách điện tử đầu tiên. “Softbook” - một đĩa điện tử có màn hình bọc da. Sức chứa - 100 000 trang, trọng lượng - 15 kg, giá cả - 300 đôla cộng 10 đôla kết nối mỗi tháng. “Paketbook” giá 500 đôla, nhưng đi kèm với nó phải có máy tính cá nhân. “Dedicate Reader” - một sổ tay điện tử. Nó giống như một cuốn sách thực sự, có một màn hình kép chứa các bản vẽ, bản đồ, sơ đồ, bảng biểu. Giá là 1500 đôla. Như kinh nghiệm cho thấy, không ai thích đọc văn bản theo màn hình, vì thế tại viện nghiên cứu “Media-lab” người ta đang tìm cách chế tạo thứ “mực điện tử” - những cái bao hết sức nhỏ có thể tùy theo cường độ và hướng của dòng điện sắp xếp lại với nhau để tạo thành văn bản. Theo cách đó, gần như loại sách bằng giấy thông thường có thể được in lại - thay một nội dung này bằng một nội dung khác. Tờ “New York Times” viết: “Ngay giờ đây đã thấy rõ sách điện tử là điều tất yếu. Nếu như không phải là sự thay thế sách in, thì cũng là sự luân phiên nó”. (Theo báo chí)

  • TRẦN ANH PHƯƠNGCầm trên tay tập thơ "Người hái phù dung" của Hoàng Phủ Ngọc Tường tôi như đọc với chính mình giữa đêm khuya lặng lẽ bên ngọn đèn. Cảm nhận đầu tiên về thơ anh không phải thơ để đọc giữa chốn đông người hay ở trong hội trường lớn, thơ anh chỉ đến với người đọc khi chỉ còn lại một mình đối diện với chính mình, tìm lại mình trong những con chữ lan toả như từng đợt sóng, xâm chiếm choáng ngợp lòng người...

  • TRẦN THIỆN KHANH Inrasara nhập cuộc văn chương từ rất sớm. Ngòi bút của Inrasara chạm được vào những vấn đề cốt tử của nghệ thuật. Inrasara đã sống thực sự với đời sống văn chương đương thời.

  • HUYỀN SÂM - NGỌC ANH 1. Umberto Eco - nhà ký hiệu học nổi tiếng.Umberto Eco chiếm một vị trí rất đặc biệt trong nền lý luận đương đại của Châu Âu. Ông là một triết - mỹ gia hàn lâm, một nhà ký hiệu học uyên bác, một tiểu thuyết gia nổi tiếng và là giáo sư danh dự của trường Đại học Bologne ở Italia. Tư tưởng học thuật của ông đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến đời sống trí tuệ của sinh viên và giới nghiên cứu trong suốt nửa thế kỷ qua. Ông có mặt trong danh sách của hai mươi nhà tư tưởng đương đại lớn nhất thế giới, và cũng là ứng cử viên thường trực của Viện Hàn lâm Thụy điển về việc bình chọn giải Nobel văn học.

  • ĐỖ NGUYỄN VIỆT TƯ         (Nhân đọc thơ Hoàng Vũ Thuật)Trong con người cũng như trong vũ trụ luôn luôn hiện diện một mâu thuẫn bất biến, nhờ cái khối mâu thuẫn này mà nó tồn tại, phát triển và trở nên thống nhất. Con người luôn đi tìm chính mình trong một cuộc phiêu lưu vô định, không bao giờ bằng lòng với những cái đã có, bản ngã lúc nào cũng thôi thúc sáng tạo để tìm ra cái mới. Nhà thơ luôn đồng hành với cuộc phiêu lưu của những con chữ để đi đến những miền đất lạ, những vùng cảm xúc.

  • NGUYỄN KHOA BỘI LANSau mấy tháng mưa tầm tã và lạnh thấu xương, qua đầu tháng chạp âm lịch, toàn khu Hạ Lào bắt đầu tạnh. Mặt trời lại hiện ra đem ánh sáng sưởi ấm những khu rừng bạt ngàn từ Trường Sơn lượn xuống. Ở các suối nước không còn chảy như thác đổ, ở Xê Công dòng nước cũng đã trở lại hiền hòa. Các con đường lớn, đường nhỏ bắt đầu khô ráo.

  • TRẦN ĐƯƠNGTôi được làm quen và có quan hệ cởi mở với nhà thơ Tố Hữu từ mùa thu năm 1973, sau khi ông dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đức (DKP) họp tại thành phố cảng Hăm-bugr). Từ  miền Tây, ông sang Béc-lin, Cộng hòa Dân chủ Đức, theo lời mời của Bộ chính trị Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED) với mục đích thăm, nghiên cứu và trao đổi về công tác tư tưởng giữa hai Đảng.

  • TRẦN THÁI HỌCĐến nay, vấn đề giá trị nghệ thuật không còn là vấn đề thời sự được nhiều người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình về vấn đề này, vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên văn đàn gắn liền với những quan điểm triết học và mỹ học khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

  • HÀ VĂN THỊNH Trên trái đất này, có lẽ chỉ có các nhà thơ mới quan niệm cuộc đời là một trò chơi. Ngay cả Thánh Kinh, khi bàn về lẽ khởi - tận của kiếp người cũng phải than: thân cát bụi trở về cát bụi. Lời nguyền đó là tiếng kêu bi thương từ sâu thẳm của hàng triệu năm đau đớn để sống và, để chết. Từ ngày đầu tiên sinh ra loài người, Adams  đã phải dắt díu Éva trốn chạy khỏi Thiên Đường trong nước mắt và uất hận; đau đớn và tuyệt vọng; cô đơn và sỉ nhục... Đó là những điều ngăn cản việc biến cuộc đời thành một trò chơi.

  • NGUYỄN THAM THIỆN KẾ... Đức Phật, nàng Savitri và tôi sẽ là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của Hồ Anh Thái, đồng thời nó sẽ giữ ngôi vị lâu dài là tiểu thuyết duy nhất trong văn học Việt lấy cuộc đời giáo chủ Phật giáo làm nguồn cảm hứng. Và sẽ còn lâu lắm văn chương Việt mới có một nhà văn đủ tự tin cũng như tài năng để động vào bàn phím viết về đề tài này. Nó cũng sẽ là thời gian cộng trừ 20 năm, nếu như nhà văn nào đó bây giờ mới bắt đầu tìm hiểu văn hóa Ấn...

  • HOÀNG NGỌC HIẾNNhan đề của tập thơ khiến ta nghĩ Trần Tuấn đặc biệt quan tâm đến những ngón tu từ, mỹ từ của thi ca, thực ra cảm hứng và suy tưởng của tác giả tập trung vào những vấn đề tư tưởng của sự sáng tạo tinh thần: đường đi của những người làm nghệ thuật, cách đi của họ và cả những “dấu chân” họ để lại trên đường.

  • TRẦN ĐÌNH SỬTrong sáng tác văn học của nhà văn Lỗ Tấn, Cỏ dại  là tập thơ văn xuôi giàu tính hiện đại nhất xét về tư duy, tư tưởng và hình ảnh. Tuy nhiên trong một thời gian dài, phẩm chất nghệ thuật này đã không được nhìn nhận đúng mức.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Trích đăng Lời giới thiệu “Tuyển tập Minh triết phương Đông - Triết học phương Tây” của Hoàng Ngọc Hiến)