Những ngày xuân với Bác trên quê hương Cách mạng tháng Mười

14:45 11/09/2008
TRẦN ĐƯƠNG(Viết theo lời kể của một số cán bộ và sinh viên, học sinh Việt Nam, từng công tác và học tập tại Liên Xô)

Năm đó, chỉ mươi ngày trước Tết Nguyên Đán, Bác Hồ dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta dự Đại hội lần thứ 21 Đảng Cộng sản Liên Xô. Hoà cùng niềm vui của nước bạn, những người Việt Nam đang công tác, học tập ở Liên Xô càng phấn khởi được đón Bác kính yêu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc! Tuyết xuống dày đặc, trời lạnh giá, nhưng nghĩ tới những giờ phút ấy, ai cũng thấy ấm lòng.
Dường như hiểu thấu nỗi niềm của những đứa con, đứa cháu xa quê hương, Bác dặn Đại sứ ta: Các chú cố gắng tổ chức Tết thân mật, ấm cúng, vui vẻ trong không khí gia đình cho anh chị em đỡ nhớ nhà…
Sau khi tới Matxcơva, đến thăm cán bộ và nhân viên Đại sứ quán ta, thăm các cháu nhỏ Việt Nam đang học tại đây, như người Cha, người Ông thân yêu, Bác đã nói chuyện thân mật, thông báo tình hình thi đua lao động ở trong nước, về cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam và nhắc nhở mọi người phải luôn học tập, đoàn kết để cùng tiến bộ. Cán bộ và thiếu nhi ta sung sướng được thấy Bác - vẫn khoẻ mạnh, hồng hào, giọng nói ấm áp. Và họ tự hào theo dõi từng ngày hoạt động của Bác tại Đại hội. Trên diễn đàn Đại hội chiều ngày 29-1, Bác thay mặt Đảng ta đánh giá cao những thành công to lớn mà nhân dân Liên Xô  đối với Việt trong việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh. Tự đáy lòng mình, Bác Hồ của chúng ta nồng nhiệt chúc mừng Đảng và nhân dân Liên Xô trên chặng đường phấn đấu mới.
Hai ngày sau đó, Bác tới thăm Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lômônôxốp. Tại giảng đường, Người gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ và sinh viên ta học tập ở Matxcơva. Trong hơn một tiếng đồng hồ, Bác đã nói về nhiều vấn đề, trong đó có cảm tưởng của Người về Đại  hội lần thứ 21 Đảng Cộng sản Liên Xô:
“Bác đã tham gia nhiều Đại hội Cộng sản, nhưng Đại hội lần thứ 21 này của Đảng Cộng sản Liên Xô, ngoài những tính chất ấy còn có tính chất vui mừng trước những thắng lợi của hiện tại và trong tương lai… Mấy ngày nay, các đồng chí Trung ương Đảng Liên Xô, 1.375 đại biểu của Đại hội, thay mặt hơn 8 triệu đảng viên Cộng sản Liên Xô, cùng nhau họp mặt với các đại biểu của 70 Đảng anh em với 25 triệu đảng viên Cộng sản khắp thế giới, cộng lại là 33 triệu đảng viên Cộng sản, đó là một đội quân rất to lớn…”.
Trước khi kết thúc phần cảm tưởng, Người nói: “Các cô, các chú hãy tưởng tượng ra một cảnh rất vui vẻ trong tương lai: cảnh tượng một gia đình anh em trong một nhà, chỉ có một xu hướng là xây dựng hạnh phúc trên toàn thế giới”.
Về tình hình trong nước, Bác nói về bước tiến mới, những triển vọng của việc thực hiện ba năm phát triển và cải tạo kinh tế quốc doanh, về tầm quan trọng của việc xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, Bác nói:
- “Các cô, các chú, các cháu hay hỏi bao giờ thì thống nhất. Câu ấy khó trả lời mà cũng rất dễ trả lời. Nếu hỏi ngày nào, tháng nào thống nhất thì khó. Nhưng, ta nhất định thống nhất. Trước đây, ta kháng chiến, đánh lại kẻ thù lúc chúng đang mạnh hơn ta. Vậy mà ta thắng lợi. Đó là vì ta đoàn kết và quyết tâm. Bây giờ ta mạnh, ta càng nhất định thắng lợi, miễn là ta đoàn kết, quyết tâm. Muốn thống  nhất nhanh thì mọi người phải làm trọn và làm vượt mức nhiệm vụ giao cho mình. Ai ai cũng làm được như thế về cả ba mặt đó, bởi vì đoàn kết thì ta thắng địch thua, mà ta thắng, địch thua là thống nhất được”.
Cuối cùng, Người căn dặn:
- “Các cô, các chú là những người làm chủ xây dựng đất nước. Muốn làm chủ cho tốt thì phải học tốt, lao động tốt, sau này là công dân xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, không có người bóc lột người, mọi người sung sướng, vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người. Các cô, các chú phải xứng đáng trong thế giới ấy”.
Ngày 6-2-1959, tức 29 tháng chạp Âm lịch, Bác và các vị trong Đoàn tới dự bữa cơm tất niên với anh chị em cán bộ công tác tại mục tiêu. Ai nấy vô cùng sung sướng và vinh hạnh được mừng tuổi Bác kính yêu, chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu để lãnh đạo Đảng và nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng thống nhất nước nhà. Trong hơn một tiếng đồng hồ, Bác cùng vui Tết, nghe anh chị em trình diễn nhiều bài hát, bài thơ tự sáng tác để chúc thọ Bác.
Một chị cán bộ trong Đại sứ quán ta hát bài dân ca Thái nhan đề Công ơn của mẹ, bằng tiếng Thái, Bác nghe và tỏ ý hài lòng.
Bác hỏi chị: “Trước kia cháu ở Thái Lan à?”. “Thưa Bác, vâng ạ” - chị trả lời và cho biết chị là con một cán bộ từng hoạt động ở Thái Lan. Bác hỏi tên ông cụ, hỏi thăm tình hình gia đình và bà con Việt kiều ở Thái Lan, nơi Người đã có thời gian hoạt động cách mạng, dưới tên thân mật “Thầu Chín”…
Có một chi tiết làm mọi người rất cảm động. Chị hát xong, khi ngồi xuống, Bác hỏi:
- Cháu có thai phải không? Cháu mệt thì nên đi nghỉ…
Chị rất xúc động trước sự quan tâm của vị Lãnh tụ tối cao, chẳng khác người Cha thân yêu trong nhà. Bác tỏ vẻ rất hài lòng về chương trình văn nghệ do mọi người tự biên tự diễn đã nói lên tấm lòng biết ơn, tình cảm của những người con xa quê đối với vị Cha già kính yêu…
Đêm giao thừa, Bác Hồ đến vui xuân với các cháu nhỏ đang học tại Matxcơva. Lúc đầu, các em rất bất ngờ vì Người đến mà không báo trước. Lúc đó là 9 giờ tối, các em reo lên, sung sướng chạy ra đón Người. Người vui vẻ nói chuyện với các cháu nhỏ. Sau khi nhắc lại phong tục Tết của dân tộc ta, Người nói với các cháu:
- “Tết bây giờ khác trước rồi. Mùa xuân của chúng ta không phải là ba tháng mà dài hơn; gia đình, họ hàng của ta cũng đông hơn trước. Các cháu có biết vì sao không?”.
Không đợi các cháu trả lời, Người nói tiếp:
- “Vì gia đình chúng ta là xã hội chủ nghĩa. Bác không những chúc Tết các cháu mà Bác chúc Tết tất cả các cháu nhi đồng trong đại gia đình đó. Bác chúc các cháu mạnh khoẻ, cố gắng học tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt. Bác dặn các cháu nghe lời cô giáo, thầy giáo, yêu và kính cô giáo, thầy giáo, đoàn kết với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Liên Xô. Bác nhắc lại các cháu cố gắng học tập để sau này về phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, giúp sức xây dựng Chủ nghĩa cộng sản và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, để xứng đáng là người đã được Đảng, Chính phủ, nhân dân và thầy giáo Liên Xô săn sóc, dạy bảo, để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho Chủ nghĩa xã hội, cho Chủ nghĩa cộng sản mà các cháu đang làm và sau này các cháu phải làm. Bác hỏi các cháu: “Các cháu có làm được thế không?”.
Tất cả các cháu đều đáp to:
- Thưa Bác, có ạ!
- Có quyết tâm không?
- Có ạ!
48 năm đã đi qua, mỗi khi nhớ lại, những âm thanh rộn rã “có ạ” lại hiện về gợi lên nỗi lòng thương nhớ Bác trong lòng những “cháu” ngày ấy mà bây giờ là những mái đầu điểm bạc.
T.Đ

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Đi trên đường phố Huế bao giờ cũng có cái cảm giác êm ả. Nhất là mỗi lần từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, đến Huế, ta như vừa bất chợt gặp lại sự yên lành.

  • SONG CẦM  
          Bút ký  

    Với tôi, nước Nhật không những không xa lạ mà còn rất gần gũi. Tuy vậy, tám năm ở Nhật trước đây chưa phải là dài lắm để tôi đủ thời gian và cơ hội trải nghiệm tất cả.

  • PHÙNG SƠN

         Truyện ký

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Chúng tôi về Điền Lộc vào một ngày tháng năm, nắng hực trảng cát hun hút trải dài mùa biển.

  • NGUYỄN PHƯƠNG ANH

    LGT: Chu kỳ biến đổi khí hậu khiến thời tiết Huế mấy năm gần đây thay đổi rõ rệt. Huế ít lụt hẳn đi, thậm chí lụt cũng thay đổi chu kỳ lụt, ai đời như năm nay, lụt (tiểu mãn) vào tháng hai ta.
    Lụt Huế thay ngày tháng năm, nhưng ký ức thì khó phai mờ, như tùy bút dưới đây…

  • HÀ LINH

    1.
    Con đường xa tắp. Chuyến đi xuất phát với lòng tin nơi đến là cuộc hành trình từ bỏ hạnh phúc con người.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   


     Bút ký  

    Ngắm những ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ cả thung lũng, ít ai nghĩ rằng cái tên Mù Cang Chải theo tiếng người H’Mông có nghĩa là làng Cây Khô.

  • Lời người sưu tầm: Có những người xuất hiện với tác phẩm đầu tay như một ánh chớp, gây xôn xao và hâm mộ trong bạn đọc một thời nhưng rồi sau đó, mặc dầu cũng có một sự nghiệp văn học, có hàng bao nhiêu trăn trở tìm tòi, rồi cũng có dăm bảy, thậm chí hàng chục tác phẩm tiếp theo nhưng không sao tìm thấy được sự khởi sắc sâu đậm như tác phẩm ban đầu.

  • HÀ KHÁNH LINH
                    Bút ký

    Trường được thành lập từ năm 1963.
    Thầy và trò lần lượt ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay chỉ còn sót lại hơn một nửa, tìm cách liên lạc với nhau mãi mới thực hiện được một chuyến trở về tìm lại dấu tích mái trường xưa - giờ đã nằm sâu vào lãnh thổ nước Lào...

  • PHƯƠNG ANH 

    Tôi thường chọn cho mình những phút giây lặng lẽ, bình yên của những ngày vào thu ở một góc quán vắng để ngắm nhìn dòng xe xuôi ngược, mỗi chuyến xe là một cuộc đi.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có ai sống với nhau tròn trăm năm không? Bởi tuổi của đời người mong manh, chẳng ai chờ ai, rồi lại nghĩ mình có ngộ nhận chữ nghĩa trăm năm đó không?

  • PHI TÂN
         Bút ký

    Phá Tam Giang trải dài theo hướng từ Bắc vào Nam, song song với bờ biển từ huyện Phong Điền cho đến huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), được chảy vào bởi ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG
                   Truyện ký

    "Kiến Giang nước chảy một dòng
    Bên bồi bên lở đau lòng hay chưa
    "
                           (Ru con Lệ Thủy)

  • VI THÙY LINH

    Trong các phần của cơ thể con người, tóc thuộc về ngoại hình mà câu chuyện tóc liên quan, ảnh hưởng tới nhiều mặt, từ mỗi con người tới lịch sử nghệ thuật, xã hội. Tóc rụng hằng ngày nhưng mấy ai thương tóc. Đời tóc đi qua những đời người.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                             Bút ký

    Bạch Mã có mối lương duyên thuần khiết với mây, đến cái tên gọi cũng bắt nguồn từ những áng mây quanh năm quần vũ trên chóp núi.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ
                        Bút ký

    Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và giác ngộ.

  • PHƯƠNG ANH

    Tôi đã từng nhìn vào ánh mắt của những người đàn bà, những người mẹ; những đôi mắt luôn ẩn giấu những câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Bởi cuộc đời họ dường như chẳng có lấy được một phút giây thanh thản để tự hỏi rằng: Mình là ai?

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Tết về là gói bánh tét. Thế mà bây giờ cái mặc nhiên ấy không còn là mặc nhiên. Cái ông già tuổi đã cổ lai hy cứ nhớ vẩn vơ chuyện ấy mỗi khi Tết về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Đi qua miền sơn cước lớp lớp mây mù giăng trên những đầu núi, vượt đèo A Co, những cơn gió đông của A Lưới heo hút, lạnh băng xộc từ những hẻm núi sâu táp sa mặt mũi.

  • LÊ THỊ MÂY
             Bút ký

    O tôi đã gần tám mươi tuổi. Thuở con gái o đã từ chối đôi ba đám trai làng đội cau trầu đến ngõ dạm hỏi. Ở vậy không chồng con, o sớm tối vào ra một mình, cửa nhà heo hút.