Những ngày thơ tại Hà Nội

16:50 20/01/2009
VÕ THỊ XUÂN HÀVào rằm tháng Giêng năm 2003 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức long trọng. Mở đầu bằng lễ kéo Lá cờ Thơ, rồi ngâm đọc bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh. Sau đó là các chương trình giao lưu thơ với công chúng, đọc những bài thơ hay nhất của đất nước, ngâm thơ, bình thơ v.v…

Từ đó đến nay, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức được 6 Ngày Hội Thơ Việt Nam (sắp đến Ngày Hội Thơ lần thứ 7). Và trên blog lịch hàng năm hiện nay của Việt Nam, vào ngày rằm nguyên tiêu, có đề rõ: Ngày Hội Thơ Việt Nam.
Như vậy, Ngày Hội Thơ Việt Nam đã trở thành ngày lễ hội thơ chính thức của dân tộc Việt Nam, một dân tộc yêu chuộng hòa bình và rất yêu thơ.
Và cũng mặc nhiên, Thủ đô Hà Nội đã trở thành nơi tụ hội đông đảo nhất cả nước những gương mặt thơ, giọng điệu thơ, những trào lưu và những khuynh hướng thơ…

NHỮNG GƯƠNG MẶT THƠ VÀ NHỮNG GIỌNG ĐIỆU THƠ
Sẽ là khiếm khuyết nếu trong khuôn khổ bài viết này lại liệt kê danh sách các nhà thơ Việt từ cổ chí kim. Việc này đã có Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt thường xuyên cập nhật. Chí ít, hiện nay các bác trong Hội đồng vẫn đang bàn tính chọn ra chừng 300 gương mặt nhà thơ để đưa vào cuốn thơ dự định cho kế hoạch “liên danh Đông Nam Á” (chữ dùng của người viết) sắp tới. Và hàng năm vào Ngày Hội Thơ Việt , các câu thơ hay của chừng vài chục nhà thơ vẫn được chọn để viết lên bóng bay, thả lên trời.

Các nhà thơ trẻ vẫn tiếp tục lên ngôi. Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh, được giới trẻ tò mò săn lùng, hiện diện trên thơ đàn cả chục năm trời. Nhưng chính kiến khi xét kết nạp chị vào Hội Nhà văn Việt Nam lại rất chênh giữa quan điểm khắt khe cá nhân nhà thơ của Hội đồng Thơ với quan điểm cởi mở hơn về tài thơ của Ban Nhà văn Trẻ. Hay như Nguyễn Vĩnh Tiến, người góp phần làm sôi động Sân Thơ Trẻ mấy năm liền (cùng Vi Thùy Linh), được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt lại là từ việc anh phổ nhạc thành công, thể hiện thành công bài hát “Bà tôi”. Những giọng điệu thơ mang sắc núi như Bùi Thị Tuyết Mai, Tằng A Tài, Chu Thị Minh Huệ… hay những giọng điệu thơ mang nhịp điệu @, interrnet, hậu hiện đại, tân hình thức như Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Lê Vĩnh Tài, Nguyệt Phạm, Dạ Thảo Phương, Trang Thanh, Hồ Huy Sơn, Đoàn Văn Mật… đã phả hơi thở mới hòa cùng nền thơ Việt Nam, và xuất hiện trên nhiều sạp thơ Hà Nội.
Không chịu thua cánh nhà thơ có danh, có độc giả, thường xuyên được báo chí chính thống đăng tải thơ, những Câu lạc bộ Thơ dành cho người yêu thơ của rất nhiều tầng lớp trí thức, doanh nhân, công nhân, bộ đội, sinh viên… ra đời. Họ lao động, sản xuất và làm thơ, mỗi khi in thơ thường chấp nhận mua sách thơ in chung, không nhận nhuận bút. Điển hình của phong trào này là sự hoạt động rầm rộ lan từ Hà Nội ra khắp các tỉnh thành trong cả nước của Câu lạc bộ Thơ Việt , với hàng ngàn hội viên, do nhà thơ Bành Thông làm “Chủ soái”.

NGÀY THƠ TIẾP NỐI
Sau Ngày hội Thơ Việt Nam tại Văn Miếu, nhiều đơn vị, tổ chức tại Hà Nội cũng tổ chức những Đêm Thơ. Chẳng hạn Đêm Thơ của Hội Nhà văn Hà Nội, thường kết hợp với một Khoa của một Trường đại học như Khoa Văn – Đại học KHXH & Nhân văn. Các tổ chức như Hội đồng Anh, Espace – Pháp… thường mời các gương mặt Thơ trẻ trình diễn trong các chương trình Trình diễn Thơ của họ. Các trào lưu và khuynh hướng thơ được nhân lên, nhấn mạnh và nhận được xúc tác nhiều chiều từ phía độc giả như: Hậu hiện đại - Tân hình thức - Không vần - Cổ điển - Thiền…
Chính nhờ trào lưu trình diễn thơ diễn ra tại các điểm văn hóa, mà năm 2008, tại sân Thái Học, Ban Công tác Nhà văn Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam đã cùng các nhà thơ và các cộng tác viên quyết định tổ chức Trình diễn Thơ tại Sân Thơ Trẻ 2008. Cuộc Trình diễn Thơ này khá thành công, để lại dư âm cho độc giả yêu thơ và tạo nên một sắc diện thưởng thức đa chiều cho thơ.

Năm 2009, lễ hội thơ Việt Nam tại Văn Miếu và nhiều nơi khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận vẫn đang được chuẩn bị tích cực, dù cơn bão giá đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tài chính cho Ngày Hội Thơ Việt Nam.
Sân Thơ Trẻ sẽ đưa ra trình diện trước công chúng khoảng hơn mười nhà thơ trẻ, chưa từng góp mặt trên Sân Thơ Trẻ tại Văn Miếu lần nào. Lô gô Sân Thơ Trẻ sẽ được mang sắc thái hiện đại.
THƠ TRẺ 2009
360°! 
V.T.X.H

(nguồn: TCSH số 240 - 02 - 2009)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)