THANH HẢI
Hồi ký
Tháng 10 năm 1962, tôi được vinh dự đi trong đoàn đại biểu mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Lần đó một vinh dự lớn nhất của chúng tôi là được gặp Hồ Chủ Tịch.
Ảnh: internet
Là một người hoạt động ở miền Nam, cũng như những anh em khác, niềm ao ước được gặp Bác ở trong tôi thật thiêng liêng. Có khi thành chiêm bao. Có khi thấy mình như không thể nào có được vinh dự lớn lao đó. Nhưng niềm mơ ước đó đã thành sự thật.
Sáng 21-10-1962, sau hai ngày đến miền Bắc, chúng tôi được đến gặp Bác... Bác tiếp chúng tôi ở vườn hoa phủ Chủ tịch. Khi chúng tôi ngồi vào bàn thì Bác chưa đến. Lát sau, đúng 7 giờ, thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ về phía Chủ-tịch phủ khẽ nói: “Bác ra!”. Anh Hiếu và tôi cùng nhìn về phía ấy. Từ xa chúng tôi thấy Bác bận bộ áo quần nâu, khoác áo kaki, tay cầm tờ báo. Lúc đó không gian vô cùng trong sáng và im lặng. Tôi nghe rõ cả tiếng sỏi lạo xạo dưới chân Bác. Tôi đứng dậy, ước mong Bác mau đến để ôm chầm lấy. Bác Hồ kính yêu mà tôi chỉ xem qua sách, nhìn qua ảnh, nghe tiếng nói qua đài phát thanh bây giờ đây rồi, đang ôm lấy anh Hiếu, ôm lấy tôi. Tôi cứ ngỡ là đang mơ. Tôi nhìn kỹ từng sợi râu, đám tóc của Bác.
Ngồi vào bàn, Bác hỏi anh Hiếu về chuyện đi thăm các nước. Bác hỏi anh Hiếu đã đi mấy nước, làm việc có mệt không v.v... Sau khi nghe anh Hiếu nói, Bác cười, xoa tay bảo:
- Chú mới đi sáu nước, mỗi nước ở lại một tuần, nửa tháng. Còn Bác đi mười hai nước, mỗi nước ở ba ngày, bốn ngày, nào là đọc diễn văn, hội đàm, mít-ting v.v...
Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ vào tôi và hỏi Bác:
- Bác biết chú này?
- Biết, có đọc rồi.
Bác hỏi tôi có gặp Giang Nam không. Bác bảo Giang Nam viết có tình. Hôm đó chúng tôi được vinh dự dâng lên Bác những tặng phẩm của đồng bào miền Nam - trong đó có tập thơ anh Trọng Tuyến chép bằng tay. Trước khi hy sinh anh Trọng Tuyến có một ước mơ duy nhất là được gửi kính tặng Bác tập thơ viết bằng tay của anh. Ước mơ đó của anh hôm nay đã đạt. Bác cầm tập thơ, hỏi chúng tôi về anh Trọng Tuyến. Khi nghe chúng tôi thưa anh đã hy sinh, Bác lặng đi một lúc.
Hôm gặp chúng tôi, vì là đoàn đại biểu Mặt trận lần đầu tiên ra thăm miền Bắc, nên Bác hỏi nhiều về phong trào đấu tranh, về tinh thần sinh hoạt, chiến đấu của đồng bào, chiến sĩ. Chính trong buổi gặp này Bác đã nói câu nói nổi tiếng làm xúc động hàng chục triệu trái tim chúng ta. Khi chúng tôi dâng lên Bác các tặng phẩm, Bác nhận xong, Bác đưa tay lên trái tim mình:
- Bác chẳng có gì tặng lại cả, chỉ có cái này thôi. Nghỉ một chút Bác nói với một giọng rất xúc động: Miền Nam Việt Nam ở trong trái tim tôi.
Suốt ngày hôm đó và cả mãi mãi sau này mỗi khi nhớ lại câu nói đó tôi cứ bồi hồi mãi. Miền Nam ở trong trái tim Bác, trái tim Bác lớn quá, mênh mông quá, chứa cả bao nỗi khổ đau nhưng cũng bao nhiêu quật cường, anh hùng, chí khí. Miền Nam, nơi cả loài người đang hướng về, nằm trong trái tim của vị anh hùng dân tộc, của Bác kính yêu.
Mấy hôm sau, đến thăm kỳ họp của Quốc hội, chúng tôi lại được gặp Bác một lần nữa. Lần này nghe đâu trước khi chúng tôi vào, Bác điều khiển các vị đại biểu quốc hội lên ngâm thơ vui lắm. Sau khi chủ tịch Trường Chinh đọc diễn văn chào mừng, giáo sư Nguyễn Văn Hiếu đọc đáp từ, các đại biểu quốc hội ra nghỉ ở Phòng Gương. Trong lúc các đại biểu đang vây quanh chúng tôi hỏi chuyện miền Nam thì Bác đến. Bác kéo tôi đến gần bên rồi nói:
- Các chú có biết chú này không? Chú này là miền Nam trọ trẹ đây. (Ý Bác nói người Trị Thiên)
Nói xong Bác cười và bảo tôi ngâm cho Bác nghe một bài thơ. Thật bất ngờ. Tôi đang bồi hồi, xúc động nên không biết đọc bài gì. Bỗng tôi nhớ ra: “Cháu nhớ Bác Hồ”, một bài thơ tôi làm bên bến Ô Lâu. Nhưng ngâm đến câu:
"Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn", tôi quên mất. Bác thấy tôi quên liền ôm tôi hôn.
- Đấy! Hôm nay Bác hôn thật đấy!
Trời ơi, tôi sướng quá và may làm sao một nhà nhiếp ảnh đã kịp ghi lại phút thiêng liêng đó. Đến hôm nay mỗi lần mở tấm ảnh ấy ra tôi vẫn thấy còn như ấm hơi Bác...
Những lần gặp Bác hồi đó, Bác ít đủ có thì giờ để hỏi riêng tôi hay dạy bảo tôi về việc viết lách. Có khi Bác hỏi: Chú viết được những gì? Ở miền Nam chú viết như thế nào? v.v... Nhưng có một lần, Bác nói một câu mà tôi nhớ mãi, lấy làm bài học cho mình. Khi đó Bác tặng anh Hiếu một cuốn Europe (châu Âu) số đặc biệt đăng toàn tác phẩm Việt Nam, trong đó thơ Bác được dịch và đăng ở đầu. Nhân đó tôi cũng muốn khoe với Bác một chút. Tôi thưa:
- Thưa Bác trong này họ cũng có dịch thơ cháu. Tôi tưởng Bác sẽ khen, không ngờ Bác hỏi:
- Ừ chú thì cứ đọc thơ chú, có đọc thơ ai!
Tôi biết Bác có ý phê bình, không nên đề cao mình, không nên chỉ biết có mình mà không đọc tác phẩm, không học hỏi anh em khác.
Được lớn lên trong cuộc chiến đấu ở miền Nam, được rèn luyện trong cuộc chiến đấu đó, do những cảm xúc mãnh liệt đầu tiên mà tôi làm thơ, tôi không ngờ được vinh dự lớn lao là gặp Bác. Tôi vẫn nhớ lần Bác hỏi tôi về chuyện vợ con như một người cha hỏi đứa con trai lớn đi xa về, Bác bảo tôi học Bác gì thì học chứ đừng học chuyện đó. Bác khuyên tôi nên lấy vợ như thế nào. Bác ơi, sao Bác lo cho chúng cháu ân cần, tỉ mỉ thế. Còn Bác? Sao Bác chẳng lo gì cho Bác cả và cũng chẳng cho ai lo gì cho riêng Bác cả.
Bác mất rồi! Những anh chị em làm công tác văn nghệ ở miền Nam, cũng như đồng bào miền Nam ước ao được gặp Bác, nay không thỏa được ước mơ rồi. Tôi nhớ đến những dòng nước mắt của Liên Nam, Thu Bồn, Xuân Hồng, Phan Tứ v.v... hôm truy điệu Bác. Chúng tôi nói với nhau: Phải viết gì? Phải viết gì về Bác bây giờ? Phải viết gì để thực hiện lời di chúc của Bác.
Thưa Bác, cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam anh hùng lắm. Chúng cháu được cách mạng phân công cầm bút, được lớn lên trong thế hệ Hồ Chí Minh vĩ đại, chúng cháu nguyện làm theo lời dạy của Bác:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
đóng góp phần mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
T.H
(TCSH42/04&05-1990)
PHẠM THỊ CÚC
Chú tên là Đô, người làng Thanh Thủy, nhưng không phải làng Thanh Thủy Chánh có Cầu Ngói, mà là Thanh Thủy Thượng, bây giờ gọi là Thủy Dương, cùng quê với nhà thơ Phùng Quán. Chú không phải là nhà thơ nên ngất ngưỡng kiểu khác, đặc biệt hơn.
NGÔ THỊ Ý NHI
Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.
Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)
PHẠM THUẬN THÀNH
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).
TÔN THẤT BÌNH
BÙI KIM CHI
Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
NGUYỄN DƯ
Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.
PHI TÂN
Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)
HỒ NGỌC DIỆP
Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019)
PHẠM HỮU THU
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.
ELENA PUCILLO TRUONG
(Viết cho những người bạn cầm phấn)
Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
NGUYỄN XUÂN HẢI
ĐÔNG HÀ
33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế
NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.