Những kẻ văn minh

09:34 07/09/2018

CLAUDE FARRÈRE

Những kẻ văn minh là tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Claude Farrère (1876 - 1957) đã nhiều năm sang Việt Nam mô tả vạch trần và lên án sâu sắc chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương trong hơn 80 năm đô hộ.

Nhà văn Claude Farrère và tiểu thuyết "Les Civilisés"- Ảnh: internet

Họ là những nhà cai trị, những luật sư, trùm thuế, bác sĩ, chủ sòng bạc bê tha trụy lạc, con đẻ chính thống của chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp được đưa sang cai trị nước Việt Nam.
Những kẻ văn minh ra đời ở Paris đầu những năm 1900, đã trải qua nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và cuối cùng đến tháng 12 năm 1905 đã được Viện Hàn lâm Pháp trao giải thưởng Goncourt danh giá.
Dưới đây,
Sông Hương xin giới thiệu đoạn 1 trong cuốn tiểu thuyết này của dịch giả Lê Trọng Sâm.   



Những kẻ văn minh

1.
Trên sân, giữa ngôi nhà và hàng rào sắt, cạnh những cây phượng vĩ lớn tỏa bóng mát, hai tay kéo xe Bắc kỳ đẩy chiếc xe sang trọng mới sơn có dát bạc, nửa thân trên của họ nằm đúng giữa hai càng xe ghếch lên trời theo hướng mũi tên. Họ đang đợi ông chủ, đứng yên như hai pho tượng mặc áo lụa. Chiếc xe và hai người kéo làm thành một bộ sậu đỏm dáng đẹp như tranh giữa đất Sài Gòn. Nơi đây, những em gái nhỏ đi một mình cùng ngồi chung xe với người lớn. Nhưng ông đốc tờ Raymông Mêvil này hay có tính kỳ quặc. Có người nói ông ta còn có một chiếc xe ngựa với đôi ngựa thường hay bon nước kiệu. Thiên hạ quanh đây còn cho ông ta là một con người độc đáo thích đi xe có người kéo, việc này phạm vào kiểu cách ăn chơi xa hoa đương thời ở đây.

Bốn giờ chiều. Mọi người vừa thức dậy sau giấc trưa. Ông bác sĩ thường không tiếp bệnh nhân đến khám muộn, đây là một biện pháp kín đáo trong một xứ sở có những con đường vắng người cho đến khi trời sắp tối. Hôm đó, ông ra khỏi nhà sớm, không phải để đi dạo chơi như thường lệ trước bữa ăn tối nhưng là một cuộc đi thăm bán chuyên nghiệp mà ông thích làm cách quãng, chiến thuật này đã trở nên rất hiếm.

Một congai(1) có búi tóc láng lẩy đến mở cửa, nói vài câu bông đùa ngọt sớt với hai người kéo xe và bỗng nhiên im bặt. Ông chủ sắp đi qua. Ông bước xuống bậc thềm với bước đi nhè nhẹ dù đã hơi kéo lê ngón tay trỏ vuốt nhẹ vào hai chiếc vú cô gái qua chiếc áo lụa màu đen và bước lên chiếc xe nhỏ, hai tay kéo chạy ba chân bốn cẳng để ngọn gió mạnh làm mát khuôn mặt người phương Tây này.

Qua các khe hở cửa sổ nhỏ thường đóng kín chống nắng trời, các bà nhìn và ca ngợi bộ trang phục màu trắng rất đẹp có viền tím rất kiểu cách của vị bác sĩ, ca ngợi vẻ đẹp của người đang đi dạo lôi cuốn hơn quang cảnh xa hoa quanh đây. Bác sĩ Mêvil được các bà yêu mến vì trước hết ông yêu mến họ và chỉ yêu mến mà thôi. Hơn nữa, bởi vì ông đẹp, một vẻ đẹp làm các bà luống cuống một vẻ đẹp nhuốm máu xác thịt và lẳng lơ sổ sàng kiểu phương tây. Da ông trắng với đầu tóc hoe, đôi mắt màu xanh đậm mở to và một khuôn miệng nhỏ màu đỏ. Dù đã qua tuổi ba mươi, ông tỏ ra còn tuổi thiếu niên và tuy to béo người ta nói ông còn mảnh mai. Bộ râu mép dài và sáng làm ông ta giống hệt một người Gôloa(2) đang tàn lụi mà thời gian sẽ làm ông tinh tế và nhuần nhị hơn.

Quả là một sự giống nhau ngẫu nhiên. Mêvil huênh hoang khoe mình là một người văn minh rất đúng nghĩa đến mức toàn bộ những dòng máu của mọi nguồn cội trên trời chắc chắn đã được hòa trộn trong mạch máu ông ta.

Xe kéo lướt qua những hàng cây bên vệ đường tránh được những tia nắng mặt trời rọi chọc xuống như chúng cũng lại gây chết người như lưỡi chày bằng sắt. Ông chủ chỉ đường cho hai người kéo với đầu chiếc can. Muốn họ dừng lại, ông la to: “Đến rồi!” vừa đập đập vào vai họ. Tất cả lẫn vào khu vườn ngay trước tòa nhà biệt thự. Suốt chiều dài hàng rào sắt, nhiều xe đang đợi với những cậu con ngựa An Nam chỉ cao bằng đôi ủng cao của họ, tay bám chặt chiếc hàm thiếc ngựa.

- Ừ - Mêvil nói - hôm nay là ngày của cô bé thương yêu đây, suýt nữa quên mất.

Ông ngập ngừng, nhún đôi vai, lật tìm tập danh thiếp trong túi, xem lại những gì còn bên trong, hóa ra còn nhiều thẻ tín dụng của ngân hàng Đông Dương. Ông ném chiếc can xuống đất, một cậu bé chạy tới nhặt lấy và ông bước vào.

Một ngôi nhà cũ khá rộng xông lên trăm phần trăm mùi vị thuộc địa. Hai phòng đợi dẫn tới một hàng hiên với những tấm sáo dày. Toàn khu nhà khá rộng ta có thể bị lạc và cao lên như một nhà thờ đạo, những chiếc cột không cao tận trần nhà, làn hơi âm ấm tỏa ra dưới các bộ rầm gỗ. Bên dưới lại mát mẻ, các đồ vật đều bằng gỗ gụ cẩn xà cừa đặc mùi bản xứ.

Giữa tiền sảnh, Raymông Mêvil chạm vào một người đang đi ra, một nhân vật quan trọng mày râu nhẵn nhụi, màu da vàng nhạt, cử chỉ khá nặng nề. Đây là vị chủ nhà Ariét, luật sư ở Tòa án thành phố. Hai người thắm thiết bắt tay nhau. Khuôn mặt buồn của ông luật sư lảng tránh đi nụ cười chúc mừng không phải để tôn vinh vị khách của ông ta.

Minh họa: Đặng Mậu Tựu


- Ông bạn yêu quý, nhà tôi đang ở đây - ông nói - tốt quá khi bạn đến đây thăm bà nhà tôi. Lâu rồi tôi không có niềm vui được đón bạn tại nhà.

- Bạn thân yêu, xin bạn hiểu cho - Mêvil nói - chỉ nên kết tội bệnh lười của tôi thôi, còn đối với tôi, nhà anh luôn là ngôi nhà thắm thiết nhất ở Sài Gòn này.

Ông luật sư làm ra vẻ thích thú và hình như cũng để vơi nhẹ đi nỗi lo lắng.

- Bác sĩ thân yêu, xin anh cứ ở lại đây. Xin anh biết cho, Tòa án luôn gọi tôi bất cứ lúc nào.

- Vụ án ra sao rồi?

- Tất nhiên là ly dị rồi. Chúng tôi đang sống quãng thời gian quá ngán ngẩm.

Ông luật sư bước ra, tay nắm chặt chiếc khăn mặt, bước đi khô khan như cái máy với vẻ lạnh lùng bực tức. Raymông Mêvil cườn thầm và nhăn mặt sau lưng ông ta.

Trong phòng khách, tám đến mười bà đang nói ba hoa, mặt mày rạng rỡ nhưng lại cẩn thả trong những bộ đầm dài Sài Gòn giống các loại áo choàng xa hoa. Ở bậc cửa, Mêvil liếc nhìn các bà, nhanh chóng vượt qua đám này, trước tiên đến chào nữ chủ nhân, một bà quá xinh đẹp, da hơi nâu với đôi mắt trong trắng đang chìa tay để được hôn.

- Ông Khả năng(3) đây rồi - bà nói - hôm nay có ngọn gió lành nào vậy?

- Khả năng đây - ông bác sĩ trả lời - Tôi đến đây thành tâm tỏ lòng quý trọng của mình dưới chân Luật sư đoàn.

Cậu nghiêng mình trước mỗi bà, nói những lời tình tứ - cả ngu xuẩn nữa - và ngồi xuống cạnh họ. Cậu đã trở thành tâm điểm của mọi mắt nhìn. Các bà nhìn cậu ta đầy thích thú với danh xưng nổi tiếng Don Juan(4) được nhắc tới luôn. Cậu không hề luống cuống và cứ thế mà tán chuyện. Với bản tính lông bông, cậu ta biết cách tuôn ra những gì mình có, dùng lối nói phù phiếm này thành một thứ vũ khí trong các buổi tán tỉnh yêu đương. Ai cũng biết cậu ta là một người tầm phơ ái nữ nhưng người ta dễ thổ lộ tâm tình với cậu chẳng chút ngại ngùng hoặc tự ái gì.

Bỗng nhiên bà Ariet nói: - Tôi sẽ đến nhà ông đúng lúc, ông lang băm ạ.

- Bà đau đớn lắm à?

- Không, nhưng sao tôi nghi quá. Tháng 12, hả? Dù gì đi nữa, ta không thể về nông thôn được vào lúc ấy, mùa trọng tội đang sôi nổi. Vậy ông cần phải gỡ cho xong việc khó khăn này của tôi bằng cách nào.

- Đó là một trò trẻ con.

- Những viên thuốc của ông, phải không? Tôi không còn đơn thuốc ở đây nữa.

Mêvil đứng dậy lấy hộp danh thiếp.

- Tôi đưa bà một viên đây.

- Sao? Thưa bác sĩ - một bà nói - ông chữa bệnh bằng cái nhiệt kế à?

- Đúng. Tôi cho bà ta những đơn thuốc viết tay như thế này ghi sau danh thiếp của tôi.

Cậu chống tay vào chiếc bàn một chân ở góc phòng, viết nguệch ngoạc gì đó. Viết xong, cậu để lại tấm giấy và trở lại.

- Đây, bà sẽ dùng nó trong mười lăm ngày….

- Ồ! Thưa bác sĩ - một bà trẻ nói - Cho tôi xin công thức pha chế thuốc này và với lòng thương của Chúa xin đừng lấy tiền công.

- Lòng thương của Chúa không đủ đâu - Raymông chế nhạo chống lại - Nhưng bà thân yêu ơi! xin bà đến phòng mạch của tôi, mọi việc sẽ được thu xếp ổn thỏa.

Khá bình tĩnh, cậu cười và bỏ đi.

Phút sau, một bà tọc mạch chạy lại xem đơn thuốc còn để trên bàn một chân. Bà nói to: - Á, ông Mêvil này lại để quên tấm danh thiếp.

- Ông này luôn để quên một thứ gì đó - Bà Ariét nói với nụ cười thanh thản.

Raymông cười theo và lên xe. Khi hai người kéo ngước nhìn, cậu ra lệnh: “Capiten Malai”, và ngã xuống tấm nệm da. Xe chạy nước kiệu.

Capiten ở cuối đại lộ Nôrôđôm và đường Mắc Mahông trước mặt dinh Thống đốc Nam kỳ trong ngôi nhà sang trọng nhất Sài Gòn. Ông ta có một biệt danh Annamit với ý nghĩa là một người hào hoa phong nhã, không liên quan gì với chiến binh, chiến sĩ. Ông là một nhà tài chính đáng kính nể bởi số tiền hàng triệu đồng của ông ta và thói quen dùng tiền của mình. Ông lãnh thầu các sắc thuế, một uy lực to lớn ai cũng phải dựa vào. Mặt khác, ông là một người sống theo công thức Mỹ: “Một người không phải sinh ra đã có, phải tự mình làm lấy”. Ông là chồng của một bà vợ xinh đẹp không phải là dân thuộc địa.

Ông Raymông Mêvil thấy bà này phù hợp với sở thích của mình, tìm mọi cách để được gần bà.

Bà Malai đang ngồi đọc sách ở mái hiên, ông chồng ngồi cạnh. Hàng hiên này là một phòng khác dành cho nữ giới kiểu thời vua Louis XV(5) một hàng hiên tuyệt đẹp toàn màu xanh với những đoạn lan can đá cẩm thạch trắng xoi suốt. Vẻ đẹp kín đáo của bà vợ trẻ trong sắc đẹp một nữ hầu tươi có bộ tóc vàng hoe và nét mặt trầm tư phản chiếu cành sắc này được tạo ra cho bà.

Anh hầu phong người Âu - một thói xa hoa hiếm thấy ở Sài Gòn - đưa vào tấm danh thiếp của Mêvil.

- Em gọi ông đốc tờ đến à? - Nhà tài chính hỏi.

Bà Malai đặt sách xuống và ra hiệu là không.

- Vậy là cậu ta đến đây để tán tỉnh em đấy - Ông chồng nói - Em yêu, cứ để cậu ta nói nhưng không nên nhận những viên thuốc phiện nào của cậu ta.

Mặt bà đỏ lên nhiều. Làn da mỏng mảnh trong suốt ửng lên màu đỏ qua những xáo động nhẹ nhất trong tâm hồn.

- Henri, anh nói gì vậy? - Bà nói.

Ông ôm hôn bà, lòng đầy tin tưởng.

- Anh cho rằng em đang yêu theo kiểu con gái mới lớn và anh để em tự nhiên. Công việc thu thuế bó buộc anh rất nhiều. Cứ ở lại với đức ông của em và đẩy cậu ta đi khi cậu làm em khó chịu. Nghĩ cho cùng, cũng không phải là lỗi của cậu ta, cậu khốn khổ này đã đi lạc địa chỉ. Em yêu, ở Sài Gòn này, một người quen như em thì quả thật là vô cùng ngược đời.

Ông bắt gặp Mêvil ở cầy thang.

- Chào bác sĩ - Ông nói với giọng chắc nịch quen thuộc khác xa với giọng dịu dàng lúc nãy khi ve vuốt bà vợ - Lên đi, người ta chờ anh trên đó nhưng không được nghịch ngợm nghe, rõ chưa? Tôi không muốn một viên nhỏ côcain quý giá nào nữa của anh lọt vào nhà tôi, chắc nhé!

Mêvil lấy tay phản đối:

- Được, rõ rồi. Một miligam cũng không.

- Bà vợ tôi chưa bị rối loạn đầu óc đâu mà nếu anh muốn, chúng ta hãy để vợ tôi như hiện nay. Hẹn gặp lại! Rất vui được gặp anh.

Ông Malai đi ra với những bước chân chắc nịch, những bước chân đang vang lên rất oan trên các bậc đá cẩm thạch. Ông đi và không quay lại nhìn.  

C.F.
(TCSH354/08-2018)

--------------------
1. Một từ người Pháp thời thuộc địa ở Việt Nam thường dùng để chỉ các cô gái còn ít tuổi.
2. Gaulois: Tên nước Pháp thời xưa (La Gaule)
3. Khả năng quyến rũ các bà của Mêvil.
4. Don Juan, tên một nhân vật tán gái lừa bịp, nổi tiếng trong vở kịch cùng tên của Molière.
5. Vua Pháp Louis XV, làm vua từ năm 1715 đến 1774.  




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HANS CHRISTIAN ANDERSON   

    Hans Christian Andersen sinh tại Odense, Đan Mạch, thuộc gia đình bình dân, cha là thợ đóng giày, mẹ là thợ giặt. Tuy gia cảnh tầm thường, cha ông lại say mê văn học, ông có cả một tủ sách văn học quý giá. Từ sau khi cha qua đời (năm Andersen 11 tuổi), cậu bé đã được thỏa thích đọc những quyển sách cha để lại.


  • George Saunders - Franz Kafka

  • Brazil, nhà văn danh tiếng Jorge Amado nói, không phải là một quốc gia mà là một lục địa. Trong phần đóng góp mới nhất của loạt nhà văn trẻ xuất sắc được tạp chí Granta giới thiệu, họ kể những câu chuyện rộng lớn và hấp dẫn của xã hội Brazil hiện đại và ai là tương lai của nó; trong những nhà văn chưa từng được dịch và giới thiệu này góp mặt có Ricardo Lísias đã xuất bản hai tiểu thuyết rất hấp dẫn người đọc.
    Xin chuyển dịch sang Việt ngữ từ bản dịch sang Anh ngữ của Daniel Hahn: “My chess teacher”.
                                  Dương Đức dịch và giới thiệu

  • Daly sinh trưởng tại thành phố Winchester, bang Indiana, Hoa Kỳ. Ông có bằng Cử nhân Văn chương của đại học Ohio Wesleyan University và bằng Bác sĩ Y khoa của đại học Indiana University. Trong 35 năm, ông là bác sĩ phẫu thuật tại Columbus, Indiana. Ông từng là một bác sĩ phẫu thuật cấp tiểu đoàn trong chiến tranh Việt Nam.

  • AMOS OZ

    Sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc, tiếng gù của đôi chim bồ câu trong bụi cây bắt đầu trôi qua ô cửa sổ để mở.


  • ALBERTO MORAVIA

  • KATHERINE MANSFIELD (Anh)     

    Thời tiết thật tuyệt vời. Người ta sẽ không có một bữa tiệc ngoài trời hoàn hảo hơn nếu họ không tổ chức tiệc vào ngày hôm nay.

  • Shun Medoruma (sinh năm 1960) là một trong những nhà văn đương đại quan trọng nhất của Okinawa, Nhật Bản. Ông được giải Akutagawa Prize năm 1997 với truyện ngắn “Giọt nước” (Suiteki).

  • Có lẽ tác giả tâm đắc lắm với truyện này nên mới chọn để đặt tên cho cả tuyển tập. “The Persimmon Tree, and Other Stories (1943)” gồm 15 truyện ngắn, góp phần mang lại chỗ đứng vững vàng trong văn đàn nước Úc cho nhà văn nữ Marjorie Barnard (1897-1987), người có thể sáng tác nhiều thể loại khác nhau, kể cả phê bình và lịch sử.

  • MARK TWAIN  

    M. Twain (1835 - 1910) là nhà văn lớn của Mỹ, từng phải lăn lóc nhiều nghề lao động chân tay trước khi trở thành nhà văn, do đó văn của ông rất được giới lao động ưa chuộng.

  • L. TOLSTOY

    Các anh em từng nghe nói rằng: mắt đền mắt, răng đền răng; còn ta nói với các anh em rằng: đừng chống lại kẻ ác. (Phúc Âm theo Matthiew V, 38, 39).

  • VẠN CHI (Trung Quốc)

    Tôi nhớ hình như ở đây có một bến ô tô buýt. Phải, phải rồi, ngay chỗ giờ đây cô gái kia đang đứng, dưới ngọn đèn đường ảm đạm ấy. Tôi thong thả bước tới, hỏi thăm.

  • Peter Bichsel sinh tại Lucerne (Thụy Sĩ) ngày 24 tháng 3 năm 1935, là con của một người thợ thủ công. Ông là nhà giáo dạy tại một trường tiểu học cho tới năm 1968.

  • Chitra Banerjee Divakaruni sinh năm 1957 tại Calcutta, Ấn Độ. Bà học đại học tại Đại học Calcutta. Năm 1976, bà đến Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ, sau đó dạy văn chương tại các đại học ở đó. Bà làm thơ, viết tiểu thuyết và truyện ngắn, được trao nhiều giải thưởng văn học. Ngoài ra bà còn sáng lập tổ chức Maitri chuyên trợ giúp phụ nữ Nam Á bị xúc phạm.

  • SAKI   

    1. Saki là bút hiệu của nhà văn Hector Hugh Munro (1870 - 1916), sinh tại Miến Điện (nay là nước Myanmar) khi nước này còn là thuộc địa của Anh.

  • Kevin Klinskidorn trưởng thành ở Puget Sound - một vùng ven biển tây bắc bang Washington và hiện sống ở bờ đông tại Philadelphia. Anh đã được giải thưởng Nina Mae Kellogg của đại học Portland State về tác phẩm hư cấu và hiện đang viết tiểu thuyết đầu tay.

    Truyện ngắn dưới đây của anh vào chung khảo cuộc thi Seán Ó Faoláin do The Munster Literature Center tổ chức năm 2015.

  • NAGUIB MAHFOUZ  

    Naguib Mahfouz là nhà văn lớn của văn học Arab. Ông sinh năm 1911 tại Cairo (Aicập) và mất năm 2006 cũng tại thành phố này. Mahfouz đã viết tới 34 cuốn tiểu thuyết và hơn 350 truyện ngắn. Cuốn tiểu thuyết lớn nhất của ông là Bộ ba tiểu thuyết (The trilogy) (1956 - 1957).
    Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.

  • Pete Hamill sinh ngày 24 tháng 6 năm 1935, tại Brooklyn, New York, Hoa Kỳ. Ông là nhà văn, nhà báo. Ông đi nhiều và viết về nhiều đề tài. Ông từng phụ trách chuyên mục và biên tập cho báo New York Post và The New York Daily News.

  • Truyện này được dịch theo bản tiếng Pháp nên chọn nhan đề như trên (Je ne voulais que téléphoner, trong cuốn Douze Contes vagabonds, Nxb. Grasset, 1995) dù nó có vẻ chưa sát với nguyên bản tiếng Tây Ban Nha của tác giả (Sole Vina a Hablar por Teléfono) - Tôi chỉ đến để gọi điện thoại thôi.

  • Eugene Marcel Prevost, nhà văn và là kịch tác gia người Pháp, sinh ngày 1/5/1862 tại Paris, mất ngày 8/4/1941 tại Vianne, thuộc khu hành chính Lot- et-Garonne. Năm 1909, ông được mời vào Hàn lâm viện Pháp.