Những góc sáng trong đời

09:19 27/02/2020

Giữa những dòng tin với gam màu xám trên các kênh thông tin hàng ngày, tôi dừng lại ở những dòng chữ ấm áp tình người: một cụ ông ở Kon Tum, năm nay đã 90 tuổi, bán lạc làm từ thiện. Ông là Lưu Bình, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum.

Ông Lưu Bình bán mỗi bịch 10.000 đồng, tiền lời chia đôi làm từ thiện - Ảnh: Trần Hóa/VNE

Suốt 20 năm qua, đều đặn mỗi ngày, sáng từ 7g đến trưa, tối từ 6g đến khuya, ông Bình đều ra khỏi nhà với những bịch lạc được chia nhỏ. Mỗi buổi ông bán được hơn 500 nghìn đồng. Trong thời gian bán lạc dạo, gặp nhiều mảnh đời còn khó khăn, bất hạnh hơn mình, ông đều giúp đỡ.
 
Và nhân duyên làm từ thiện của ông Bình đã được báo ghi nhận: có lần bán hết đậu sớm, trên đường về gặp một nữ “đồng nghiệp”, áo quần rách rưới, ngồi thiểu não ở vỉa hè, hỏi mới biết người này không bán được, ế hơn 5kg lạc. Thương cảm, cụ Bình liền mang đống lạc, tiếp tục rong ruổi khắp các ngõ hẻm, bán giúp người phụ nữ kém may mắn.
 
Chỉ trong vòng hơn một giờ là bán hết, chị ấy đã trả ơn bằng cách mua nước ngọt mời nhưng ông từ chối. Ông Bình nói và cho biết, cả gia đình theo đạo Phật, riêng ông ăn chay trường nên cứ thấy người ta đói rách là thương.
 
Triết lý về tình thương, sự chia sẻ của ông Bình giản dị nhưng sâu sắc - thấy ai khổ thì giúp. Với sự rung cảm chân thành từ những người khó khổ hơn mình, con người sẽ mở lòng, ngay cả khi mình vẫn chưa thật đủ đầy. Đó chính là tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người Việt, thậm chí được mở rộng ra thành “lá rách đùm lá nát”. Ông Bình đã đùm túm những cuộc đời khác bằng nửa số tiền kiếm được mỗi đêm, trong nhiều năm.
 
Thực ra, trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người cũng có thể giúp nhau được. Ví dụ như những ngày cả xã hội đang rất lo lắng với dịch Covid-19 hoành hành, thì sáng kiến giải cứu dưa hấu, thanh long cho người nông dân đã được phát đi, lan tỏa. Những xe dưa được chở về thành phố, mời gọi lòng hảo tâm của nhiều người nhanh chóng trở thành niềm tin về sự tử tế vẫn luôn có mặt.
 
Những chiếc khẩu trang được phát miễn phí - bên cạnh những hiện tượng cá biệt, chặt chém nhân mùa dịch của một số nhà thuốc - cũng là một hình ảnh đẹp khác trong dòng chảy thông tin. 
 
Và cũng ở đó - giữa mùa dịch, ngoài con số nhiễm mới, tử vong vì Corona, tôi để ý tới những bức ảnh chụp vết hằn trên khuôn mặt của các bác sĩ, nhân viên y tế ở Vũ Hán do nhiều ngày đeo khẩu trang, ở suốt trong bệnh viện. Họ đã tận tâm với công việc cứu người, làm hết chức phận được giao phó. Đó chính là tinh thần chánh mạng trong nhà Phật: làm nghề tốt và tận tâm với nghề. Chính nhờ nỗ lực của các lương y đó mà đã có hơn 10 ngàn bệnh nhân do virus Corona được chữa khỏi.
 
Trong Phật giáo, thân và tâm là hai yếu tố có sự tác động qua lại. Theo đó, để chữa lành bệnh nơi thân thì liệu pháp tinh thần (nơi tâm) rất quan trọng, và ngược lại, để thân khỏe thì tâm an cũng là điều kiện cần, quyết định. Một trong những cách giúp tâm an chính là biết dừng lại trước những điều tốt đẹp trong đời, nhìn thấy những điểm tốt nơi người để chiêm nghiệm, học hỏi, tùy hỷ và biết ơn. Tôi gọi đó là thực hành “cảm ơn cuộc đời”.
 
Nếu có lòng thương, đại dịch sẽ làm cho tình thương trở nên lớn hơn!

Theo Lưu Đình Long - GNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày nay, khi văn học không hoàn toàn bấu víu vào những đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì thế giới trong văn chương trở thành những thế giới ảo, dung chứa tất cả những lệch pha và ngụy tạo so với thế giới khách thể. Người sáng tạo cũng từ đó ý thức được sức mạnh trong việc cách tân bút pháp và thay đổi cảm quan trong thế giới chữ của mình.

  • NGUYỄN VĂN TOÀN

    Té ra, cái thời nhân dân lao động làm chủ xã hội đã… xưa rồi Diễm. Và rằng, ở thời điểm hiện nay, VIP đã là một phần tất yếu của cuộc sống. Và họ cũng được dân gian nhìn nhận là những ông vua “con” ở cõi nhân tình thế thái khi sở hữu đầy ắp bao cơ man đô la và vàng bạc.

  • Huế là thành phố sông ngòi chằng chịt, từ sông đến đầm phá và biển. Đặc biệt, sông Hương và hệ thống thủy đạo kinh thành Huế cũng như các cồn bao quanh kinh thành phần lớn là hình ảnh mang tính biểu tượng của Huế, là một trong những cảnh quan chính của thành phố. Một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sông nước và lịch sử thành phố có khả năng tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo cho Huế, mở ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cũng như cải thiện cuộc sống người dân dọc hai bên bờ sông.

  • Tri thức vốn dĩ là tài sản chung của nhân loại. Tri thức là cái kho học thuật vô giá mà mỗi con người cần được trau dồi để bảo đảm vai trò, chức năng của mình trong xã hội.

  • Việc đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề nghị Quốc hội nên có Luật Từ chức (17/11) khiến dư luận xã hội có những phản ứng trái ngược nhau trong mấy ngày trở lại đây.

  • Việt Nam đang đứng trước con đường có khá nhiều chông gai và nhiều thử thách. Hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cần nhiều sự đổi mới để tiếp tục phát triển.

  • Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.

  • I. Ba bước chuyển hệ hình trong văn học Việt Nam và vai trò của các nhà văn trẻ

  • SHO - Có cảm giác như xã hội đang mặc nhiên coi chuyện chạy điểm cho con em, chạy theo thành tích cho học trò lâu ngày đã thành thói quen khó chữa khiến người ta quên rằng lòng tự trọng, lòng nhân ái là cao hơn hết và cần có mặt hơn hết! Có phải người ta đã quên đi lòng tự trọng, lòng nhân ái cần có hay không? Tôi không bi quan đến mức nói rằng người ta đã quên nhưng quả thật không thể dửng dưng trước câu hỏi đó.

  • Bài viết này có thể gọi là sự nối tiếp bài " Các cây viết trẻ Việt liệu đã thua trên sân nhà? " cách đây không lâu của tôi. Tôi viết bài tiếp theo này là vì ở bài viết trước có nhiều ý kiến thảo luận của người đọc đã mở ra cho tôi những cách nhìn sâu rộng khác hơn về chủ đề đã nói trong bài viết trước.

  • LTS: Tình cờ trong lúc lang thang trên mạng, SHO đã đọc được bài viết này trong một blog. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề nảy sinh thực trạng đáng buồn giữa các nhà văn trẻ và các nhà xuất bản, SHO đăng tải để chúng ta cùng cận cảnh...

  • Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà quê mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây giờ, gió đã chuyển mùa, để rồi chiều nay khi lang thang trên con đường xứ sở, con chợt thảng thốt nhận ra rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi, mùa Vu lan sẽ lại về. Nhanh thật đó!

  • Với đặc thù của môn Lịch sử ở bậc THPT, những câu hỏi mang tính khái quát về tiến trình lịch sử sẽ có giá trị hơn nhiều so với những câu hỏi đi quá sâu vào tiểu tiết mà chúng ta vẫn gặp trong các đề thi Lịch sử hiện nay và kết quả thi nhiều khả năng sẽ tốt hơn.

  • Dễ ai quên câu hát: “Trời sinh voi trời không sinh cỏ, Thượng đế buồn Thượng đế bỏ đi”.

  • Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo(người nắm quyền cai trị) và người dân (kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua, quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.

  • Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.

  • Bán bà con xa mua láng giềng gần, điều đó đúng trong trường hợp người láng giềng có đủ nhân cách và mức độ tự tin để chúng ta làm được điều đó.

  • Báo chí trong tháng 5.2011 vừa qua trong rất nhiều thông tin đời sống xã hội, có nêu những vấn đề nổi cộm khiến cho nhiều người cầm bút phải suy nghĩ.

  • Trong tháng Năm này, cả nước tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.

  • Dư luận đang lo lắng về việc rớt giá thê thảm của khối C. Khối C đã thật sự bị sĩ tử thẳng thừng từ chối, điều đó cho thấy rằng xã hội đang quay lưng… đằng sau đó có những hệ lụy gì?