TRẦN KHOA VĂN
Ảnh: internet
Những đứa con đi xa
Tôi và quê hương từng đi hai hướng ngược nhau.
Những khát vọng được nuôi lớn để đi thật xa đói nghèo
đang cắm rễ vào mảnh đất quê hương ấy.
Sự hãnh tiến hoang tàn như cỏ dại thỉnh thoảng bị lưỡi liềm
phạt ngang dưới một ánh chớp lóe chân trời
khi ngoái lại thấy ngọn đèn dầu vẫn tỏa hơi ấm trong góc nhà cũ kĩ,
bốn bức tường loang lổ vệt mồ hôi
quê hương dường như vẫn ở đó,
nhỏ hẹp đến khiêm nhường.
Tôi du hành trên con đường dài dằng dặc một sợi chỉ không sắc màu
cố gắng đi hết hành trình vô định của sự trưởng thành để thấy
mình bé nhỏ trong tấm lòng bao dung của quê hương
người luôn đi cùng tôi, khi tôi cô đơn hay khi tôi hạnh phúc,
luôn bên tôi để dựa vào mỗi khi khổ đau hay thất bại.
Có những ngày gió mùa thổi tung căn phòng chật chội
tôi co ro ôm nỗi nhớ quê hương trong một bức chân dung
nhưng cứ hễ chạm cành cọ vào miền hoài niệm ấy,
đường nét khuôn mặt thân thuộc liền tan biến
tựa hồ như đi tìm đóa hoa sau làn nước trong veo;
cứ thỏa thuê ngắm nhìn mà chẳng bao giờ với tới.
Có những đêm, giữa thành phố xa lạ, tôi muốn nức lên như một
đứa trẻ ngã xuống mảnh đất quê hương rồi bỗng dưng cười toe toét.
Tôi uống thức nghẹn những thứ bủa vây xung quanh mình
đặc quánh những tiếng rao khản khắc
tiếng vò võ mưu sinh
tiếng vỡ vụn bon chen, khắc nghiệt.
Bản giao hưởng hỗn loạn của phố xá, đèn đường và sự đông đúc
dậy mùi pha tạp mồ hôi, rác thải và nước hoa hạng nhất
những tiếng van vỉ cầu xin phía ngoài
và cuồng loạn rực lửa ánh đèn phía trong...
Trong giấc mơ cất lên
ri ri tiếng dế,
tiếng côn trùng trầm lấp
trong vắt tiếng sáo diều
bên dòng sông trăng chảy dòng sữa bạc.
(TCSH417/11-2023)
LƯU XÔNG PHAMột mình
TRẦN ĐĂNG KHOAVới bạn
THU NGUYỆTVô thường
Lưu Lam Thi - Ngô Thế Oanh - Lê Mai - Phan Huyền Thư - Lê Nhân - Dương Viết Hòa - Trần Anh Dũng - Hồng Thị Vinh - Nguyễn Duy Ninh - Lê Huy Quang - Duy Phi
HOÀNG CẦMChỉ biết nói cùng mẹ
Ngô Thái Dương - Đinh Thị Như Thúy - Khaly Chàm - Tuệ Lam - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Nguyên An - Mai Bá Ấn - Hồ Thế Hà - Lê Ngã Lễ - Hồng Thị Vinh - Từ Nguyễn - Trần Hữu Lục - Cao Hạnh - Phạm Nguyên Tường - Trần Hữu Dũng - Đoàn Lê - Trần Văn Hội - Đoàn Thị Tảo - Thiên Thanh - Trần Thị Linh Chi - Trần Hoàng Phố - Lưu Ly - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Loan - Inrasara - Nguyễn Tiến Chủng - Vĩnh Nguyên - Mai Văn Phấn
Lê Huy Quang - Kiều Trung Phương - Nguyễn Văn Quang - Phan Trung Thành - Hà Đức Ái - Cao Quảng Văn - Đỗ Hướng - Lê Vi Thủy - Nguyên Tiêu - Trương Minh Phố - Hoàng Xuân Thảo - Phạm Bá Nhơn - Lê Huy Hạnh - Ngô Cang - Trương Nam Hương - Ngàn Thương - Võ Ngọc Lan - Võ Văn Hoa - Hồ Đắc Thiếu Anh - Tôn Phong - Châu Thu Hà - Lâm Xuân Vi - Ngô Công Tấn - Triệu Nguyên Phong - Dzạ Lữ Kiều - Nguyễn Thị Hồng Ngát - Đức Sơn
NGUYỄN ĐÔNG NHẬTTrở về
TRẦN VẠN GIÃBài nhã ca mùa xuân
NGUYỄN HOADự cảm
Nguyễn Khắc Thạch - Võ Quê - Trần Quốc Toàn - Thục Quân - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Phương - Thái Doãn Long - Vương Hồng Hoan - Nguyễn Khoa Như Ý - Lê Viết Xuân - Đỗ Văn Khoái - Thanh Tú
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nguyễn Sơn Nhân - Lê Thị Hường - Phạm Nguyên Tường - Ngô Cang - Hồ Thế Hà - Ngô Minh - Mai Văn Hoan - Nguyên Quân - Đoàn Thương Hải - Ngàn Thương
Phạm Tấn Hầu - Văn Hữu Tứ - Dương Lễ - Nhất Lâm - Văn Cầm Hải - Phan Trung Thành - Trương Quân - Lê Tấn Quỳnh - Hồ Trường An - Hải Yến - Tôn Nữ Như Ngân - Thủy Chi
Tóc Nguyệt - Huỳnh Minh Tâm - Cát Du - Anh Nguyễn - Hải Trung
ĐÀO DUY ANHLời nói dối
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝKhúc tình tự dòng sông
LTS: Ngày 10-12-2009, thi sỹ Nguyễn Trung Bình đã qua đời sau cơn bệnh. Anh sinh ngày 10/5/1968 tại thị xã Hội An. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Huế (1991), thi nhân đã lang bạt khắp nơi rồi về sống ở Sài Gòn suốt hơn 15 năm qua với đủ nghề gắn liền với thơ, sách và nghệ thuật.
Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Hiệp - Chu Minh Khôi - Hà Huy Tuấn - Nguyễn Thánh Ngã - Minh Tự - Diệp Thảo Minh Dzương - Hàn Nhật Châu - Bá Vi Tuân
NGUYỄN HỮU HỒNG MINHTổ quốc
LGT: Quê ngoại xứ Huế, quê cha gốc Bắc nhưng Nguyễn Thị Ánh Huỳnh lại là con gái Cần Đước, Long An. Chị đã xuất bản 3 tập thơ, nhận một số giải thưởng thơ. Nhưng những điều đó với chị không quan trọng bằng việc làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió... ngu ngơ hơn, huyền ảo, linh diệu hơn”, và nữa “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (tự bạch).