Những đứa con đi xa

16:11 28/11/2023


TRẦN KHOA VĂN

Ảnh: internet

Những đứa con đi xa

Tôi và quê hương từng đi hai hướng ngược nhau.
Những khát vọng được nuôi lớn để đi thật xa đói nghèo
đang cắm rễ vào mảnh đất quê hương ấy.
Sự hãnh tiến hoang tàn như cỏ dại thỉnh thoảng bị lưỡi liềm
phạt ngang dưới một ánh chớp lóe chân trời
khi ngoái lại thấy ngọn đèn dầu vẫn tỏa hơi ấm trong góc nhà cũ kĩ,
bốn bức tường loang lổ vệt mồ hôi
quê hương dường như vẫn ở đó,
nhỏ hẹp đến khiêm nhường.

Tôi du hành trên con đường dài dằng dặc một sợi chỉ không sắc màu
cố gắng đi hết hành trình vô định của sự trưởng thành để thấy
mình bé nhỏ trong tấm lòng bao dung của quê hương
người luôn đi cùng tôi, khi tôi cô đơn hay khi tôi hạnh phúc,
luôn bên tôi để dựa vào mỗi khi khổ đau hay thất bại.

 những ngày gió mùa thổi tung căn phòng chật chội
tôi co ro ôm nỗi nhớ quê hương trong một bức chân dung
nhưng cứ hễ chạm cành cọ vào miền hoài niệm ấy,
đường nét khuôn mặt thân thuộc liền tan biến
                        tựa hồ như đi tìm đóa hoa sau làn nước trong veo;
cứ thỏa thuê ngắm nhìn mà chẳng bao giờ với tới.

 những đêm, giữa thành phố xa lạ, tôi muốn nức lên như một
đứa trẻ ngã xuống mảnh đất quê hương rồi bỗng dưng cười toe toét.
Tôi uống thức nghẹn những thứ bủa vây xung quanh mình
đặc quánh những tiếng rao khản khắc
tiếng vò võ mưu sinh
tiếng vỡ vụn bon chen, khắc nghiệt.
Bản giao hưởng hỗn loạn của phố xá, đèn đường và sự đông đúc
dậy mùi pha tạp mồ hôi, rác thải và nước hoa hạng nhất
những tiếng van vỉ cầu xin phía ngoài
 cuồng loạn rực lửa ánh đèn phía trong...

Trong giấc mơ cất lên
ri ri tiếng dế,
       tiếng côn trùng trầm lấp
trong vắt tiếng sáo diều
bên dòng sông trăng chảy dòng sữa bạc.

(TCSH417/11-2023)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương

  • Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang

  • Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương

  • Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất

  • Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác

  • Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy

  • Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh

  • HỒNG NHUChiếc tàu cau                        (Trích)

  • Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật

  • LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.

  • LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…

  • Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.