TRẦN KHOA VĂN
Ảnh: internet
Những đứa con đi xa
Tôi và quê hương từng đi hai hướng ngược nhau.
Những khát vọng được nuôi lớn để đi thật xa đói nghèo
đang cắm rễ vào mảnh đất quê hương ấy.
Sự hãnh tiến hoang tàn như cỏ dại thỉnh thoảng bị lưỡi liềm
phạt ngang dưới một ánh chớp lóe chân trời
khi ngoái lại thấy ngọn đèn dầu vẫn tỏa hơi ấm trong góc nhà cũ kĩ,
bốn bức tường loang lổ vệt mồ hôi
quê hương dường như vẫn ở đó,
nhỏ hẹp đến khiêm nhường.
Tôi du hành trên con đường dài dằng dặc một sợi chỉ không sắc màu
cố gắng đi hết hành trình vô định của sự trưởng thành để thấy
mình bé nhỏ trong tấm lòng bao dung của quê hương
người luôn đi cùng tôi, khi tôi cô đơn hay khi tôi hạnh phúc,
luôn bên tôi để dựa vào mỗi khi khổ đau hay thất bại.
Có những ngày gió mùa thổi tung căn phòng chật chội
tôi co ro ôm nỗi nhớ quê hương trong một bức chân dung
nhưng cứ hễ chạm cành cọ vào miền hoài niệm ấy,
đường nét khuôn mặt thân thuộc liền tan biến
tựa hồ như đi tìm đóa hoa sau làn nước trong veo;
cứ thỏa thuê ngắm nhìn mà chẳng bao giờ với tới.
Có những đêm, giữa thành phố xa lạ, tôi muốn nức lên như một
đứa trẻ ngã xuống mảnh đất quê hương rồi bỗng dưng cười toe toét.
Tôi uống thức nghẹn những thứ bủa vây xung quanh mình
đặc quánh những tiếng rao khản khắc
tiếng vò võ mưu sinh
tiếng vỡ vụn bon chen, khắc nghiệt.
Bản giao hưởng hỗn loạn của phố xá, đèn đường và sự đông đúc
dậy mùi pha tạp mồ hôi, rác thải và nước hoa hạng nhất
những tiếng van vỉ cầu xin phía ngoài
và cuồng loạn rực lửa ánh đèn phía trong...
Trong giấc mơ cất lên
ri ri tiếng dế,
tiếng côn trùng trầm lấp
trong vắt tiếng sáo diều
bên dòng sông trăng chảy dòng sữa bạc.
(TCSH417/11-2023)
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên
Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong
PHAN ĐẠO
Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn
ĐỖ TẤN ĐẠT
Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương
Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu
LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.
PHAN TRUNG THÀNH
Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân
PHẠM XUÂN PHỤNG
TỪ HOÀI TẤN
LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
TRẦN ĐỨC LIÊM
Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên