Những dòng thơ biên tái

09:46 16/10/2013

Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.

Ảnh: internet

Thi tài là ở chỗ, tác giả khiến nhiều người đọc rơi vào thế giới thơ của mình một cách tinh tế, như những cuộc rượu giang hồ tràn nghĩa khí. Hà Túc Trí là người như vậy, khi những cuộc phiêu lãng của anh tưởng chỉ dành riêng cho những người trong cuộc cảm nhận, nhưng qua thi khí của tác giả, những kẻ ngoài cuộc như đã đồng hành trong cuộc lữ miên man tận những miền sơn cước. Phải chăng cái tình của con chữ đã đưa người đọc rơi vào cảnh giới phong trần, mà thi hào Nguyễn Du đã nói: “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Thơ là phần hồn của tác giả, phải kinh qua nhiều chặng đường biên ải, nơi heo hút bóng con người, Hà Túc Trí mới nhận ra “Rượu giang hồ uống đâu phải dễ”, để mỗi cuộc đi là nghìn trùng níu gọi. Tất nhiên, phải nhờ những bước chân từng trải và mạch ngầm tiềm tàng trong thăm thẳm tâm hồn mới có thể truyền cảm thụ của mình đến mọi người bằng những câu chữ rất thơ.
Xin giới thiệu chùm thơ từ thập niên 90, mang nhiều màu sắc biên tái của Hà Túc Trí đến với độc giả.
                         Lê Huỳnh Lâm (gt)




HÀ TÚC TRÍ

Rượu giang hồ ở biên giới

Mầy tao một vò rượu đế
Xin nâng chén tiễn mây trôi về phương Bắc
Cơn mưa chiều xanh ngoài biên ải - chừ thiết tha gọi gió quanh thành
Xin nâng chén phương Nam bài hành ta đã quên


Chiều nay phiêu du dừng gót
Quê nhà khuất sau cụm rừng xanh
Rượu giang hồ uống đâu phải dễ?!

Máu chảy bao lần đục ngầu mắt dại xấp tiền tanh
Nay tóc ngả hai màu - bụi đường còn vương trên vai
Để chiều nay hai ta chung vò rượu giang hồ

Hai chén nổ buồn vui đời bụi cát
Chiều nay mưa xuân giăng lưng đèo


Những người kia - kẻ đời xanh thẳm - kẻ phong trần
Chén rượu này ta xin rưới xuống:

Biên giới không còn ngăn cách chi nhau
Để sinh tử chỉ còn trong một chén
Uống đi mầy! Còn nữa chén phần tao!

                Biên giới Việt Trung 1995, tặng Chen Fu Hai, một người Hoa Lục yêu hòa bình


Chiều sơn cước

Ta trẩy lòng buồn lên mạn ngược
Sương chiều đồi phủ bước chân mây
Rừng mưa trong ấy sầu thấp thoáng
Bóng ngựa về xuôi nhớ cỏ đầy


Còn ai phố cũ cho ta nhắn
Xin giữ gìn thơm chút đợi chờ
Ở đây sốt váng người áo mỏng

Chiều gùi mắt dại nhặt hoàng hôn.
                                Pác Rằng, Cao Bằng, 1994


Rượu chiều quan san

Xe dừng vừa cạn ngày biên ải
Chẳng hẹn mà chung quán giang đầu
Liêu xiêu chiều choạng màu thu sẫm
Mưa trắng tràn trời cơn bão qua


Ngày kia suýt chết trên đất lạ
Chừ say cùng bạn ở quê nhà
Mưa ngàn đã thẳm màu biên tái
Buồn lên men rượu rót đời xa


Ngồi chung ai hiểu lời mưa gió
Chén đắng làm cay mắt giang hồ

Không chờ người tiễn chiều sông Hiếu
Bẻ kiếm lưng trời gió bụi bay


Ta lãng du hề! Nơi xứ khách
Ngồi co ghế chật, hẹp chi lòng
Đi nhờ lại được mời uống rượu

Mưa chiều biên giới biết về đâu?
                Lao Bảo, 07/1993
                (Biên giới Việt Lào)



Gió về Tùng Môn Trang
                … Ta từng có nỗi nhớ rừng tha thiết
                Trong những chiều say bão tố dậy kinh thành


Xa mãi ngàn xa sơn cước ơi
Chiều mây châu thổ nhớ chưa vơi
Suối reo nẻo ấy đâu hài cỏ

Để dấu rêu xưa đá phủ mờ

Mây trắng nửa trời bay suốt mộng
Mở cửa am chiều mộng trống không
Ta hề - phương sĩ mà vô đạo

Đợi tiếng kinh khuya dưới cội đào
Tiếng cây than gió lay hồn đá

Đá vết lăn trầm cũng biệt ly

Sơn cốc ta hát vang trời đất
Tiếng vọng buồn thiu ngủ dưới chiều
Mõ chuông ta gõ hồ trống trận

Âm vẫn tang thương - vẫn tiêu điều

Bồi hồi tiếng địch réo đồi Tây
Trừng không rừng dựng cỏ thức mây
Em ở phố còn hong áo lụa

Ta quên ngày cũ những chiều say

Ơi thu gió trắng buồn khô mắt
Gió cứ về đi hoa nắng bay

Em đã một lần trong chăn chiếu
Mà đây gác quạnh chiếu chăn buồn…
                                Tùng Môn Trang, Đà Lạt, 1971

(SDB10/09-13)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .

  • Sinh năm 1949  tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản:  Dấu lặng - (Thơ)  NXB Văn học 1976;  Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.

  • Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995;  Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.

  • Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.

  • (Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.

  • Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen

  • Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về

  • LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt  trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.

  • LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.

  • LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.

  • LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.

  • LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .

  • Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng

  • Thiên niên kỷ mới vẫy ta sangkhốn nỗi quà xuân chưa sẵn sàng

  • Tặng nhà thơ Lâm Hiểu Đông  Trời đang mưa mát câyQua công viên Thâm Quyến (*)- Cả thế giới trong nàyTựa bảo tàng bày biện

  • Tôi ra lệnh cho giao thừa dừng lạiThế kỷ XX khoan hãy ra điThế kỷ XXI đừng đến vội

  • Mùa thu hẹn ta về Hà NộiTa rong chơi quên cả lối vềMột mình phiêu lãng miền sơn cướcVui cùng trăng cụng chén sơn khê

  • Vô tư quá tôi trở thành khờ dạiNên chi lỡ hẹn một lời thề

  • Ba bông hoa mang đêm phi qua                                             vườn saoanh và em định mệnh dịu sángmở địa cầu trinh tiếtlửa quàng xanh yếm cổ mùa đông

  • Cơn lũ xoáy mòn vai mẹGiạt trôi manh áo em thơNhận chìm bếp lửaNhững hạt lúa không biết lội