Những bông hoa chút chít

15:24 23/02/2009
YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.

Với tất cả chỉ 40 năm cuộc đời, ông đã viết nhiều vở kịch, truyện ngắn, tiểu luận văn học và đặc biệt là tác giả của 40 tiểu thuyết, 15 trong số đó đã được dựng thành phim lúc sinh thời. Ba lần lọt vào danh sách các nhà văn ứng cử viên giải Nobel Văn học.
Các tiểu thuyết nổi tiếng đặc trưng cho văn phong tinh tế độc đáo của ông có
Tiếng sóng vỗ (1954), Đền vàng (1956 - đã được dịch ra tiếng Việt), Nhà Kyoko (1959).
Tự tử sau âm mưu nổi dậy không thành chống lại "Hiến pháp Hòa bình" tại căn cứ quân sự Itygai ở thủ đô Tokyo .

Những bông hoa chút chít

Cậu móc từ trong túi ra một trái bóng nhỏ – và bắt đầu tung lên Trời cao.
Bầu Trời sâu hút.
Bầu Trời nhận trái bóng nhỏ, nâng nó tới mình – và trả lại rất nhanh.
Cậu bé bắt trái bóng và lại tung lên – cứ thế, làm như thể cậu đã thống lĩnh được Bầu Trời này.
Còn sau đó cậu hít không khí vào mình, sâu-thật sâu. Chưa từng có bao giờ, cả ở nhà, cả ngoài phố, cậu có thể hít thở vậy: ở đó chuyện ăn lớn hơn hít thở. Khi ngậm một miệng đầy không khí, cậu cảm thấy vị lạ kì và hương thơm – thấy bầu trời sâu và những áng mây trắng... từ đâu cả  hương thơm và mùi vị này đã đến với cậu – cậu không biết; chỉ cảm giác rằng dù thế nào chăng nữa cậu biết mạch nguồn.

Niềm vui lại xâm chiếm cậu.
Từ sự thấu suốt chân lí  mạch nguồn của mùi vị và hương thơm. Và giờ này cậu đã hiểu rõ điều cốt lõi của đất.
Mặt đất đã bắt đầu vũ điệu của mình, giống như trái tim đập nhịp. Khu rừng và vạn vật trong khu rừng đã khởi tấu lên âm nhạc cho vũ điệu này. Và cậu đã thấu hiểu toàn thể – cả âm nhạc, cả vũ điệu. Rừng hát, biển những cánh đồng xanh phía bắc ngọn đồi đã hát, những con chim nhỏ  xíu đã hát. Vào chính thời khắc này hình như cậu thậm chí có thể cất lời trò chuyện cùng những chú chim.
Cậu bé đi rất xa vào khu rừng bên chân đồi – và lạc lối.  Trăng đã lên. Rồi bất ngờ – từ bóng tối khu rừng một người đàn ông bước ra với cậu.
- Ông đi đâu thế?
- Ta lên đường du lịch, nhưng bỏ quên một thứ gì đó ở nhà...
- Ở nhà ư? Ông nói về ngôi nhà bị ruồng bỏ trên ngọn đồi gọi là “nhà tù” đó sao?
- Phải, nhà của ta được gọi tên như thế – là “nhà tù”... - người đó đáp lời vậy, thoáng sửng sốt.
- Có lẽ ông là một tên tù, và ông đã bỏ quên thứ gì đó trong nhà tù của mình phải không? Còn khi nào tìm thấy, thì ông sẽ lại ra đi sao?..

Cậu bé bắt gặp cái nhìn của người đàn ông – và một lúc lâu không rời mắt. Đôi mắt cậu dạo trên hồ thu – hồ thu thực tinh sạch, đến nỗi có thể đếm hết những hạt cát nhỏ ở dưới đáy hồ. Vẻ tinh sạch đe dọa. Đe dọa bởi cái tận thiện tận mĩ của mình... Khi bạn nhìn viên ngọc thanh khiết nhất – lâu – rất lâu bạn sợ phải chạm tay vào nó: nó thực là đe dọa bởi những bí mật về sự thanh khiết của mình.
- Phải, mọi chuyện là thế, - người đàn ông thốt lên đáp lời.
Ông hãy còn đang lẩm bẩm điều này – mà cậu bé đã nhào đến ông, giấu khuôn mặt vào  đôi tay giang đón, rồi khóc òa...
Hòa vào giọng cậu đã khóc òa cả con chim họa mi trên cây cao.
- Ông không được ra khỏi đó!.. Chúng cháu bị cấm chơi ở đây, trên đồi... Ông hãy quay trở lại ngôi nhà màu xám của mình đi.

Thở dài, người đàn ông nhìn vầng trăng. Đôi mắt ông cũng trong trẻo hệt như đôi mắt Akakhiko.
- Ta có một đứa con; một cậu bé cũng nhỏ thế...
- Thế bây giờ cậu ấy ở đâu?
- Bây giờ nó là chim hải âu, và bay trên biển. Và khi đi săn, phát hiện thấy ánh bạc vảy cá giữa những con sóng, thì nó nhúng ngập cổ xuống làn nước. Và nói: “chúng đã giết chết ta trong biển chiều xám xịt, tên sát nhân của ta – ở dưới đáy đen ngòm. Và chừng nào hắn chưa nổi lên trên mặt nước, ta có nghĩa vụ chờ đợi ở đây, ngưng cánh bay trên biển này...”
- Ông nói gì vậy?!
Và người đàn ông nói tiếp:
- Con quỷ, sau khi giết chết chim hải âu tội nghiệp đó, đã tìm thấy con đường lên mặt nước. Và cậu có biết, ai đã chỉ con đường này cho nó không? Cậu... Rồi ta sẽ làm cho cậu hạnh phúc. Ta đang quay trở lại nhà tù đây.

Ở bìa rừng, người tù từ biệt đứa trẻ – rồi leo xuống dốc quay trở về ngôi nhà xám xịt của mình.
Một năm trôi qua.
Và khi hoa chút chít lại nở bung – từ cổng nhà tù hiện ra người được phóng thích. Các cậu bé, các bạn bè của ông, đã chờ đợi ông.
Người được phóng thích bước ra.
Nhiều ánh sáng rực rỡ khắp nơi. Những đứa trẻ chạy lại với ông và ngồi xuống vòng quanh trên cỏ.
Ánh sáng lấp lánh, rạng rỡ nơi nơi – những bông hoa chút chít nở rộ.
Bọn trẻ nhìn xuống phía dưới – và ở đó, bên chân đồi, đột nhiên chúng nhận thấy, từ từ kéo lên phía chúng thứ gì to lớn và đen. Đó là những người đàn bà. Mẹ của Akikhiko. Mẹ của Toshiko. Ba, bốn... Những bước chân họ lạnh lùng và vô cảm. Họ đang tiến lại gần – rồi tóm tay bọn trẻ con:

- Con đã chạm tay vào tên tội phạm phải không? Thật là hư quá!.. – Và họ lau những bàn tay con trẻ bằng khăn mu soa. Người đàn ông dõi xem tất thảy những chiếc khăn của họ thấp thoáng và bay lên. Trong cơn thịnh nộ, những người đàn bà bắt đầu gào thét với ông. Người đàn ông im lặng cúi xuống – rồi ngắt những bông hoa chút chít trao cho lũ trẻ: mỗi đứa một bông, và bỏ đi, không ngoái nhìn trở lại. Trên bàn tay phải của mỗi đứa trẻ giờ này có một bông hoa.
- Vứt ngay! Vứt ngay! – Mắt các bà mẹ hằn học.
Những bông hoa chút chít. Sau khi rơi xuống đất, tất cả chúng sáng lóng lánh và lóng lánh trong ánh nắng tàn.
A, những bông hoa chút chít: chúng như than đỏ hồng – trong ngọn cỏ đã ngả sang giá lạnh...
           KIỀU VÂN dịch

(nguồn: TCSH số 194 - 04 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • AMBROSE BIERCE   

    Năm 1861, chàng trai Barr Lassiter sống cùng cha mẹ và người chị ở gần Carthage, Tennesse.

  • Nassar Ibrahim là nhà văn, nhà báo người Palestine. Ông còn là nhà hoạt động xã hội, nguyên Tổng Biên tập báo El Hadaf tại Palestine. Truyện ngắn dưới đây được in lần đầu bằng tiếng Ả Rập trong tạp chí Masharef 28, số mùa thu 2005, được Taline Voskeritchian dịch sang tiếng Anh, in trong tạp chí Wordswithoutborders số tháng 11/2006.

  • THOMAS VINT

    L.T.S: Thomas Vint người Estonia, năm nay 49 tuổi. Hiện ông viết văn và sống ở Estonia (Liên Xô). Ngoài khả năng viết văn xuôi, ông còn thích vẽ. Ông đã từng triển lãm tranh ở Pháp vào năm 1988. Ông cũng đã tự minh họa cho tập truyện ngắn đầu tiên của mình.

  • JOSHUA BROWN (Mỹ)  

    “Con sẽ làm vua!” một chú lợn con nói với bố mẹ.
    Lợn Mẹ mỉm cười nhìn con. “Làm sao con có thể thành vua được khi con chỉ là một chú lợn con?”

  • RAY BRADBURY

    Theo Ray Bradbury, truyện khoa học giả tưởng khác với sự tưởng tượng thuần túy ở chỗ nó là "một dự phóng hợp lý của thực tại". Vì vậy cuộc đi dạo ngắn ngủi này nói lên những gì ông suy nghĩ - hay lo sợ - có thể dễ dàng trở thành một bức tranh thật.

  • Thomas Burke (1886 - 1945) sinh tại Clapham, ngoại ô thành phố Luân Đôn, nước Anh. Cha chết khi còn rất nhỏ, ông sống với người chú, sau được gởi vào một cô nhi viện.

  • JORGE LUIS BORGES

    Jorge Luis Borges (tên đầy đủ là Jorge Francisco Isidoro Luis Borges Acevedo) sinh ngày 24 tháng 8 năm 1899 tại Buenos Aires, Argentina.

  • CLAUDE FARRÈRE

    Những kẻ văn minh là tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Claude Farrère (1876 - 1957) đã nhiều năm sang Việt Nam mô tả vạch trần và lên án sâu sắc chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương trong hơn 80 năm đô hộ.

  • HERMANN HESSE
    (Nhà văn Đức, Nobel văn học năm 1946)    

    Trước đây, một chàng trai trẻ có tên là Ziegler đã sống ở ngõ Brauer. Anh là một trong những người thường xuyên ngày nào cũng gặp chúng tôi ở trên đường phố và chưa bao giờ chúng tôi có thể ghi nhớ chính xác khuôn mặt của những người ấy, vì tất cả bọn họ cùng có khuôn mặt giống nhau: một khuôn mặt bình thường ở giữa đám đông.

  • Nhà văn Nenden Lilis A. sinh tại Malangbong-Garut (Tây Java) năm 1971, là giảng viên khoa Giáo dục và Văn chương tại Indonesian Education University ở Bandung.
    Truyện ngắn và thơ của bà đã in trên nhiều ấn phẩm trong nước. Bà cũng thường được mời nói chuyện tại các hội nghị văn học cả ở trong nước và nước ngoài (như Malaysia, Hà Lan và Pháp). Thơ của bà đã được dịch sang tiếng Anh, Hà Lan và Đức.
    Truyện ngắn dưới đây được John H. McGlynn dịch từ tiếng Indonesia sang tiếng Anh.

  • ALEKSANDAR HEMON

    Đám đông xôn xao trong bầu bụi chiều nâu xỉn; họ đợi đã quá lâu rồi. Cuối cùng, Quan tổng trấn bước xuống bậc thang áp chót, dạng chân và chống nạnh ra vẻ quyền chức thường thấy. 

  • Lời dẫn: Cách đây 475 năm, vào ngày 22 tháng 2, tại thành phố Xenvia đã qua đời một người Italia tên Amêrigô, một người đã từng giong buồm liền 7 năm trời trên những vịnh ở phía Bắc và Tây châu Nam Mỹ.

  • LTS: Issac Bashevis Singer sinh tại Ba Lan. Ông là một nhà văn lớn của Do Thái. Hầu hết truyện của ông đều viết bằng tiếng Hébreu và Yiddish, tức tiếng Do Thái cổ. Với lối văn trong sáng, giản dị, có tính cách tự sự, ông thường viết về cuộc sống của những người dân Do Thái cùng khổ. Ông được tặng giải Nobel văn chương năm 1978.

  • LTS: Giải thưởng danh giá Goncourt của văn chương Pháp năm 2015 với tác giả là nhà văn Mathias Enard do Nxb. Actes Sud (Pháp) xuất bản.

  • Sinh ở Manzanillo năm 1907, Loló de la Torriente sống ở Havana từ thuở nhỏ. Bà đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến đấu chống lại Machado và các chế độ ủng hộ đế quốc sau đó. Bà trở thành giáo viên và là một đảng viên của Đảng Cộng sản Cuba.

  • Michel Déon sinh năm 1919 tại Paris. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, ông tòng quân cho đến tháng 11 năm 1942. Ở lại vùng phía nam nước Pháp bị tạm chiếm, ông cộng tác với nhiều báo và tạp chí khác nhau.

  • LGT: Alissa York sinh tại Australia và lớn lên tại tỉnh bang Edmonton, Canada, và là tác giả của năm tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm bán chạy: The Naturalist, Fauna, Effigy, Mercy, Any Given Power. Cô nhận giải Bronwen Wallace Memorial Award vào năm 1999, và đã từng được đề cử giải văn chương danh giá Scotiabank Giller Prize.

  • LGT: “Cơn Giông” là một trong các tác phẩm Nabokov, văn hào Mỹ gốc Nga, viết trong thời kỳ ông còn sáng tác bằng tiếng Nga, và được đăng lần đầu trên báo Đỵíÿ (Hôm Nay) vào ngày 28 tháng 9 năm 1924. Sau này, nó được Dmitri Nabokov, con trai tác giả, dịch lại qua tiếng Anh và đăng trong một số tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng của Nabokov. Bản dịch dưới đây được dịch giả Thiên Lương, người từng dịch Lolita, thực hiện từ bản gốc tiếng Nga.