Những ánh lửa thắp từ cõi nhớ

09:02 04/09/2008
HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.

Cho từng ánh lửa, tập thơ đầu tiên của sự đam mê và giàu dự cảm của Hải Trung là chứng chỉ cho những gì được ấp ủ từ nguội lạnh đến bập bùng, được vực dậy từ cõi quên và cõi nhớ của chính tác giả.
Nếu phát minh kỳ diệu của loài người là tạo lửa và giữ lửa thì đến lượt nó, lửa đã lưu giữ bao nhiêu huyền thoại tình yêu và hiện thực cuộc đời. Nó thể hiện mặt hiển minh của sự chiếm lĩnh sự sống từ thuở có con người trên trái đất với hình thức thô sơ nhất của nó. Tôi bắt gặp trong thơ Hải Trung chất suy tư, tự nghiệm ấy bằng cách đi ngược thời gian để đòi "trả lại ta nếp gấp trên tay" để nhận ra sự mong manh và thiêng liêng của lửa "Lửa bén lên vưông chiếu của từng số phận - Để lại tro than đằm thắm sắc màu - Để lại tháng năm cùng nhiều nghi vấn" và cuối cùng nhận ra qui luật muôn đời "lửa vẫn thắp lên từ phía chân trời" của mộng mơ, ước khát.
Sự tìm lại thời gian cũng là cách để hiểu những chứng tích lưu giữ trên từng sự vật, hiện thực trần thế, kể cả những gì mỏng manh, hút hắt nhất là cái chết và hư vô.
Hải Trung đã dựng lại các chiều của thời gian, qua đó tạo hệ qui chiếu thời gian - không gian.
- Lối gạch cũ đón gót hài năm cũ
- Ngẩn ngơ xanh theo lối cũ trồi lên
- Sông hư ảo từng vùng nhẵn bóng
Cả tiếng cười trên môi, trái tim trong lồng ngực cũng đều là thời gian và không gian hoá trong nhau: "Em ví ngực anh - hạt lúa lép cuối mùa... Những chuỗi cười đã lên rêu bổi hổi".
Những người làm nhang là bài thơ giàu suy tư và liên hệ lạ. Nhìn những que nhang xếp hình xoè hoa phơi giữa mặt đường, tác giả liên tưởng đến "hương thời gian", rồi nghĩ đến khói hương huyền vũ cô độc "phận mình ngún khói tháng năm". Vậy mà, cái dễ tan biến vào thinh không ấy lại là cái "gạch nối không lời" nối hai cõi thế: dương gian và âm giới. Hữu thể và hư vô khúc xạ vào nhau qua hình ảnh làn hương gửi theo ngọn gió.
            Những cánh nhang phơi giữa chân trời
            Khúc xạ ngày đêm cựa mình theo gió.
Tác giả dành gần nửa tập thơ để nói về thời gian. Những tiêu đề bài thơ không hề vô nghĩa mà là những ám ảnh, là sự thức nhận cá nhân: Thời gian, Có thoáng mùa thu, Chuyện tháng năm, Sự đi qua, Mùa trôi, rồi từ Những tháng ngày không tên quay về Giấc mơ cổ tích. Hành trình thời gian đi từ cụ thể đến thăm thẳm nhạt nhoà mà chiều quay hướng về quá vãng. "Ký ức", "hồi ức", "dư âm", "dấu cũ", "năm cũ", "vườn cũ", "cổ tích"... là những day dứt của người thơ. Nhờ nẻo về này mà cõi nhớ hiện lên: "Vét trong cái quên thức giấc cái nhớ". Tác giả đã đánh thức từng Ký ức xanh, Ký ức nâu, Ký ức mưa, Ký ức mờ xa cổ tích... qua đó để "dựng nụ cười trang nghiêm" và tạo hương thơm cho chuỗi lãng quên từ "những tháng ngày không tên", "để cho giấc mộng nhói đau chân trời" và "mùi hương ghim nỗi nhớ quê nhà"...
Hiện tại tính từ mốc ngày sinh là thời gian hiện thực bắt đầu. Trong cái quỹ tuổi đời người, thêm một tức là vơi một. Đó là sự xuẩn ngốc của thời gian. Một bình minh hồng tươi hay một đêm mưa giá buốt, con người không có quyền lựa chọn để sinh ra lại là định mệnh có thật. Con người đi giữa khúc dạo khúc kết. Còn khúc ngân vượt ra ngoài hành trình khép kín này chính là khát vọng vĩnh hằng do con người tạo ra trong khoảng nhân sinh ấy. Chưa tìm thấy trong thơ Hải Trung có khúc dạo và khúc kết, chỉ thấy câu hỏi và câu đáp vừa mơ hồ vừa cụ thể.
            Hỏi: Dáng bao nhiêu tuổi
            Đáp: Tóc người vội sương
Rồi lại vội vã quay về điểm mốc ban đầu để nghe tiếng khóc "tự ban sơ lọt lòng". Có bi quan lắm không? hay là tác giả triết lý theo kiểu "hữu hoàn vô" mà vội sợ cho sự hiện hữu vật chất của mình? Dẫu gì, câu trả lời vẫn còn trong im lặng, chỉ còn đây tiếng khóc ban sơ - là một lời nhắc nhở.
Cho từng ánh lửa cũng dành phần nhiều để ngẫm về đời tư, thế sự và tình yêu. Hải Trung không lý sự mà chủ yếu là bình và cảm nhận những vấn đề trên theo cách riêng của mình để "mọi ý nghĩ xé lẻ thành từng đốm sáng", "Ta một mình, ừ nhỉ có đôi khi - Ngồi đối thoại với khuôn mặt rỗng".
            - Cứ phóng đãng mà nương theo gió
             Mà long tong nhịp xuống mạn thuyền
             Mà đẩy đưa mái chèo đưa đẩy
             Chuỗi âm thanh rò rỉ màn đêm
            - Đêm đồng loã tình yêu ngày con gái           
Để hôm nay chăn chiếu lạnh lưng trần.
Trong ớn lạnh của cõi vô thức mà vẫn nghe được sự "im lặng choàng qua vai" quả là sự đợi chờ đã chín. Và dù trong ngang trái, một nhen nhóm khác lại hiện lên từ ký ức tình ca.
            Bài hát vẫn vọng vang trong ký ức
            Nhắn niềm tin trong ngực
            Nỗi đau em trái gió lại đâm mùa.
Và như một lây lan của cảm giác trong mơ để được vỗ về, an ủi.
            Ru là nuôi ướt cơn mưa
            Ru là nắng sớm vàng lưa thưa thềm
            Ru là mắt phố lim dim
            Em như trốn giữa lặng im chưa về.
Đi từ mình đến tha nhân, thơ Hải Trung phảng phất nỗi buồn nhân thế. "Nghĩ trước đá vọng phu" là suy nghĩ mới về những điều đã cũ, đồng vọng trong xao xác những linh hồn đã lãng đãng giữa núi ngàn xa ngái để còn đây "Thiếu phụ bồng mây đầu khe ngọn suối, tự nghe "Thời gian rùng mình tóc rối - Lấm tấm buồn gió sượt qua vai". Trước đá vọng phu, tác giả liên hệ đến mình, lỡ cái ngày không còn có mặt trên đời. "Có bao giờ để đá vọng ngu ngơ"?
Nhân đọc văn từ mệnh của Tự Đức, tác giả đã dựng lại chân dung trừu tượng nhưng giàu liên tưởng về một vị hoàng đế - thi sĩ tài hoa nhưng đầy rủi may, bi kịch trong cuộc thử vận "sấp ngửa cơ may bám víu cuộc đời". Đâu rồi quyền uy của văn từ mệnh để còn đây nỗi đau thời thế và tâm trạng bi ai giằng xé giữa hai bờ hư - thực, giữa niềm tin và bất lực, giữa sự khẳng định và sự bám víu vào mệnh trời. "Lễ đăng quang niềm vui chợt tắt" mà vẫn dám gánh vác non sông trong mưa cầu số phận được bình an để cuối cùng không tránh khỏi sự buông xuôi, vô vị, kinh hoàng, tự trách mình và thời thế.
            Lễ đăng quang cuối thời tàn cuộc
            Để lòng người chuếnh choáng giữa sơn khê
            Bao kinh hoàng bước dài bất trắc
            Gôm nỗi buồn trang sức cơn mê+
Bi kịch nhà vua, bi kịch tinh thần là không thể khác "theo nhau trào lên ngọn tóc- Bạc những sợi đang hãy còn xanh".

Tuy chưa tạo được những phức điệu ổn định cho thơ nhưng từ những ám ảnh quá vãng, từ dấu cũ, mùa xưa, từ những ký ức và lãng quên, từ sự xáo động của thời gian tâm lý và sự đam mê dại ngộ trong tình yêu, Hải Trung đã dự cảm những tín hiệu thơ đáng chú ý. Nỗi u hoài không định trước được tác giả gọi về phía có bập bùng ánh lửa trong cõi thẳm của lòng, trong phía đường chân trời hé đỏ của khát khao hạnh phúc, và khát vọng thi ca. Tuy vậy, Cho từng ánh lửa vẫn còn những hụt hẫng, nuối tiếc trong người đọc vì những cảm xúc nhẹ và những tứ thơ còn tản mát. Và vì thế, sự vượt trội lên trong các tập thơ sau của Hải Trung về ngôn ngữ, hình ảnh, triết luận... là mong mỏi, hy vọng của nhiều người và là sự nỗ lực của Trung.
Huế, 12-1999
H.T.H
(nguồn: TCSH số 163 - 09 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN HOATranh luận Văn Nghệ thế kỷ 20, do Nhà xuất bản lao động ấn hành. Nó có 2 tập: tập 1 có 1045 trang và tập 2 có 1195 trang, tổng cộng 2 tập có 2240 trang khổ 14,4 x 20,5cm. bìa cứng, bìa trang trí bằng tên các tờ báo, tạp chí có tư liệu tuyển trong bộ sách này.

  • VĨNH CAO - PHAN THANH HẢIVườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Nhưng do những nguyên nhân lịch sử, khu vườn này đã bị triệt giải từ đầu thời vua Ðồng Khánh (1886-1889) và để trong tình trạng hoang phế mãi đến ngày nay. Trong những nỗ lực nhằm khắc phục các "không gian trắng" tại Tử Cấm Thành và phục hồi các khu vườn ngự của thời Nguyễn, từ giữa năm 2002, Trung tâm BTDTCÐ Huế đã phối hợp với Hội Nghệ thuật mới (Pháp) tổ chức một Hội thảo khoa học để bàn luận và tìm ra phương hướng cho việc xây dựng dự án phục hồi khu vườn này.

  • HỒNG DIỆUNhà thơ Cao Bá Quát (1809-1854) được người đời hơn một thế kỷ nay nể trọng, với cả hai tư cách: con người và văn chương. "Thần Siêu, thánh Quát", khó có lời khen tặng nào cao hơn dành cho ông và bạn thân của ông: Nguyễn Văn Siêu (1799-1872).

  • HÀ VĂN THỊNHI. Có lẽ trong nhiều chục năm gần đây của lịch sử thế giới, chưa có một nhà sử học nào cũng như chưa có một cuốn sách lịch sử nào lại phản ánh những gì vừa xẩy ra một cách mới mẻ và đầy ấn tượng như Bob Woodward (BW). Hơn nữa đó lại là lịch sử của cơ quan quyền lực cao nhất ở một cường quốc lớn nhất mọi thời đại; phản ánh về những sự kiện chấn động nhất, nghiêm trọng nhất đã diễn ra trong ba năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới: sự kiện ngày 11/9, cuộc chiến tranh Afganistan và một phần của cuộc chiến tranh Iraq.

  • ĐẶNG TIẾN     (Đọc Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)Một tờ báo ở ngoài nước đã giới thiệu bốn cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mới xuất bản. Dĩ nhiên là một bài báo không thể tóm lược được khoảng 1700 trang hồi ký viết cô đúc, nhưng cũng lảy ra được những đặc điểm, ý chính và trích dẫn dồi dào, giúp người đọc không có sách cũng gặt hái được vài khái niệm về tác phẩm.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO       (Đọc tập truyện ngắn “Trà thiếu phụ” của nhà văn Hồng Nhu – NXB Hội Nhà văn 2003)Tôi đã được đọc không ít truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu và hầu như mỗi tập truyện đều để lại trong tôi không ít ấn tượng. Trải dài theo những dòng văn mượt mà, viết theo lối tự sự của nhà văn Hồng Nhu là cuộc sống muôn màu với những tình cảm thân thương, nhiều khi là một nhận định đơn thuần trong cách sống. Nhà văn Hồng Nhu đi từ những sự việc, những đổi thay tinh tế quanh mình để tìm ra một lối viết, một phong cách thể hiện riêng biệt.

  • ĐỖ QUYÊN…Đọc thơ Bùi Giáng là thuốc thử về quan niệm thơ, về mỹ học thi ca. Đã và sẽ không ai sai nhiều lắm, cũng không ai đúng là bao, khi bình bàn về thơ họ Bùi. Nhắc về cái tuyệt đỉnh trong thơ Bùi Giáng, độ cao sâu tư tưởng ở trước tác Bùi Giáng nhiều bao nhiêu cũng thấy thiếu; mà chỉ ra những câu thơ dở, những bài thơ tệ, những đoạn văn chán trong chữ nghĩa Bùi Giáng bao nhiêu cũng bằng thừa…

  • LÊ THỊ HƯỜNGTrong căn phòng nhỏ đêm khuya, giai điệu bản sonat của Beethoven làm ta lặng người; một chiều mưa, lời nhạc Trịnh khiến lòng bâng khuâng; trong một quán nhỏ bên đường tình cờ những khúc nhạc một thời của Văn Cao vọng lại làm ta bất ngờ. Và cũng có thể giữa sóng sánh trăng nước Hương Giang, dìu dặt, ngọt ngào một làn điệu ca Huế khiến lòng xao xuyến.

  • NGÔ MINHĐến tập thơ chọn Giếng Tiên (*), nhà thơ - thầy giáo Mai Văn Hoan đã gửi đến bạn yêu thơ 5 tập thơ trữ tình, trong đó có hai tập thơ được tái bản. Đó là tập đầu tay Ảo ảnh, in năm 1988, tái bản 1995 và tập Hồi âm, in năm 1991, tái bản năm 2000. 15 năm xuất bản 7 đầu sách (2 tập tiểu luận) và đang có trong ngăn kéo vài tập bản thảo tiểu luận nữa, chứng tỏ sức sáng tạo sung mãn đáng nể trọng của một thầy giáo vừa dạy học vừa sáng tác văn chương.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO        (Đọc tập thơ ''Độc thoại trước mặt trời'' của Trần Lan Vinh- NXB Văn học Hà Nội- 2003)Trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, sự thiếu vắng những cây bút nữ đã trở thành một vấn đề cần được chú trọng. Hầu như mỗi khi phụ nữ cầm bút, điều họ quan tâm nhất đó là sự giải bày tâm sự với ngàn ngàn nỗi niềm trắc ẩn. Nếu viết là một cách để sẻ chia tâm sự thì Trần Lan Vinh là một trường hợp như thế.

  • NGUYỄN THANH TÚMùa đông năm ngoái, anh Đoàn Tuấn từ Hà Nội vào Huế giảng dạy lớp đạo diễn điện ảnh. Dù công việc khá bận rộn nhưng anh vẫn dành cho tôi không ít thời gian tâm sự, bởi ngoài tình cảm thân thiết anh còn là cấp trên của tôi ở toà soạn tạp chí Thế Giới Điện Ảnh. Trong những lần trò chuyện ấy, tôi thật sự bất ngờ khi nghe anh kể chuyện về cuốn sách anh sắp in ở Nhà xuất bản Trẻ mà nội dung của nó là câu hỏi hơn 20 năm nay vẫn luôn canh cánh trong tôi. Vốn dĩ Đoàn Tuấn là nhà biên kịch điện ảnh tên tuổi, anh đã có nhiều kịch bản phim nổi tiếng như: Chiếc chìa khoá vàng (1998), Ngõ đàn bà (1992), Đường thư (2003)...

  • MAI VĂN HOANNguyễn Khoa Điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình một phong cách riêng. Qua các tập Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007) ta bắt gặp những suy ngẫm của anh đối với nhân dân, đất nước; những chiêm nghiệm của anh về đời sống xã hội, nhân tình thế thái. Những chiêm nghiệm và suy ngẫm đó được thể hiện bằng một giọng thơ trầm tĩnh, bình dị, sâu lắng và khá hiện đại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ       (Đọc Nỗi niềm để ngỏ của Lê Lâm Ứng - Nhà xuất bản Văn học 2002)Đọc thơ Lê Lâm Ứng để tìm những câu mượt mà thì hơi khó. Thảng hoặc lắm mới bắt gặp ở anh tâm trạng thư thái này:                Biết rằng trong cõi nhớ thương                Lạc nhau âu cũng lẽ thường vậy thôi

  • MAI VĂN HOANNguyễn Đắc Xuân không chỉ có chân trong Hội Nhà văn Việt Nam mà anh còn là hội viên Hội Lịch sử Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam... Nhưng dù ở cương vị nào thì điều mà anh tâm huyết nhất vẫn là lịch sử và văn hóa Huế.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG   (Nhân đọc sách "Gió về Tùng Môn Trang" của Nguyễn Xuân Dũng)Tác giả cuốn sách này là một võ sư đệ bát đẳng huyền đai thuộc phái không thủ đạo, vừa là một nhà hoạt động thương trường nổi tiếng ở Mỹ. Nhưng cuốn sách này không hề bàn đến chuyện đấm đá hơn kém hoặc là chuyện mua bán lời lỗ mà bàn về cái TÂM. Tác giả tỏ ra hết sức chú trọng vũ đạo; nhất cử nhất động đều phải xuất phát từ cái TÂM, cái TÂM viết hoa.

  • TRẦN THUỲ MAI            (Đọc Uẩn khúc, tiểu thuyết của Hoàng Văn Bàng, NXB Thuận Hoá 2002)Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê không xa lắm, với một tầm mức tai hại không lớn, gây một ảnh hưởng mới xem qua tưởng chừng không đáng kể. Một ông trưởng phòng ở huyện tham ô vài chục triệu thì đã thấm gì so với những câu chuyện động trời hàng ngày trên các báo, mà thủ phạm mang những chức tước lớn lao hơn, với những số tiền khổng lồ tới hàng nghìn tỉ!

  • MAI VĂN HOAN         (Giới thiệu các tác giả thuộc chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế)Ngô Minh là một trong những nhà văn Việt Nam ở Huế được Đài truyền hình Cáp Việt Nam chọn giới thiệu tới 45 phút trong chương trình “Người của công chúng”. Tôi cũng được mời nói đôi lời về anh. Với tôi, Ngô Minh là người làm việc “tới số” và chơi cũng... “tới số”!

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNCùng một kiếp bên trời lận đận                  (Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành)Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa cho ra mắt tác phẩm Rừng xưa xanh lá (Mười chân dung văn nghệ sĩ) tại Nhà xuất bản Hải Phòng (1/2003).

  • TÔ VĨNH HÀNhững trang viết sau cùng của một con người luôn luôn là điều thiêng liêng và không bao giờ hết bí ẩn. Vì sao lại dùng từ ấy chứ không phải là chữ kia; đề cập đến cái này chứ không phải là cái khác..? Rất nhiều câu hỏi sẽ đến với người đọc khi trước mắt ta là những ý tưởng hiện hữu sau cùng của một đời người - đặc biệt ở con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là cái tên mà mỗi người Việt lúc đọc hay nói, không chỉ diễn đạt một quan niệm gần như vô hạn của nhận thức, mà hơn nhiều thế nữa - là âm sắc tuyệt vời của sự kết tụ những tinh hoa quý giá nhất của trái tim mình.

  • NGUYỄN TỐNGQuê hương đất nước và con người luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau trong suốt chiều dày của lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó tự nhiên chan hoà đến mức như cá bơi quẫy giữa đại dương, chim tung cánh vô tư giữa bầu trời bát ngát. Đến lúc nào đó, khi con người rơi vào cảnh cá chậu chim lồng, tình cảm, ý thức về đất nước thiêng liêng mới trở nên ám ảnh day dứt.