Những 'hạt giống đỏ' của lịch sử

08:59 29/11/2016

Lịch sử xã hội VN trong khoảng thời gian 1954 - 1975 đã ghi dấu sự hình thành cộng đồng học sinh miền Nam tại miền Bắc với những vai trò và đóng góp nhất định cho đất nước trước và sau năm 1975. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về thế hệ học sinh đặc biệt này.

Những học sinh miền Nam học tập tại miền Bắc - Ảnh: T.L

Cuốn sách Học sinh miền Nam - Tư liệu và kỷ niệm do những học sinh miền Nam năm xưa thực hiện, trong đó nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh (Cao Văn Dũng) làm chủ biên, NXB Văn hóa văn nghệ ấn hành, vừa ra mắt, gần như là công trình đầu tiên khái quát toàn diện về lịch sử học sinh miền Nam, cũng như mối quan hệ giữa cộng đồng đặc biệt này với lịch sử.

Những cuộc đời riêng trong vận mệnh chung của đất nước

Từ năm 1954 - 1975, khoảng 32.000 thanh thiếu niên miền Nam được đào tạo tại miền Bắc để góp sức giải phóng đất nước, xây dựng miền Bắc, cũng như tiếp quản miền Nam sau giải phóng, có thể chia thành 3 giai đoạn theo những tiến trình lịch sử của đất nước: 1954 - 1959, 1959 - 1964 và 1965 - 1975. Học sinh miền Nam có nhiều độ tuổi theo các cấp học khác nhau và được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt. Tất nhiên trong hoàn cảnh thiếu thốn chung của đất nước, chế độ này tốt hơn so với mặt bằng chung, nhưng khó có thể đầy đủ.

Năm 1964, khi lên 9 tuổi, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đã xa gia đình ra miền Bắc học tập trong ngôi trường nội trú. Cũng như những học sinh miền Nam khác, trong ông, những ký ức về khoảng thời gian ấy chưa khi nào phai mờ: “Khi vào trường học, chúng tôi không phân biệt xuất thân của mỗi người mà sống hòa đồng như trong một gia đình mới, hay đúng hơn là cả cộng đồng, môi trường xã hội mới. Không chỉ học tập với các thầy cô, chúng tôi còn “đào tạo” lẫn nhau như hát, đàn, đá bóng…”. Dù vậy, cuộc sống xa gia đình từ nhỏ góp phần tạo nên tính cách, ảnh hưởng tới cách ứng xử của học sinh miền Nam với 2 mặt “phải” và “trái”. “Học sinh miền Nam thường là những người có năng lượng sống mạnh mẽ”, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh cho biết. Tuy nhiên, theo ông, họ lại thiếu nhiều kỹ năng trong cuộc sống, chẳng hạn như chuyện nữ sinh vụng về không biết nấu ăn, đi chợ, trả giá, hay nhiều nam sinh không biết gấp chăn màn… là bình thường.
 
Những “hạt giống đỏ” của lịch sử 1
Bìa sách Học sinh miền Nam - Tư liệu và kỷ niệm Ảnh: C.T.T

Các cô bé, cậu bé cũng phải chịu nỗi cô đơn lớn khi xa gia đình. Ông Tống Quang Anh - một trong những học sinh miền Nam năm xưa, tập kết ra bắc từ năm 1954 nhớ lại: “Tết đến ở các trường học sinh miền Nam, những đứa có cha có mẹ, gia đình thì được người thân đón về sum họp. Đối với bọn tôi, sự khao khát mái ấm gia đình chỉ là khát khao, như những đứa trẻ trông ngóng ông bụt, bà tiên”. Theo gia đình tập kết ra bắc khi mới lên 3 tuổi, bà Đặng Thị Mai ngẫm lại thấy mình may mắn bởi dù sống xa gia đình nhưng vẫn biết còn mẹ, còn cha. “Một số bạn tôi không được như vậy, cô đơn, trơ trọi trên đời, không biết chắc chắn quê hương mình là ở đâu, chỉ có bạn bè trong lớp là gia đình, cô bảo mẫu là “má”, có bạn gần cuối đời mới tìm được mẹ, nhưng cũng có bạn không được cái hạnh phúc ấy”, bà Mai chia sẻ.
 
 
 
Những 'hạt giống đỏ' của lịch sử - ảnh 2

Học sinh miền Nam mặc dù hình thành trong một hoàn cảnh rất đặc biệt vẫn là sự kế thừa, thể hiện phẩm chất kiên nhẫn, khát vọng tự do, sức phấn đấu và nỗi đau thương của dân tộc VN, nhân dân VN

Những 'hạt giống đỏ' của lịch sử - ảnh 3
 

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh

 
Ngoài ra, bởi ý thức rất rõ cộng đồng học sinh miền Nam là thế hệ nhân lực mới đang được “cộng sản” đào tạo, nên quân đội Mỹ luôn tìm cách tiêu diệt cộng đồng này. Máy bay Mỹ thường thả bom vào những ngôi trường học sinh miền Nam, khiến học sinh phải đi di tản, nhiều em đã chết vì bom Mỹ.
 
“Hạt giống đỏ” là ai ?
 
Trong cộng đồng học sinh miền Nam, theo nhìn nhận của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh có một thế hệ được gọi là “hạt giống đỏ”. Ông cho hay, rất nhiều “hạt giống” trong đó là con em của những cán bộ chủ chốt - nhiều người đã tham gia chống Pháp, chống Mỹ được coi là những “cây đỏ”. Cộng đồng “hạt giống đỏ” là những người được đào tạo dự kiến để trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng xã hội miền Nam theo mô hình xã hội chủ nghĩa. “Việc xét các ngành học với từng cá nhân được chọn lựa kỹ dựa trên khả năng, tố chất, thể chất và hoàn cảnh gia đình”, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh cho biết. Chẳng hạn như, ngay chính ông - một trong những người thuộc thế hệ “hạt giống đỏ”, tại Trường Học sinh miền Nam, được nhìn nhận có khả năng văn học. Hiện ông là một trong những nhà nghiên cứu về văn học sử và văn hóa sử hàng đầu tại VN.
 
“Tôi sinh ra ở Bình Thuận trong giai đoạn chống Pháp gian khổ, theo cha mẹ đi khắp nơi, việc học hành bị gián đoạn bởi chiến tranh. Khi tập kết ra bắc, tôi được học tập tại Trường Học sinh miền Nam, học văn hóa, phát triển toàn diện. Quãng thời gian này đã giúp tôi hình thành tích cách, nhận thức, cũng như thành công với nghề nghiệp sau này”, NSND Trà Giang cho hay. Trong trường, bà đã bộc lộ khả năng và được đào tạo về nghệ thuật. Sau này, bà quyết định đi theo nghiệp điện ảnh, trở thành học viên của khóa diễn viên đầu tiên của trường điện ảnh tại Hà Nội. Thế hệ của bà đã trở thành lứa nghệ sĩ là lực lượng nòng cốt của điện ảnh VN trong suốt một thời gian dài.
 
Sau khi đất nước thống nhất, nhiều người trong cộng đồng “hạt giống đỏ” trở về tiếp quản miền Nam. Dù nhiều người đã gặp khó khăn trong việc hòa nhập, nhiều người đi theo con đường khác với con đường họ đã được đào tạo, nhưng không thể phủ nhận, với nền tảng kiến thức được tiếp thu tại miền Bắc, không ít người đã trở thành những người đi đầu trong các lĩnh vực của đất nước, có người đi theo con đường chính trị, trở thành doanh nhân, tiếp quản các xí nghiệp, nhà máy, trở thành nhà nghiên cứu. Nhiều “hạt giống” trong cộng đồng học sinh miền Nam đã trở thành những chính trị gia tên tuổi như Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Trương Quang Được, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… hay những văn nghệ sĩ xuất sắc như Trà Giang, Lê Anh Xuân, Lâm Tới, Diệp Minh Tuyền…
 
Trường Học sinh miền Nam đã có những tác động khác nhau lên cuộc đời của mỗi cô bé, cậu bé năm xưa. “Học sinh miền Nam mặc dù hình thành trong một hoàn cảnh rất đặc biệt vẫn là sự kế thừa, thể hiện phẩm chất kiên nhẫn, khát vọng tự do, sức phấn đấu và nỗi đau thương của dân tộc VN, nhân dân VN”, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh nhìn nhận.

Theo Ngọc An - TNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN ĐÌNH CHI
                        Hồi ký

    KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.

  • THÁI VŨ

    Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.

     

  • TỪ HỒNG QUANG     

    Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.

  • ĐÔNG HÀ   

    Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền

  • HÀ KHÁNH LINH

    Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.

  • TRẦN NGỌC TRÁC

    Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!

  • PHI TÂN

    1.
    Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Hồi ức làm ta muốn khóc...
                            (Vasiliev)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN   

    Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.

  • HÀ KHÁNH LINH   

    Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.

  • HÀ LÂM KỲ

           Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.

  • Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)

    DƯƠNG PHƯỚC THU

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    "Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.

  • Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)    

    DƯƠNG HOÀNG