Nhân dịp NSND Đặng Nhật Minh về Huế, tại Cồn Nón, bãi đất bồi cạnh Đập Đá, Nhóm Những người bạn Cố đô Huế và Trung tâm Du lịch Huế xưa Huế nay đã tổ chức buổi giao lưu giữa tác giả bộ phim truyện nhựa Cô gái trên sông với bạn bè văn nghệ sĩ và khán giả Huế hâm mộ điện ảnh đích thực.
Đặng Nhật Minh là một người con ưu tú của Huế, sống ở Hà Nội nhưng tấm lòng luôn luôn hướng về quê hương. Ông trần tình, những thành công trong các tác phẩm của mình có sự ảnh hưởng rất lớn của tính cách và tâm hồn Huế. Đằng sau những tác phẩm của ông nhiều người nhận ra tâm hồn và tính cách Huế của tác giả, cho dù phim không làm ở Huế, cốt truyện, đề tài của phim đều không phải là Huế. Phim của ông có nhiều cơ hội được trình chiếu ở nước ngoài, khi xem nhiều người nhận ra đó là phim do người Việt Nam làm, tính cách nhân vật là tính cách con người Việt Nam. Cách đây ba năm, trong lễ trao tặng thưởng, lần thứ hai của tỉnh Thừa Thiên Huế cho các nhà khoa học và văn nghệ sĩ không ở Huế nhưng có nhiều cống hiến cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của Huế giai đoạn 1975-2010, tôi nghe Đặng Nhật Minh bày tỏ: “Dù đã nhận được khá nhiều giải thưởng quốc tế và quốc gia nhưng tặng thưởng này có ý nghĩa rất đặc biệt. Tôi cám ơn đấng sinh thành đã nuôi dưỡng tôi bằng truyền thống gia đình và bằng tâm hồn Huế”.
Lần này tôi lại nghe Đặng Nhật Minh cám ơn thời bao cấp. Ông nói: “Tôi đội ơn thời kỳ bao cấp”. Thời ấy chỉ có một ông chủ duy nhất là Nhà nước chi tiền làm phim. Và làm phim không nhằm vào mục đích kinh doanh, vì thế mới có những bộ phim để đời, có tác phẩm để tự hào, được xem như là kinh điển, là chuẩn mực của điện ảnh Việt Nam, chuông thanh xa vọng xứ người như Chung một dòng sông, Con chim vành khuyên, Bao giờ cho đến tháng mười... Bây giờ ngoài Nhà nước, còn có 40 ông chủ khác. Đó là 40 hãng phim tư nhân. Bỏ tiền làm phim họ lấy mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Khi điện ảnh trở thành môi trường kinh doanh, bị đồng tiền chi phối thì không thể có tác phẩm chất lượng cao. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất được 15 bộ phim truyện nhựa, trong đó có hai phim do Nhà nước cấp kinh phí. May thay, vẫn có những nhà điện ảnh làm phim vì danh dự, và nhờ đó Đặng Nhật Minh mới làm được bộ phim Đừng đốt. Một số ông chủ hãng phim tư nhân sau khi xem Đừng đốt khen hay, chúc mừng, nhưng cũng rất thành thật với tác giả: Phim rất hay nhưng chúng tôi không dám làm phim kiểu như thế này.
![]() |
Cảnh phim “Cô gái trên sông”. Ảnh: Đặng Nhật Minh cung cấp |
Đặc điểm chung của điện ảnh thế giới hiện nay là giải trí. Chức năng giải trí lấn lướt chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ. Cơ chế làm phim giải trí mở ra thị trường điện ảnh rộng lớn, nó không mang dấu ấn một dân tộc nào nên đến được khắp các châu lục. Đáng buồn là phim giải trí của Việt Nam không hội nhập được. Tưởng bắt chước phim Hollywood, phim Hàn Quốc thì sẽ hội nhập, hoá ra không phải. Có phim lợi nhuận khổng lồ như Mỹ nhân kế, thu 53 tỷ trong ba tuần chiếu nhưng không hội nhập được do không có bản sắc riêng, cũng không gắn với đời sống cộng đồng, xa với sinh hoạt điện ảnh thế giới. Ngay chính khán giả Việt Nam cũng bỏ về nửa chừng trong buổi chiếu khai mạc Liên hoan phim Quốc tế vừa rồi (2012) tại Hà Nội. Ấy là do phim không có được những hình ảnh, dấu ấn con người đặc trưng Việt Nam. Trong khi phim của các nước bạn họ nhìn trực diện vào đời sống và đặt ra những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Ở một góc nhìn đồng cảm và tương tự, dịch giả Bửu Ý ấm ức: Rất tiếc là hình ảnh Việt Nam rất hiếm thấy trong các phim nước ngoài, ít hơn rất nhiều lần so với hình ảnh của Campuchia, Thái Lan?
Trước khi vào Huế, Đặng Nhật Minh có đọc một bài báo của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đề xuất ý tưởng xây dựng Huế theo mô hình thành phố nhân văn. Ông rất tâm đắc, và cho rằng phải xây dựng nền điện ảnh nhân văn mới có được nhiều tác phẩm truyền đời, và có tác phẩm hội nhập với thế giới. Một vài khán giả hỏi về mục đích giáo dục và mục đích giải trí bên nào nặng, nhẹ trong quá trình làm phim, Đặng Nhật Minh chia sẻ: Dù được Nhà nước cấp tiền làm phim, ngay cả trong thời điểm có những cơ quan tổ chức cho cán bộ đi xem phim tập thể, sau khi xem phải viết thu hoạch, ông vẫn làm phim theo cảm xúc của mình, không chịu một sự áp đặt nào cả. Khi làm phim Đặng Nhật Minh không có ý định giáo dục, dạy bảo ai điều gì. Ông làm phim như một lời tâm sự với khán giả. Và chỉ mong được khán giả chia sẻ với mình, mong muốn phim sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn đẹp hơn, đồng cảm với nhân vật và đồng cảm với mọi người xung quanh. Đặng Nhật Minh kể, lần sang Ấn Độ tham gia Ban giám khảo LHP, sau buổi chiếu phim Bao giờ cho đến tháng mười, có một khán giả bản xứ tuổi ngoài 50 đến gặp ông với đôi mắt rưng rưng và nói rằng: Tôi khóc khi xem phim Bao giờ cho đến tháng muời…
Đặng Nhật Minh xúc động còn lớn hơn vị khán giả người Ấn. Ông xem đó là một sự chia sẻ, đền đáp.
Đó chính là bản lĩnh là thành quả lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ tài năng và chân chính.
Sáng ngày 26/7, Bảo tàng Hồ Chí Minh trung ương phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm chuyên đề “ Đi qua cuộc chiến”.
Chiều ngày 25/7, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa long trọng tổ chức Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Huân chương độc lập và biểu dương người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017).
Chiều ngày 24/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên huế vừa tổ chức Buổi tưởng niệm – Tri ân các liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long nhân kỷ niệm ngày Thương Binh liệt sĩ 27/7.
Sáng 22/7, tại phá Tam Giang xã Quảng Lợi, Huyện Quảng Điền đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét Đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ 02 năm 2017.
Chiều ngày 21/7, tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh TT Huế tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 21/7/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo.
Sáng ngày 20/ 7, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp báo thông tin các hoạt động chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Sáng ngày 18/7, tổ chức Plan và Codes vừa tổ chức buổi họp báo tổng kết dự án “ vì tương lai tươi sáng hơn của trẻ em lao động đường phố tại Thừa Thiên Huế”.
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960-09/7/2017), sáng ngày 08/7, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của du lịch Việt Nam.
Sáng ngày 1/7, Hội đồng họ PhạmThừa Thiên Huế đã tổ chức lễ dâng hương - tưởng niệm cụ chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm 100 năm Tạp chí Nam Phong.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin ngôi lăng mộ nghi là của vợ vua Tự Đức đã bị san ủi.
Sáng ngày 21/6, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến tặng hoa và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017).
Chiều 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ X-2017.
Hơn 300 VĐV đến từ 8 đội bóng đã có những trân đấu vô cùng gay cấn và hấp dẫn tại giải bóng đá Báo chí Miền Trung lần thứ IV-2017 diễn ra trên sân An Cựu City, Huế.
Sáng 8/6, Tại Hội nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Giải Báo chí Miền Trung đã họp báo thông tin về giải báo chí Miền Trung lần thứ IV năm 2017.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề Dệt Dèng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.
UBND tỉnh vừa cóbuổi họp triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Đinh Dậu 2017.
Vào chiều ngày 16/12/2016, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại toàn soạn Tạp chí Sông Hương.
Tối 18-11, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đã tổ chức chương trình “Vinh danh thành tựu vàng” nhằm tôn vinh xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, người giành Huy chương vàng trong nội dung súng ngắn hơi 10m nam tại Olympic Rio và sản phẩm bia Huda Gold vừa được trao tặng Huy chương vàng tại giải thưởng Bia thế giới 2016.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23/11/2016, chào mừng kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).