Nhớ ngày được gặp Bác

10:36 15/01/2010
PHAN THỊ THU QUỲ(Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”)

Bác Hồ với thiếu nhi Việt Bắc

Hồi đó tôi công tác ở Hà Nội được dự lớp ngắn ngày để tiếp thu Nghị quyết của Thành ủy bồi dưỡng cho cán bộ tham gia công tác Đoàn. Một buổi chiều lớp trưởng hớn hở báo tin “Chiều nay tất cả ăn cơm sớm rồi chờ ở Hội trường!” Tôi thắc mắc: “Chờ làm gì vậy, anh nói cho tôi biết đi!”. Lớp trưởng cứ ngần ngại! Tôi nói: “Nếu bí mật thì nói nhỏ thôi!” Lớp trưởng ghé vào tai tôi nói: “Bác đến thăm!” Tôi mừng quá, vội vàng ăn cơm, thay áo quần chỉnh tề. Tôi không lên ngồi trong lớp mà tìm một chỗ đứng chờ ở tầng trệt gần cổng nhất. Tôi tưởng tượng sẽ có một đoàn xe đen bóng loáng lao vô cổng cơ quan. Bác ngồi ở xe nào? Tôi sẽ nhìn thật kỹ để rồi chạy ra đón Bác.

Tôi bắt đầu hồi hộp, xao xuyến, mừng vui. Ai cũng mong gặp Bác, một nguyện vọng cực kỳ nóng bỏng. Tôi chờ một lúc lâu. Có hai xe nhỏ vào cơ quan, mọi người không có ai để ý thấy một người xuống xe, ba, bốn người theo sau. Chợt mọi người đã nhận ra Bác Hồ đang đi tới. Bác thật giản dị. Thế là tất cả đều chạy ùa ra gần Bác. Tôi chen vô được, đi sau lưng Bác để lên hội trường ở lầu một. Bác đi thật lẹ vào hội trường, đứng trên bục Bác bắt đầu nói ngay. Đám con gái chúng tôi không ngồi trên ghế sợ xa Bác, mà ngồi dưới đất sát cái bục của hội trường. Mọi người im phăng phắc, tập trung cao để tiếp thu lời Bác dạy. Còn tôi ham ngắm Bác từ mái đầu bạc hoa râm, đôi mắt Bác cười, bộ áo quần đại cán màu vàng nhạt, đến đôi dép ba quai của Bác. Tôi vui mừng mà nước mắt cứ lưng tròng, vừa nghe, vừa hồi hộp xao xuyến.

Bỗng chỉ vào đám nữ chúng tôi, Bác hỏi: “Các cháu trả lời Bác, vậy đất có mấy phương?” Một cô gái trẻ nói: “Dạ thưa Bác, đất có bốn phương ạ, là phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc ạ!” Bác nói: “Đúng rồi. Bác lại gọi: “Cháu này!” Và chỉ vào tôi, Bác hỏi: “Cháu trả lời Bác, trời có mấy mùa?” Ôi! Chao ôi! Tôi run và cuống cuồng khi Bác nhìn tôi để hỏi vậy. Tôi cố trấn tĩnh lấy hết sự can đảm. Tôi nói: “Dạ thưa... dạ thưa Bác, trời có bốn mùa, là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ạ”. “Bác nói: “Đúng rồi, vậy Bác hỏi, vừa rồi Bác dặn các cháu bốn điều gì?” Bác chỉ vào hàng ghế thanh niên ngồi hàng ghế trước. Một tiếng trả lời: “Thưa Bác, Bác đã dặn bốn điều là phải cần, kiệm, liêm, chính ạ!” Bác nói: “Còn gì nữa!” Một anh nói: “Dạ thưa, Bác còn dặn làm cán bộ thì phải chí công vô tư ạ”. Bác hài lòng rồi căn dặn đại ý: Hôm nay Bác dặn quy tụ lại là hai câu mà một câu có bốn chữ. Chúng ta là con người đang sống trên trái đất mà trên đầu thì trời có bốn mùa, dưới đất của ta thì có bốn phương, mình sống ở giữa thì có bốn điều là cần kiệm liêm chính và chí công vô tư. Con người sống phải gắn với đất trời để làm cho tròn, cho tốt lời Bác dặn thì dân sẽ yêu quý, nể trọng mình, để mình mới giúp đất nước không thua kém người ta, mà sánh vai với năm châu, bốn bể. Các cháu đã nghe rõ chưa?

Cả hội trường vỗ tay và hô thật to: “Dạ chúng cháu nghe rõ hết rồi ạ!” Vừa nói xong, Bác lập tức quay ra phía cửa để xuống tầng dưới. Tất cả ùa ra cố chen để được đi gần Bác. Tôi cố hết sức chạy xuống tầng dưới gần Bác để tiễn Bác. Nhưng chú bảo vệ ngăn lại. Tôi đứng nhìn Bác lên xe, Bác vẫy tay, hai mắt tôi ướt đẫm... 22 tuổi tôi chập chững bước vào ngành y tế, được về công tác ở Thủ Đô, rồi được gặp Bác, quả thật tôi rất may mắn và mãn nguyện. Được gặp Bác, được nghe Bác dạy, được nghe Bác hỏi, được trả lời câu hỏi của Bác. Tôi thấy ánh mắt Bác như một luồng sáng rọi vào lòng tôi, cho tôi một niềm tin tuyệt đối về người lãnh tụ vĩ đại. Tôi cứ giữ mãi, in sâu vào tim, vào óc suốt cả đời về lời Bác dạy, rất giản dị mà rất sâu sắc, phong phú ý nghĩa. Lời dạy đó tôi mang theo cả đời người, giúp tôi vượt qua những gian khổ, phấn đấu, tôi luôn nhớ lời Bác để góp phần nhỏ bé của mình xây dựng ngành và đất nước. Nhớ lời Bác để bản thân tôi giữ gìn phẩm chất người cách mạng, tránh những vấp váp trong khi làm nhiệm vụ vốn rất nhiều khó khăn trong những năm dài kháng chiến, cho đến khi đất nước được hòa bình.

P.T.T.Q

(251/01-2010)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không còn nữa...

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                 Bút ký

    Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.

  • “Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
    Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.

  • VĨNH NGUYÊN

    Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm. 

  • NGUYÊN HƯƠNG  

    Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

  • TRU SA   

    Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

    Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.

  • BÙI KIM CHI

    Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                              Bút ký  

    Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?

  • LÊ BÁ ĐẢNG

    Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.

  • DƯƠNG THỦY
              Tùy bút  

    Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Một
    Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.

  • NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
                            Tạp bút

  • NGUYÊN SỸ
           Bút ký  

    Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.