Nhớ ngày được gặp Bác

10:36 15/01/2010
PHAN THỊ THU QUỲ(Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”)

Bác Hồ với thiếu nhi Việt Bắc

Hồi đó tôi công tác ở Hà Nội được dự lớp ngắn ngày để tiếp thu Nghị quyết của Thành ủy bồi dưỡng cho cán bộ tham gia công tác Đoàn. Một buổi chiều lớp trưởng hớn hở báo tin “Chiều nay tất cả ăn cơm sớm rồi chờ ở Hội trường!” Tôi thắc mắc: “Chờ làm gì vậy, anh nói cho tôi biết đi!”. Lớp trưởng cứ ngần ngại! Tôi nói: “Nếu bí mật thì nói nhỏ thôi!” Lớp trưởng ghé vào tai tôi nói: “Bác đến thăm!” Tôi mừng quá, vội vàng ăn cơm, thay áo quần chỉnh tề. Tôi không lên ngồi trong lớp mà tìm một chỗ đứng chờ ở tầng trệt gần cổng nhất. Tôi tưởng tượng sẽ có một đoàn xe đen bóng loáng lao vô cổng cơ quan. Bác ngồi ở xe nào? Tôi sẽ nhìn thật kỹ để rồi chạy ra đón Bác.

Tôi bắt đầu hồi hộp, xao xuyến, mừng vui. Ai cũng mong gặp Bác, một nguyện vọng cực kỳ nóng bỏng. Tôi chờ một lúc lâu. Có hai xe nhỏ vào cơ quan, mọi người không có ai để ý thấy một người xuống xe, ba, bốn người theo sau. Chợt mọi người đã nhận ra Bác Hồ đang đi tới. Bác thật giản dị. Thế là tất cả đều chạy ùa ra gần Bác. Tôi chen vô được, đi sau lưng Bác để lên hội trường ở lầu một. Bác đi thật lẹ vào hội trường, đứng trên bục Bác bắt đầu nói ngay. Đám con gái chúng tôi không ngồi trên ghế sợ xa Bác, mà ngồi dưới đất sát cái bục của hội trường. Mọi người im phăng phắc, tập trung cao để tiếp thu lời Bác dạy. Còn tôi ham ngắm Bác từ mái đầu bạc hoa râm, đôi mắt Bác cười, bộ áo quần đại cán màu vàng nhạt, đến đôi dép ba quai của Bác. Tôi vui mừng mà nước mắt cứ lưng tròng, vừa nghe, vừa hồi hộp xao xuyến.

Bỗng chỉ vào đám nữ chúng tôi, Bác hỏi: “Các cháu trả lời Bác, vậy đất có mấy phương?” Một cô gái trẻ nói: “Dạ thưa Bác, đất có bốn phương ạ, là phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc ạ!” Bác nói: “Đúng rồi. Bác lại gọi: “Cháu này!” Và chỉ vào tôi, Bác hỏi: “Cháu trả lời Bác, trời có mấy mùa?” Ôi! Chao ôi! Tôi run và cuống cuồng khi Bác nhìn tôi để hỏi vậy. Tôi cố trấn tĩnh lấy hết sự can đảm. Tôi nói: “Dạ thưa... dạ thưa Bác, trời có bốn mùa, là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ạ”. “Bác nói: “Đúng rồi, vậy Bác hỏi, vừa rồi Bác dặn các cháu bốn điều gì?” Bác chỉ vào hàng ghế thanh niên ngồi hàng ghế trước. Một tiếng trả lời: “Thưa Bác, Bác đã dặn bốn điều là phải cần, kiệm, liêm, chính ạ!” Bác nói: “Còn gì nữa!” Một anh nói: “Dạ thưa, Bác còn dặn làm cán bộ thì phải chí công vô tư ạ”. Bác hài lòng rồi căn dặn đại ý: Hôm nay Bác dặn quy tụ lại là hai câu mà một câu có bốn chữ. Chúng ta là con người đang sống trên trái đất mà trên đầu thì trời có bốn mùa, dưới đất của ta thì có bốn phương, mình sống ở giữa thì có bốn điều là cần kiệm liêm chính và chí công vô tư. Con người sống phải gắn với đất trời để làm cho tròn, cho tốt lời Bác dặn thì dân sẽ yêu quý, nể trọng mình, để mình mới giúp đất nước không thua kém người ta, mà sánh vai với năm châu, bốn bể. Các cháu đã nghe rõ chưa?

Cả hội trường vỗ tay và hô thật to: “Dạ chúng cháu nghe rõ hết rồi ạ!” Vừa nói xong, Bác lập tức quay ra phía cửa để xuống tầng dưới. Tất cả ùa ra cố chen để được đi gần Bác. Tôi cố hết sức chạy xuống tầng dưới gần Bác để tiễn Bác. Nhưng chú bảo vệ ngăn lại. Tôi đứng nhìn Bác lên xe, Bác vẫy tay, hai mắt tôi ướt đẫm... 22 tuổi tôi chập chững bước vào ngành y tế, được về công tác ở Thủ Đô, rồi được gặp Bác, quả thật tôi rất may mắn và mãn nguyện. Được gặp Bác, được nghe Bác dạy, được nghe Bác hỏi, được trả lời câu hỏi của Bác. Tôi thấy ánh mắt Bác như một luồng sáng rọi vào lòng tôi, cho tôi một niềm tin tuyệt đối về người lãnh tụ vĩ đại. Tôi cứ giữ mãi, in sâu vào tim, vào óc suốt cả đời về lời Bác dạy, rất giản dị mà rất sâu sắc, phong phú ý nghĩa. Lời dạy đó tôi mang theo cả đời người, giúp tôi vượt qua những gian khổ, phấn đấu, tôi luôn nhớ lời Bác để góp phần nhỏ bé của mình xây dựng ngành và đất nước. Nhớ lời Bác để bản thân tôi giữ gìn phẩm chất người cách mạng, tránh những vấp váp trong khi làm nhiệm vụ vốn rất nhiều khó khăn trong những năm dài kháng chiến, cho đến khi đất nước được hòa bình.

P.T.T.Q

(251/01-2010)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHÍ CÔNGNghe xã ấy chuẩn bị gặt chiêm, làm được nghĩa vụ lương thực, thuế nông nghiệp và hè thu 1983 sớm hơn các nơi khác, tôi cùng hai cán bộ cơ quan đi về đấy rút kinh nghiệm để có kế hoạch tuyên truyền sát thực tế.

  • VĨNH QUYỀNXe vượt qua một khúc quanh, màu lúa xanh rờn đột ngột hiện ra phía trước. Chúng tôi vừa để lại đằng sau thành phố Huế cổ kính. Hai ngày qua, chúng tôi đã đi thăm và làm việc ở đấy.

  • ĐẶNG THỊ HẠNH                 Tùy bútVề cái thị xã cỏn con mà chúng tôi đến vào cuối đông năm ấy, ký ức tôi giữ lại còn bị giới hạn hơn nữa, do bao giờ không gian về một nơi nào đó ta giữ lại từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cuối cùng cứ hẹp dần lại để chỉ còn rút lại ở không gian ta quen thuộc nhất.

  • PHAN THỊ THU QUỲCách đây trên 80 năm, trên con đường làng ấy, đến tết, dưới hai bụi tre Là Ngà mát mẻ người ta thường đánh bài chòi. Một công tử họ Phan ở làng Đốc Sơ làm trong triều nội với chức Hàn lâm viện Biên tu, và một thiếu nữ họ Bùi con nhà giàu làng Đốc Bưu, ngồi bên chòi thành hai phe. Hễ công tử đi một con bài thì thiếu nữ trúng và ngược lại.

  • HÀ THÀNHChúng tôi chuẩn bị hành trang theo đoàn công tác đặc biệt của tỉnh Thừa Thiên Huế, sang làm việc với tỉnh Xa-ra-van nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Để chuẩn bị đón nhận các hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

  • ĐỖ NGỌC YÊN(Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên Hiệp VHNT Thừa Thiên Huế)Vào một sáng đầu thu, tôi tìm đến khu tập thể Trung Tự, Hà Nội, nơi nhà văn Bùi Hiển đang sống cùng con cháu. Ông là một trong số những người đầu tiên tham gia thành lập Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên tháng 10 năm 1950, tổ chức tiền thân của Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế hiện nay.

  • NGUYỄN QUANG HÀ                          Hồi ký(Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên Hiệp VHNT Thừa Thiên Huế)

  • VŨ ĐÌNH HÒE       Trích đoạn trong cuốn Hồi ký "Pháp quyền - Nhân nghĩa Hồ Chí Minh".

  • THÁI KIM LAN       Viết tặng Lisa Eder

  • PHẠM NGỌC CẢNH                        Bút ký Sau này tôi mới biết cụ Đỗ Tất Lợi. Dành dụm mãi tiền sinh hoạt phí của một anh lính, tôi ra cửa hàng sách quốc văn. Mua một cuốn Nam dược... về đặt đầu giường như cái gối. Gối lên những kỷ niệm về cây, về lá để nhớ thương bà. Những trang viết về cây ngải cứu, cây thạch xương bồ, cây bồ công anh hay như những bài thơ. Những trang viết về củ nghệ, củ gừng, quả mướp đắng, trái me chua phúc dày như kinh Phật.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOKim Mai thân nhớ,Ngày giáp Tết, tôi về miền thơ ấu. Cây đa cổ thụ, ngôi miếu rêu phong vẫn đứng giữa đồng quê như đợi như chờ từ vạn kỷ.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG                               Bút ký Dải đất Việt khi chạy dài vào tới miền Trung thì xép lại trong một khúc eo. Một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ che chắn. Một bên là biển rộng sóng vỗ bờ.

  • NINH GIANG THU CÚC                         Ghi chép Thuở còn bé tí tẹo tôi thường được người lớn kể cho nghe chuyện một anh chồng Cọp đi rước Cô mụ (nữ hộ sinh) cho chị vợ đang đau bụng đẻ.

  • TRÍ NHÂN       Truyện kýNăm 1954, đa số cán bộ, đảng viên ở chiến trường miền đều tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chỉ có một số ít cán bộ, đảng viên cốt cán được bố trí ở lại trong vùng tạm chiếm để xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng đề phòng địch phá hoại Hiệp định đình chiến.

  • NHẤT LÂM         Bút ký Năm 1948, từ đồng bằng huyện Triệu Phong, chúng tôi vượt quốc lộ 1A lên một xã miền núi, xã Phong An. Hồi ấy rừng bạt ngàn vô tận, xã Phong An chỉ cách thị xã Quảng Trị chừng mười cây số, do núi rừng ngút ngàn, mà trở nên xa vời như xứ sở lạ lùng ngàn dặm. Chúng tôi bảo nhau: đề phòng cọp từ bụi rậm vồ tươi như đùa. Nhìn núi cao và cây rừng trùng điệp, con người trở nên hồi hộp, lo sợ mơ hồ; lại đi ban đêm, đi lần đầu giữa rừng, sợ là tất nhiên.

  • HƯƠNG GIANG(Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”)

  • HOÀI NGUYÊNTiếng tiêu trầm của nỗi cô đơn...

  • TRUNG SƠNTrong số những con vật gần gũi với con người, con mèo không đứng vị trí thứ nhất thì cũng nhì. Chỉ riêng việc chú mèo có đặc quyền thỉnh thoảng "chung chăn" với con người lúc trời mưa rét cũng đủ để xếp chú đứng ở thứ bậc cao trong mối quan hệ với con người. Cũng vì vậy, trong thành ngữ và tục ngữ có nhiều câu nói đến con mèo ngẫm ra khá thú vị.

  • ĐOÀN MINH TUẤN                     Tùy bútĐã từ lâu lắm, nhiều mùa xuân đã qua, nhà văn Đoàn Giỏi có cho tôi mượn cuốn sách rất hay viết về "chó và mèo trên thế giới" của hai tác giả người Pháp Marlyse et Frange.

  • NGUYỄN QUANG HÀHầu như mỗi chúng ta chỉ biết Mai Xuân Hòa là nhạc sĩ. Anh đã ra mắt hai tập nhạc viết cho người lớn: "Nỗi đợi chờ", "Khát vọng",và hai tập cho thiếu nhi: " Những điều em thích", " Những ngôi sao đẹp".