Nhớ Hải Bằng và Trăm năm rừng cũ

15:32 13/04/2023

NGUYỄN QUANG HÀ

Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.

Ảnh: tư liệu

Vừa gặp, hai người đã thân thiết với nhau, trở thành đôi bạn tri âm tri kỷ. Hải Bằng đã làm thơ về họ:

Mi Tấn Hoài tức là Trần Quốc Tiến
Tao Văn Tôn rồi cũng gọi Triều Dương
                                   
(khổ thơ 18)

Họ sống quấn quýt với nhau, với chiến khu tràn đầy kỷ niệm. Năm năm sau, chiến khu Ba Lòng đã phát triển, Phòng Chính trị Phân khu Bình Trị Thiên, giữa mùa hè 1952 chuẩn bị rời đây để đến chiến khu khác. Hải Bằng và Trần Quốc Tiến cũng chuẩn bị về Trung đoàn 95 theo mùa chiến dịch.

Xúc động vì phải chia tay chiến khu, hai người bạn đã hẹn nhau: mỗi người viết một bài thơ với đầu đề chung là Trăm năm rừng cũ, rồi cho bài thơ ấy vào hũ sành chôn xuống ở bờ sông Ba Lòng. Mong sau này con cháu đào lên sẽ hiểu về chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị) và những chiến khu khác… thời kháng Pháp như thế nào:

Phanh áo ra, bên suối chiều vội viết
- Rừng trăm năm sau, rừng trăm năm sau…
Chữ vội gieo, thương lòng ta chẳng khép
- Rừng trăm năm sau, rừng trăm năm sau…
                                   
(khổ thơ 2)

Trăm năm sau, con cháu tìm và đào được hũ sành đựng hai bài thơ, đọc lại thơ, ông hy vọng người trẻ sẽ theo thơ, cùng về Ba Lòng với ông như bấy giờ:

Đây Ba Lòng, nhớ những chiến khu hùng vĩ
Mái nhà sàn, tiếng cối gạo chuyền tay
Nắng Câu Nhi lọc đêm trăng Hòa Mỹ
Đeo chiếc gùi xanh biếc ngọn tàu bay…
                                   
(khổ thơ 7)

Hình ảnh nhà sàn, giã gạo bằng tay, không có ba lô, mà đeo cái gùi ngụy trang bằng ngọn tàu bay. Gọi là chiến khu, không có gì hiện đại, không có điện, cũng không có đồng hồ, mà:

Đêm đã khuya lửa còn âm ỉ cháy
Chim từ quy còn gõ mõ cầm canh
Có tiếng gì trong tim ta thức dậy
Lá động rừng lay tấm áo thêm xanh.
                                   
(khổ thơ 11)

Gọi là chiến khu, sống trong hầm hố và một mái lều tranh, nên rất lo thời tiết, lo mưa trút xuống ngập rừng:

Ở đây lo bao mùa mưa lũ
Xa Ba Lòng mấy bận, tạm chia tay
Đò Bến Trấm đưa ta lên rừng cũ
Nắng “tơ hồng” bắc nhịp tiếp đường dây…
                                   
(khổ thơ 12)

Mưa ngập đường phải lên “rừng cũ” bằng đò, đủ biết cuộc sống ở chiến khu thời ấy vất vả như thế nào. Đến với mô tả của Hải Bằng và Tấn Hoài, chúng ta sẽ hiểu thêm: Chiến khu là một tổ chức hành chính và quân sự của một địa phương, không tự lo được về kinh tế. Cuộc sống phải tính toán từng bữa ăn, không có gạo, chỉ có sắn khoai:

Ta thương nhau nặng tình khoai sắn
Bằng bài thơ lửa trại chiến công qua
Áo trấn thủ đã thay mùa nắng ấm
Đêm Ba Lòng cất nỗi nhớ cho ta…
                                   
(khổ thơ 19)

Đến nỗi nhớ cũng phải cất đi thử hỏi còn tâm trạng gì sâu sắc trong lòng nữa. Bài thơ Trăm năm rừng cũ có kể tới nhiều bữa ăn, nhưng không nói bữa nào nấu cơm bằng gạo, chỉ có khoai sắn thay cơm. Ăn đã vậy, đến cái mặc cũng rất bộn bề:

Ta thả bóng chảy ngầm trên sông tạnh
Suốt trời sao gợn ánh nước dòng xuôi
Áo ta rách, trăng khâu từng mảnh
Thơ lại về trôi dọc bến yên vui…
                                   
(khổ thơ 22)

Bộ đội chúng ta ở chiến khu áo thì rách, chân không có giày để đi, chỉ có duy nhất một thứ hỗ trợ cho bàn chân, đó là dép cao su. Tác giả đã không quên nhắc tới chi tiết này:

Sương lên men, núi bốc tràn hương rượu
Ta với rừng bừng cháy giữa thiên nhiên
Dép cao su bền bước đi vĩnh cửu
Thúc đường dài mau đến tận niềm tin
                                   
(khổ thơ 28)

Khó khăn và vất vả tràn đầy, nhưng bộ đội không một ai rời bỏ đội ngũ của mình. Niềm vui của người lính lúc này là tình cảm quân dân rất tha thiết. Giấc ngủ của các anh bên tiếng cót két của võng đưa vẫn êm đềm:

Tạm chia tay mẹ nghèo bên Khe Trữa
Ta mãi hòa tiếng võng đẫy rừng trưa
Bà ru cháu, gió ru bà bên cơ thể
Gọi ta vào giấc ngủ thuở xa xưa
                                   
(khổ thơ 26)

Các anh coi làng xóm trong chiến khu thân thiết như quê hương của mình, dù lúc đó là chiều hay đêm khuya. Nhìn mái nhà xiêu của người dân, trái tim các anh đập mạnh. Đúng như các anh ví von: dân như nước quân như con cá bơi lội trong dòng nước ấy:

Đây Đá Nổi qua sông thuyền độc mộc
Đây Đá Nầm chiều lạnh tiếng mang kêu
Đây Làng Hạ vui khi trăng vừa mọc
Và nơi đây - đâu nữa - mái nhà xiêu…
                                   
(khổ thơ 13)

Bóng dáng người thiếu nữ vẫn là niềm vui của các anh. Dẫu chỉ là một cái tên gọi cũng đủ làm các anh xúc động. Chỉ một chi tiết nhỏ ấy thôi đủ biết các anh yêu cuộc đời rất nồng nàn. Các cô gái ở đây được các anh gọi là Tiên nữ:

Hỡi Phong Thanh! Tên bến đò hay tên em đó?
Ta mãi nghe tiếng lửa hát bập bùng
Mây trôi sông tỏa bóng bầy tiên nữ
Lọc lá ngàn, dòng trổ nắng chiều lưng
                                   
(khổ thơ 14)

Dẫu trong hoàn cảnh nào các anh cũng rất tự hào về bản chất người lính của mình:

Dấu chân đi, dọc ngang đường kháng chiến
Ta lớn lên trong sức mạnh chiến trường
                                   
(khổ thơ 18)

Dép cao su bền bước đi vĩnh cửu
Thúc đường dài mau đến tận niềm tin
                                   
(khổ thơ 28)

Giữ vững niềm tin ấy là lúc nào các anh cũng nhớ về người mẹ của mình. Đúng như một nhà thơ có viết: “Nếu không có tình yêu của mẹ/ Trái đất này không hiểu sẽ ra sao”. Tình mẹ như một lẽ sống:

Những đêm xa, thương mẹ già thao thức
Nghĩ gì ta, qua bao tiếng thở dài
Chiều xuống bến, nhìn theo dòng nước
Mơ bông rừng lấp lánh sóng mây trôi…

 

Chúng con nguyện giữ nguồn tin của mẹ
Đến ngày về mang lời hẹn về theo
Xiết tay nhau, Bình Trị Thiên hùng vĩ
Núi Ba Lòng nuôi ánh mắt tin yêu
                                   
(khổ thơ 9, 10)

Mẹ là máu thịt của mình, song chính mẹ là nhân dân vậy. Cái vĩ đại của nhân dân là cống hiến hết thảy cho Cách mạng. Con lớn lên thì cho con vào bộ đội. Đóng thuế để lấy gạo nuôi quân. Những người dân ở vùng du kích thì nuôi quân du kích, làm trinh sát cho du kích. Có những người mẹ trở thành mẹ anh hùng. Hiểu điều đó cho nên Hải Bằng và Trần Quốc Tiến ca ngợi nỗi nhớ mẹ, nhớ nhân dân và nỗi nhớ chiến khu thiêng liêng của người chiến sĩ:

Ba Lòng ơi! Rừng cho ta nỗi nhớ
Núi cho ta ngang tầm vóc cuộc đời
Ta đón nhận như hứng vầng trăng tỏ
Tất cả về, căng buồm rộng ra khơi…
                                   
(khổ thơ 32)

Với Hải Bằng ông còn muốn gởi cho thế hệ tương lai nhiều hơn trăm năm, không quên dặn dò con cháu, cháu chắt cùng ông nối tiếp tô bồi thế hệ:

Cháu chắt ơi! Cố là Tôn - thi sĩ
Của rừng xanh từ độ ấy - trăm năm
Hãy nối đuôi để tô bồi thế hệ
Cho kiếp sau thơ chẳng phai tàn
                                   
(khổ thơ 34)

Hũ thơ Trăm năm rừng cũ chôn bên bờ sông Ba Lòng đã 70 năm, đến nay vẫn chưa được đào lên. 70 năm qua, Hải Bằng và Trần Quốc Tiến đã trở thành nhà thơ, nhà văn, họa sĩ và nay cả hai đều về cõi vĩnh hằng, khát vọng của các anh đang còn đó - vẫn còn đó.

Tổ tiên ta dạy rằng “ôn cố tri tân”. Rất mong người Ba Lòng tìm thấy hũ thơ bên bờ sông, đọc đầu đề chung là Trăm năm rừng cũ để nối hành trình từ thuở khai thiên đến chiến khu xưa và một Ba Lòng rạng rỡ như hôm nay, cũng để thỏa mãn khát khao của thi sĩ:

Chuyện tâm tình giao ngày xanh ngọn lá
Trăm năm sau quả vẫn toả hương nguồn
Rừng hãy đợi ta về bên
Râu bạc phờ tựa bóng cả hoàng hôn…

 

N.Q.H
(TCSH409/03-2023)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chiều 15-4-89, 14 giờ. Phòng họp của Hội VHNT Bình Trị Thiên đã chật hết chỗ, nhiều người ngồi lên bậc cửa sổ.

  • HỒ VĨNH

    Nhà báo Nguyễn Cửu Thạnh sinh ngày 15/6/1905 tại Phú Hội, thành phố Huế. Thuở thiếu thời ông là người ngay thẳng, vui tính, thích văn chương nghệ thuật; ông bước vào nghề báo từ năm 1929 và tham gia hoạt động tích cực trong phong trào Mặt trận Dân chủ tại Huế và hoạt động báo chí do Xứ ủy Trung kỳ chỉ đạo.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong lịch sử xây dựng tổ chức văn nghệ trên đất Cố đô Huế 70 năm qua, nơi ghi dấu nhiều sự kiện, nhiều kỷ niệm nhất hẳn là ngôi nhà 26 Lê Lợi, bên bờ nam sông Hương.

  • Đó là đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điếu văn linh mục Phạm Bá Trực.

  • Từ Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đã vượt qua những định kiến của thời cuộc, của chế độ cũ - mới để tham gia chính quyền cách mạng.

  • HOÀNG VŨ THUẬT
                    Bút ký

    Hồi ấy tôi cũng là ông giáo làng, sáng đi tối về. Chiến tranh như cái máy ủi đã san phẳng bất cứ thứ gì dựng lên trên mặt đất.

  • Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền tân nhạc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt và hoà trộn với dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành di sản âm nhạc quý báu của nước nhà. Trong đó, có tác phẩm Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam – mà ông là tác giả.

  • PHAN QUANG
                Hồi ký

    Vua Hàm Nghi ghé làng tôi. Vua nghỉ lại ở nhà tôi. Điều đó xảy ra một trăm năm về trước. Và nhà ấy là nhà của ông nội tôi.

  • Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...)

  • KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1949 - 2015)

    PHẠM HỮU THU 

    Trước khi ông Lê Sáu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua đời, tôi may mắn được ông kể cho nghe nhiều chuyện, phần lớn là những ân tình mà đồng bào, đồng chí đã dành cho cách mạng trong những năm ác liệt của chiến tranh, nhất là những tấm gương lặng lẽ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

  • PHAN NAM SINH

    Thầy tôi mất trưa hôm 16/1/1959 tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc - Hà Nội. Sau khi cùng các anh chị tôi lo xong đám tang cho ông, mẹ tôi thu dọn tất cả số sách báo, sổ tay ghi chép, di cảo... của ông để lại vào trong hai chiếc va li loại lớn được ông mang về từ lần đi Trung Quốc dự lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn.

  • Nhiều người Huế ngày trước thuờng ngâm nga câu hát: “ Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi/ Cô đi về đâu tan buổi học rồi?/ Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao/ Cô về Bến Ngự hay về Đông Ba / Cô về Vĩ Dạ hay ngược Kim Luông/… Tôi mơ một bóng khi về đơn côi/ Áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi/ Ghi một kỷ niệm cuộc đời trong tôi”.

  • BÙI KIM CHI 

    Vào Thành nội, hai con đường nhỏ hai bên hông trường trung học Hàm Nghi có lá phượng bay, có vòm nhãn che đường làm nền cho ngôi trường uy nghi, bề thế nằm ở giữa. Trước cổng trường có con đường nhỏ chạy ngang qua với hai hàng mù u lấp lánh nắng vàng tươi chụm đầu vào nhau nghe và thủ thỉ chuyện học trò.

  • THÁI KIM LAN

    Từ xa nhận được hung tin Thầy nhập viện trong tình trạng nguy cập, tôi nôn nóng muốn về, hi vọng được gặp lại Thầy.

  • HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ

    LÊ TRỌNG SÂM

  • 90 NĂM BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM(21/6/1925 - 2015)

    THANH NGỌC

    Sự hình thành và phát triển của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế kể từ khi ra đời đến nay đã gắn bó rất chặt với đời sống báo chí. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi những mầm xanh của VHNT rất cần được gieo trồng trên cánh đồng báo chí. Điều khác nữa, Huế - vùng đất từng là “thủ đô văn hóa” của cả nước, nơi báo chí phát triển cực thịnh mấy chục năm từ trước 1945 đến 1975, các nhà văn hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực báo chí là lẽ đương nhiên.

  • TRANG ĐOAN

    “Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
    Tấm gương trung nghĩa động thần minh.”[1]

     

  • Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.

  • NSND Trà Giang chia sẻ ký ức và cảm xúc về bức ảnh được chụp cùng Bác Hồ năm 1962.

  • Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.