So với những năm trước đây, năm nay lượng hồ sơ thí sinh nộp vào các ngành năng khiếu của Trường ĐH Nghệ thuật Huế, Học viên Âm nhạc Huế, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật giảm mạnh đến mức “báo động”, nhiều ngành vẫn không tuyển được thí sinh.
Nhiều ngành không tuyển được thí sinh
PGS.TS Phan Thanh Bình - Hiệu trưởng Trường ĐH Nghệ thuật Huế cho biết, năm nay Trường chỉ tuyển được 65 thí sinh, trong khi chỉ tiêu phải tuyển là hơn 100 thí sinh. So với các năm trước thì năm nay lượng thí sinh nộp hồ sơ vào các ngành năng khiếu của trường thấp nhất trong lịch sử. Trong đó, ngành điêu khắc chỉ có 1 thí sinh, hội họa, sư phạm khoảng 4-5 thí sinh, đặc biệt là ngành đồ họa tạo hình không tuyển được thí sinh nào.
Cùng tình trạng đó, tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật có 62 thí sinh nộp hồ sơ đợt 1, thế nhưng chỉ tuyển được 53 thí sinh. Trong khi đó chỉ tiêu của trường là 250 hệ chính quy. Đặc biệt, lớp tuồng có 30 chỉ tiêu nhưng không có hồ sơ nào. Đây cũng là năm thứ 4 nhà trường không mở được lớp tuồng. Ngành ca kịch mới tuyển được 5 em, ngành hội họa chỉ có 3 thí sinh đăng ký.
Năm nay Học viện Âm nhạc Huế có 200 chỉ tiêu hệ đại học chính quy. Trong đợt thi tuyển lần 1 vừa qua, học viện chỉ có 37 thí sinh đăng ký dự thi và tuyển được 30 chỉ tiêu. Trong đó, ngành âm nhạc học có 2 thí sinh, biểu diễn nhạc cụ truyền thống 3, sáng tác âm nhạc có 5 thí sinh trúng tuyển. Hiện học viện có 25 thí sinh nộp hồ sơ đợt 2.
Đầu ra bấp bênh
Trong khoảng hai năm trở lại đây, số lượng thí sinh đăng ký dự thi ở các trường năng khiếu giảm dần, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật cho biết, cứ mỗi mùa tuyển sinh về, các thầy cô đã cố gắng hết sức trong tư vấn tuyển sinh, về tận các vùng quê để kêu gọi, thuyết phục nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan.
Tại Học viện Âm nhạc Huế công tác tuyển sinh trung cấp được chú trọng bằng cách tổ chức nhiều đợt tuyển sinh tại các huyện, thị trong tỉnh cũng như tuyển sinh lưu động tại các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhưng tuyển sinh bậc trung cấp của Học viện cũng sụt giảm, ít người theo học dù đã có giấy báo trúng tuyển.
Ông Mai Anh, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Âm nhạc Huế chia sẻ: “Hiện tại, việc định hướng nghề nghiệp cho thí sinh về các ngành nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng ít được xã hội quan tâm. Điều kiện khó khăn khiến phụ huynh không cho con em theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhiều gia đình cân nhắc cho con em theo học các ngành khác có thời gian học ngắn hơn, sau khi ra trường dễ tìm được việc làm. Một lý do hết sức quan trọng là đầu ra cho học sinh, sinh viên ngành năng khiếu lắm chông gai”.
Ngoài ra, thời gian học kéo dài cũng khiến nhiều em có năng khiếu bỏ cuộc. Việc theo nghệ thuật chuyên nghiệp đòi hỏi thời gian học tập, rèn luyện khá dài. Với âm nhạc có thể là 8 năm, thậm chí từ 10 đến 13 năm nếu theo học từ nhỏ. Nếu đỗ thẳng vào đại học thì chỉ mất 4 năm nhưng số này chiếm tỷ lệ ít, người học âm nhạc chính quy chuyên nghiệp phải mất từ 6 đến 9 năm. Tuy tốn công sức và thời gian khổ luyện nhưng đầu ra bấp bênh.
Không tuyển đủ chỉ tiêu sẽ kéo theo nhiều hệ lụy
Ông Hoàng Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật chia sẻ, việc tuyển không đủ chỉ tiêu ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo, nếu mỗi bộ môn chỉ khoảng 5 thí sinh theo học thì kinh phí đào tạo tốn kém như lớp 30 em, đó là chưa kể phải thuê thêm diễn viên từ các nhà hát đóng vai trong các bài thi khi số sinh viên không đủ để xây dựng các kíp diễn.
Chia sẻ về việc năm nay Học viện Âm nhạc Huế không tuyển đủ chỉ tiêu, ông Mai Anh lo lắng: “Theo tình hình như hiện nay thì một số lớp sẽ không được mở vì không có thí sinh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảng viên không có giờ giảng, dư thừa cán bộ giảng dạy. Mặt khác, quy mô đào tạo của Học viện Âm nhạc Huế bị thu hẹp”.
Theo Thùy Nhung (baophapluat.vn)
Sáng ngày 07/01/2015, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Khai mạc thi tuyển chức danh Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Huy Trứ và Trường THPT Phan Đăng Lưu.
Có 11 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được trao giải nhất thì ĐH Huế chiếm 3, trong đó có đề tài nghiên cứu chi tiết bình phong trong kiến trúc nhà vườn truyền thống Huế.
Chương trình được tổ chức để tưởng nhớ doanh nhân, nhà giáo Chu Văn An, một tấm gương sáng trong lịch sử giáo dục Việt Nam và giải thưởng mang tên ông là một phần thưởng cao quý nhằm ghi nhận, tuyên dương các đơn vị, cá nhân đã có nhiều cống hiến, đóng góp và đạt được những thành tích xuất sắc trong hoạt động đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lớp tập huấn cho 141 cán bộ quản lý, giáo viên tin học của Sở GD&ĐT, các trường THPT, THCS&THPT, THCS trực thuộc, các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên.
Chiều 25-12, Đại học Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nhân đạo Hội khuyến học Việt Nam và Hội khuyến học tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ trao học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Đại học Huế.
Đó là tình cảnh “éo le” suốt gần 3 năm qua đối với thầy và trò trường tiểu học số 1 Quảng Thọ (huyện Quảng Điền).
Sau huyện Phú Vang, Nam Đông và A Lưới đã hoàn thành cả 03 đợt chiến dịch, chiến dịch đợt II toàn tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu từ ngày 05/12 và kết thúc vào 20/12/2014. Chiến dịch này tiến hành tiêm chủng cho nhóm học sinh trường tiểu học.
Cuộc thi giải Toán qua Internet - Violympic” năm học 2014 – 2015 do Công ty Cổ phần Viễn thông FPT phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức. Tham dự có 3 đội tuyển đến từ trường THCS Trần Cao Vân, THCS Chu Văn An và trường THCS Nguyễn Tri Phương.
Trường Đại học Kinh Tế Huế đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi "Ekip quản lí tài ba- Khát khao vươn ra biển lớn".
Nhằm hưởng ứng phong trào giáo dục và rèn luyện thể dục thể thao cho học sinh trong các trường học, Phòng Giáo dục thành phố Huế đã khai mạc Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố năm học 2014-2015.
Tại Đại học Huế, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Ban Quản lý dự án BIPP – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi toạ đàm với nội dung “Đánh giá hiện trạng, nhu cầu ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ”.
Sáng 13.12, tại TP.Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng UNESCO tại Việt Nam tổ chức lễ tổng kết dự án sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Chiều ngày 11/12/2014, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trường THCS Hàm Nghi tổ chức các hoạt động tìm hiểu, khám phá tại di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 Mai Thúc Loan với chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”.
Khoa Địa lý – Địa chất trường Đại học Khoa học Huế kết hợp với Công ty TOA GROUT, Trường Đại học Yamaguchi (Nhật Bản) và Tập đoàn Geobrugg (Thụy Sĩ) tổ chức buổi Hội thảo – Triển lãm nhằm giới thiệu các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong phòng chống thiên tai trượt lở đất đá trên sườn dốc, lũ bùn đá và đá rơi đã được nghiên cứu và áp dụng tại Nhật Bản, Thụy Sĩ cũng như các nước tiên tiến trong hơn 30 năm qua.
Sáng 10/12, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo dẫn đầu đoàn công tác của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã có buổi làm việc với Đại học Huế.
Sáng 09/12/2014, tại trưởng Đại học Kinh tế Huế đã diễn ra vòng bán kết cuộc thi Dynamic - Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai năm 2015 khu vực miền Trung (trường Đại học Kinh tế Huế- Đại học Huế).
Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế đã có buổi tiếp và làm việc với Đại học Quốc gia Thành Công, Đài Loan. Tham dự có: TS. Võ Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo phòng KHCN-HTQT; đại diện BCN, cán bộ và sinh viên các khoa: Hóa học, Vật lý, Sinh học, ĐL – ĐC, Môi trường.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế vừa tổ chức seminar chủ đề “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy đại học” vào chiều 3/12/2014, tại giảng đường Phùng Hưng, với sự tham gia trình bày của thầy Matthias Glowatz, Đại học Dublin, Ireland và đông đảo cán bộ giảng dạy có quan tâm của trường Đại học Kinh tế Huế.
Ngày 7/12, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2014-2015.
Theo báo cáo mới nhất Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2014, Đại học Huế đã và đang thực hiện 24 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.