So với những năm trước đây, năm nay lượng hồ sơ thí sinh nộp vào các ngành năng khiếu của Trường ĐH Nghệ thuật Huế, Học viên Âm nhạc Huế, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật giảm mạnh đến mức “báo động”, nhiều ngành vẫn không tuyển được thí sinh.
Nhiều ngành không tuyển được thí sinh
PGS.TS Phan Thanh Bình - Hiệu trưởng Trường ĐH Nghệ thuật Huế cho biết, năm nay Trường chỉ tuyển được 65 thí sinh, trong khi chỉ tiêu phải tuyển là hơn 100 thí sinh. So với các năm trước thì năm nay lượng thí sinh nộp hồ sơ vào các ngành năng khiếu của trường thấp nhất trong lịch sử. Trong đó, ngành điêu khắc chỉ có 1 thí sinh, hội họa, sư phạm khoảng 4-5 thí sinh, đặc biệt là ngành đồ họa tạo hình không tuyển được thí sinh nào.
Cùng tình trạng đó, tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật có 62 thí sinh nộp hồ sơ đợt 1, thế nhưng chỉ tuyển được 53 thí sinh. Trong khi đó chỉ tiêu của trường là 250 hệ chính quy. Đặc biệt, lớp tuồng có 30 chỉ tiêu nhưng không có hồ sơ nào. Đây cũng là năm thứ 4 nhà trường không mở được lớp tuồng. Ngành ca kịch mới tuyển được 5 em, ngành hội họa chỉ có 3 thí sinh đăng ký.
Năm nay Học viện Âm nhạc Huế có 200 chỉ tiêu hệ đại học chính quy. Trong đợt thi tuyển lần 1 vừa qua, học viện chỉ có 37 thí sinh đăng ký dự thi và tuyển được 30 chỉ tiêu. Trong đó, ngành âm nhạc học có 2 thí sinh, biểu diễn nhạc cụ truyền thống 3, sáng tác âm nhạc có 5 thí sinh trúng tuyển. Hiện học viện có 25 thí sinh nộp hồ sơ đợt 2.
Đầu ra bấp bênh
Trong khoảng hai năm trở lại đây, số lượng thí sinh đăng ký dự thi ở các trường năng khiếu giảm dần, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật cho biết, cứ mỗi mùa tuyển sinh về, các thầy cô đã cố gắng hết sức trong tư vấn tuyển sinh, về tận các vùng quê để kêu gọi, thuyết phục nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan.
Tại Học viện Âm nhạc Huế công tác tuyển sinh trung cấp được chú trọng bằng cách tổ chức nhiều đợt tuyển sinh tại các huyện, thị trong tỉnh cũng như tuyển sinh lưu động tại các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhưng tuyển sinh bậc trung cấp của Học viện cũng sụt giảm, ít người theo học dù đã có giấy báo trúng tuyển.
Ông Mai Anh, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Âm nhạc Huế chia sẻ: “Hiện tại, việc định hướng nghề nghiệp cho thí sinh về các ngành nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng ít được xã hội quan tâm. Điều kiện khó khăn khiến phụ huynh không cho con em theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhiều gia đình cân nhắc cho con em theo học các ngành khác có thời gian học ngắn hơn, sau khi ra trường dễ tìm được việc làm. Một lý do hết sức quan trọng là đầu ra cho học sinh, sinh viên ngành năng khiếu lắm chông gai”.
Ngoài ra, thời gian học kéo dài cũng khiến nhiều em có năng khiếu bỏ cuộc. Việc theo nghệ thuật chuyên nghiệp đòi hỏi thời gian học tập, rèn luyện khá dài. Với âm nhạc có thể là 8 năm, thậm chí từ 10 đến 13 năm nếu theo học từ nhỏ. Nếu đỗ thẳng vào đại học thì chỉ mất 4 năm nhưng số này chiếm tỷ lệ ít, người học âm nhạc chính quy chuyên nghiệp phải mất từ 6 đến 9 năm. Tuy tốn công sức và thời gian khổ luyện nhưng đầu ra bấp bênh.
Không tuyển đủ chỉ tiêu sẽ kéo theo nhiều hệ lụy
Ông Hoàng Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật chia sẻ, việc tuyển không đủ chỉ tiêu ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo, nếu mỗi bộ môn chỉ khoảng 5 thí sinh theo học thì kinh phí đào tạo tốn kém như lớp 30 em, đó là chưa kể phải thuê thêm diễn viên từ các nhà hát đóng vai trong các bài thi khi số sinh viên không đủ để xây dựng các kíp diễn.
Chia sẻ về việc năm nay Học viện Âm nhạc Huế không tuyển đủ chỉ tiêu, ông Mai Anh lo lắng: “Theo tình hình như hiện nay thì một số lớp sẽ không được mở vì không có thí sinh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảng viên không có giờ giảng, dư thừa cán bộ giảng dạy. Mặt khác, quy mô đào tạo của Học viện Âm nhạc Huế bị thu hẹp”.
Theo Thùy Nhung (baophapluat.vn)
Chiều 13/11, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Sáng 20/3, tại Trường THPT chuyên Quốc Học, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương Khen thưởng giáo viên các Tổ bồi dưỡng và Học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học giỏi Quốc gia THPT năm học 2022-2023.
Sáng ngày 10/11, tại thành phố Huế, Bộ Y tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng khởi động triển khai chương trình tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” tại 05 tỉnh bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Cà Mau.
Chiều ngày 07/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị Biểu dương, tuyên dương giáo viên, sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2021-2022.
Ngày 12/10, tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2023. Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học nằm trong bảng xếp hạng này.
Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2503/SGD&ĐT-VP ngày 28/9/2022 về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày 29/9/2022.
Sáng ngày 07/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 tại Trường THPT Đặng Huy Trứ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng đi có Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 21/3, tại Đại học Huế đã diễn ra lễ khánh đưa vào sử dụng Không gian ngôn ngữ và văn hóa Đức tại Huế-German room in Hue.
Ngày 09/01, tại Trung tâm điều hành UBND tỉnh đã diễn ra chương trình phát động Cuộc thi lập trình dành cho học sinh trung học phổ thông và sản phẩm sáng tạo công nghệ thông tin dành cho sinh viên cao đẳng, đại học (Hue-ICT Challenge).
Chiều ngày 14/12, tại trụ sở UBND tỉnh đã diễn ra Lễ Tổng kết, trao giải quốc gia, quốc tế Cuộc thi Viết thư UPU Quốc tế lần thứ 50 năm 2021 và Lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ngày 07/12, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho tất cả các Trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường từ ngày 13/12/2021.
Ngày 21/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Ngày 28/6, UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 25/6/2021, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa có buổi gặp mặt Lãnh đạo và phóng viên của các cơ quan báo chí của Tỉnh và của Trung ương trên địa bàn tỉnh để thông tin về tình hình phát triển GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm học 2020-2021 và định hướng chỉ đạo kế hoạch năm học 2021-2022.
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 2652/SGD&ĐT-VP ngày 11/11/2020 về việc triển khai ứng phó với diễn biến mưa lũ.
Ngày 14/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc triển khai khắc phục lũ lụt và tổ chức kế hoạch dạy học sau lũ.
Sở Y tế vừa tổ chức buổi gặp mặt đoàn y bác sỹ của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ phòng chống dịch covid 19 tại Đà Nẵng trở về địa phương. Tham dự có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Ngày 29/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2020.
Ngày 23/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 27/4.
Sáng 02/3, học sinh THPT trên địa bàn tỉnh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch cũng như tình hình học sinh đi học trở lại tại các trường học.