TRẦN DUY PHIÊN
1.
Trần Việt Chiến là con ngựa chiến. Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người không ưa anh.
Minh họa: NHÍM
Thuở măng non, Chiến đến trường, các giáo viên mẫu giáo đã coi anh như thần đồng. Ngồi ghế tiểu học, Chiến tỏa sáng như một ngôi sao báo trước với mọi người một tương lai rực rỡ. Lên trung học, Chiến luôn đứng đầu khối, xuất sắc tất cả các môn. Chưa hết, Chiến còn là học sinh giỏi cấp quốc gia. Thi vào đại học, Chiến đỗ thủ khoa cùng lúc hai trường. Bốn năm sau, Chiến hoàn tất văn bằng kỹ sư điện toán với thứ hạng cao nhất. Nhà trường giữ anh lại làm cán bộ phụ giảng một thời gian rồi gửi đi du học. Bốn năm sau, Chiến mang về văn bằng tiến sĩ hạng tối ưu.
Ngoài chuyện khoa bảng, Chiến còn được trời phú cho một số năng khiếu khác - hát hay, vẽ giỏi và hùng biện. Nhưng lắm tài thì nhiều tật. Tật thứ nhất của Chiến là bướng bỉnh. Sau ngày về nước, anh quyết liệt không trở lại trường đại học mà xin vô một tổng công ty. Tật thứ hai của Chiến là bừa bãi. Các vật dụng của anh la liệt tùy tiện trong nhà ngoài ngõ, có lẽ do chủ nhân ỷ vào khả năng lưu trữ tư liệu của mình còn hơn bộ nhớ của máy điện toán. Tật thứ ba của Chiến là thích sống đời đơn độc - đơn độc chứ không cô độc, cũng chị này em nọ nhưng chưa thấy đỗ lại bến nào.
Nhất nhân nhất hộ, anh hãnh hách đến cực đoan, không những người mà các loài khác cũng khó chung nhà chung cửa.
2.
Tài năng cỡ đó, tính khí thế ấy, Trần Việt Chiến khó mà leo lên hàng lãnh đạo một đơn vị nào. Nhưng đố ai dám sa thải hoặc sử dụng anh vào những lao dịch phổ thông mạt hạng. Người xưa từng dạy dụng nhân như dụng mộc. Phải có cho Chiến một chức vụ! Vậy thì phó phòng. Nhưng phó gì? Phó lưu động - một sáng kiến độc đáo do một cô gái yêu anh nhưng không được đáp lại đề nghị với tổng giám đốc, nghĩa là cấp trưởng mà không có phòng. Kỳ thực, ông ta khá tinh tế, vừa muốn tránh tiếng mổ gà dùng đại đao, vừa muốn khoe mẽ, mồi chài. Và người ta không ngờ Chiến hồ hởi nhận ngay vì anh rất thích những đêm một mình một giường một phòng ở khách sạn mà không vơi một xu tiền túi.
Từ đó, không mấy khi Trần Việt Chiến ngó ngàng tới nhà cửa. Anh ăn cơm bụi, thì giờ còn lại dùng để đọc sách, chơi game và ngủ. Chiến sử dụng ba chức năng ấy hết công suất nhưng không quan tâm đúng mức - sách, máy và giường bốn mùa bụi bặm. Mặc! Miễn sao khi cần tới, sách không mờ chữ, máy vẫn chạy tốt và giường đầy đủ chăn màn mắc sẵn.
3.
Sau một chuyến đi dài ngày, Chiến về lại nhà. Tắm táp xong, anh lao vào giường nằm chờ giấc ngủ nhưng không chợp mắt được. Bình thường, trong những trường hợp như thế, anh vói tay lên đầu giường, kéo xuống một tập gì đó và đọc. Nhưng hôm nay, những hợp đồng kinh tế, những biên bản hội họp, những báo cáo dài dằng dặc, khiến anh chán chữ nghĩa. Mặc cho chúng nhắm mở tùy thích! - Anh tự nhủ. Nhưng khi nhìn lên trần mùng, mắt anh bắt gặp một vật lạ. Cái gì thế nhỉ? Một chiếc lá khô lơ lửng giữa mùng màn trắng xóa. Anh chớp mắt. Một chiếc lá khô từ vườn chui qua hai lớp cửa len vào mùng ta? Không bao giờ! Anh cuộn mình ngồi dậy, lần tới. Không phải lá, một con nhện rằn to tướng với những chân dài và những khoanh bụng ánh bạc. Nhìn kỹ, nhện ta đang an nhiên tọa thị giữa cái mạng tơ nõn mỏng manh. Đồ ngu! - Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại - Rõ ràng chú mày bủa lưới săn mồi. Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn! Chợt nhớ một bức biếm họa vẽ một người câu cá giữa sa mạc, anh thích chí cười ha hả.
Tối đến, sau khi xem xong chương trình truyền hình, Chiến vào giường. Vừa ngã người nhìn lên, anh lại bắt gặp con nhện với cái mạng tơ bùng nhùng. Vậy là chú mày dám ngang nhiên chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi. Ngứa mắt, anh muốn bắt giết ngay con nhện. Nhưng chợt nghĩ lại, sá gì một con vật nhỏ nhoi thế kia mà mình phải nhọc sức. Lại nữa, phải cho nó chết đói dần mòn mới xứng với cái ngu có một không hai! Đợi đấy! Số mày đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ. Anh nằm im và khởi sự chờ đợi con nhện chết. Và mỗi ngày hai bận, anh chờ đợi như thế suốt cả tuần nay. Nhưng nhện ta vẫn ngang nhiên tồn tại.
4.
Rồi một chuyến công tác lưu động khác, Chiến tấn kỹ bốn phía mùng, chốt chặt các cửa trước khi đi. Tuy bận rộn nhưng mỗi khi có dịp nghỉ ngơi anh lại nghĩ tới nhện và hong hóng được thấy nó chết. Có lẽ cái ác trong anh kích thích. Anh nôn nao trên đường về nhà. Chú mày đã trắng mắt ra chưa? Áo thay chưa kịp cài nút, anh háo hức lao vào giường. Bắt chéo hai tay làm gối, anh hả hê căng mắt nhìn lên. Tuy có gầy đi nhưng nhện ta vẫn lì lợm sống! Thay vào phần hao hớt, một bọc trắng tròn trịa bằng cái nắp chai lủng lẳng trước mặt. Thì ra một quý bà! Nhưng sao đã không chết lại còn đẻ a?
Chiến quỳ thẳng người lên, muốn bứt tung màng tơ, bóp nát cái bọc trứng. Nhưng trời ạ, ngay trước mắt anh, bên kia cái màng tơ, một lỗ thủng - chỗ hợp ba góc của mỗi vuông vải. Với đôi mắt tinh và sáng như sao, Chiến nhận ra một đàn muỗi đang vo ve bên ngoài rồi lần lượt từng con chui qua cái lỗ ấy và dính ngay vào mạng. Đúng là một cái bẫy - một cái bẫy rất hiệu nghiệm! Vô vàn cánh muỗi lấp lánh. Nhưng mồi đâu mà nhử? - Anh hỏi rồi nhìn xuống người mình. Hèn gì! - Chiến giật mình.
Từ ấy, Trần Việt Chiến hết muốn làm con ngựa chiến.
T.D.P
(SH284/10-12)
GIAO CHỈ Bão tố thường nổi dậy từ biển khơi hùng vĩ và kể cả. Những hút gió sấn sổ táp xuống mặt đất bao la quăng dội, tàn sát điên cuồng cho hả những cơn giận dồn góp lâu dài.
NGUYỄN ĐẶNG MỪNG Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con (Tục ngữ)
TRẦN THÙY MAIỞ tuổi bốn mươi da mặt nàng vẫn trắng hồng, chưa thoáng một nếp nhăn. Ai nhìn kỹ lắm mới thấy những vết hằn bắt đầu hiện ra quanh cổ, thường được che rất khéo bởi những chuỗi hạt trang nhã. Mà đâu ai nhìn kỹ làm gì. Đứng trước một người đàn bà, dại gì không dán mắt vào vẻ đẹp mà lại đi săm soi tìm khuyết điểm.
NHẤT LÂMKinh thành Huế năm Bính Thìn, thiên hạ xôn xao vì một vụ án đại hình gây bất bình trong cả nước, và để lại cho hậu thế một nỗi tiếc thương khôn nguôi cho hai nhà chí sĩ.
XUÂN ĐÀILàng Tân Mỹ Đông nằm dưới chân núi Tịnh Hồng, trước năm 1975 là vùng của quốc gia, nói cho ngay ban ngày quốc gia điều khiển về hành chính, ban đêm “việt cộng” kiểm soát mọi mặt. Trong làng nhiều người đi lính hai phía, phía nào cũng có sĩ quan cấp tá, cấp úy và binh nhất, binh nhì…
TRẦN DUY PHIÊN1. Xuống tới biền, Lê và tôi thấy chú Phip và hai con bò đứng bên giàn cày. Chẳng chào hỏi, chúng tôi bắt tay vào việc. Tôi tiếp tục đắp bờ mương ngăn đất trồng rau với cái tum đổ nước vào sông Dakbla, còn Lê lo chỉ việc cho chú ấy.
QUỲNH VÂN"Lục bình vừa trôi vừa trổ bôngLục bình không kịp dừng để tím..."
TRÚC PHƯƠNGÔng già ngồi trên chiếc ghế bố làm bằng manh bao phía dưới bóng cây đa lão – trụ sở của Hội những người bán máu kia, sinh năm 1919, tròn 82 tuổi.
NGUYỄN THỊ THÁI Ngoài vườn có tiếng đánh sạt. Lại một chiếc tàu cau rơi. Con Vàng buồn bã đứng dậy, thất thểu đi ra. Hình như tiếng rơi khiến nó đau lòng.
HÀ KHÁNH LINH "Con gái PhổỞ lỗ trèo cau"
TÔ VĨNH HÀChỉ còn ít phút nữa, cái công việc căng thẳng, vừa đơn điệu vừa nặng nề của chúng tôi sẽ kết thúc: Buổi chấm thi sau cùng của một mùa tuyển sinh đầy sóng gió…
TRẦN DUY PHIÊN - Cắp vở qua bên chú Kỳ nhờ chú chỉ cho mà học! - Mẹ tôi nói. Tôi vẫn giả bộ không nghe. Những con tò he bằng đất do tôi nặn lấy chưa khô. Tôi mà bỏ đi có người phá - Nói thế mà không thủng tai ư? - Mẹ đảo mắt tìm một vật gì đó làm roi.
HOÀNG THÁI SƠN Dì Ty khép cửa rồi ngồi vào góc giường lôi tiền dưới gối ra đếm. Hai tờ hai mươi ngàn, một mới, một cũ gấp đôi gần đứt rời; hai tờ mười ngàn, một mới, một cũ dính vẩy cá; một tờ năm ngàn quăn góc; hai tờ một ngàn dính mực và âm ẩm. Sáu mươi bảy ngàn cả thảy. Đếm lần nữa: sáu mươi bảy ngàn. Rồi dì mở rương, xếp tiền vào từng ô.
NGUYỄN THANH VĂN"Làm sao em biết bia đá không đau…"
PHẠM NGỌC TUÝTất cả chỉ vì con nhỏ đó: Nó tên thật là gì, tôi không rõ. Tú gọi nó là nhỏ Mai, nó gầy và xinh. Nói rằng nó xinh, e chưa đủ. Nó ngầu, nó phá, nó là con bé nghịch như quỷ.
MẠC DO HÙNGBố nhắn tôi mời Sĩ về làng tu sửa bức tượng Thành Hoàng. Sĩ nghe tôi nói, trầm ngâm: "Cho mình thời gian suy nghĩ, Bỏ nghề lâu quá rồi, không hiểu đôi tay có còn cảm giác!"
TRÚC PHƯƠNGDừng lại nghỉ chân, chị Dần tựa lưng vào gốc cây cơm nguội râm bóng bên con đường ngoằn ngoèo dẫn lên dốc Lưng Mây. Mấy cô gái Stiêng quảy gùi đi ngược ra phố trấn chốc chốc gởi lại nụ cười tự nhiên như hoa cỏ cho người phụ nữ miền xuôi đi thăm người nhà trong trại.
LÊ GIA NINHMột danh nhân nào đó đã nói rằng: "Người đàn bà có hai lần dễ thương. Một lần trên giường cưới và một lần trên giường chết". Riêng tôi, tôi thấy mỗi tháng người đàn bà có thêm một lần dễ thương nữa. Đó là kỳ nhận lương của chồng.
QUỐC THÀNH Năm ấy lên cao nguyên thăm anh bạn, biết tôi lần đầu đến anh dẫn ra trung tâm xã coi cho biết, cũng là lúc dân đi rẫy về. Ngược chiều chúng tôi là một ông già, mắt nhìn xuống miệng cứ lẩm bẩm: "Muộn rồi, Muộn rồi". Tôi nghĩ ông vội đi đâu đó, chắc nóng lòng lắm.
ĐÀO DUY HIỆPNgày xưa có một chàng trai rất lịch sự. Anh thường có nhiều khách đến nhà chơi.