Ảnh: Internet
Chính thi sĩ Nam Trân đã phong tặng cho Huế cái địa danh kép: Huế đẹp và thơ! Cho nên, Huế đã như một niềm khao khát với mọi nhà thơ chưa đến Huế. Niềm khao khát trong tôi càng cháy bỏng và tưởng như vô vọng trong những tháng năm chia cắt, không biết khi nào mới thống nhất đất nước để được vào thăm! Với tâm trạng như vậy trong bao năm, nay là lần đầu tôi cùng Huế... Huế đầu mùa mưa. Đêm qua, trận mưa rào đã rửa kỹ từng chiếc lá, lọc trong nước sông Hương, khiến cho con đường Lê Lợi men theo sông Hương có một vẻ tinh khiết, mới mẻ lạ thường. Tôi tản bộ dọc đường Lê Lợi để ngắm đất, ngắm trời, ngắm sông. Thi thoảng, những quán cà phê vườn đặc trưng của Huế lấp ló sau tầng lá cuốn hút tôi, tôi lại ghé vào gọi ly cà phê, ly đá chanh, thực ra chỉ là để nhâm nhi không gian thơ mộng của Huế: Những mảnh vườn bí ẩn Ô cửa sổ rợp xanh muốn nói điều gì Thủy trúc mọc um tùm trên đất ẩm... Có một lần, một ô cà phê vườn đã nói với tôi một điều cụ thể. Thí dụ ở một ô vườn phố Nguyễn Huệ, cô chủ quán cho biết: Nơi này nhà văn Hoàng Phủ NgọcTường đã trú lại ba ngày trước lúc ra bưng. Ở những khu vườn xanh ngun ngút đó, tôi như gặp chính tâm hồn của Huế, và như có không ít: tâm hồn mình! Đêm ấy, có hai kẻ sĩ của cố đô Huế đã vượt lên mọi phồn tạp đời thường để tiếp bạn thơ phương xa là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Trọng Tạo. Hai người, mà đủ tiêu biểu cho bạn bè văn nghệ Huế. Và với tôi đêm đó, đủ để ghi khắc ấn tượng về Huế suốt đời. Đó là đêm nghe hát trên con đò lênh đênh giữa dòng Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường làm người giới thiệu, phân tích nguồn gốc, tính chất những điệu hò Huế, những bài bản âm nhạc cổ điển, cung đình và dân gian Huế. Với trí tuệ uyên bác, với giọng người trí thức miền Trung nhỏ nhẹ, sâu lắng của Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những ru tôi vào cõi thưởng ngoạn, thẩm âm cao đẹp của tiền nhân mà còn kích thích những ca sĩ, nhạc sĩ đàn hát một cách phấn hứng cho xứng với lới giới thiệu trang trọng, bay bổng. Những bản nhạc, bài ca ngỡ đã chai mòn với họ bỗng được sống dậy, tràn đầy cảm xúc... Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chỉ đóng vai bạn rượu, nhưng là một gương mặt thân quen Làng quan họ quê tôi với các nghệ sĩ Huế nên chỉ một cái gật đầu tán thưởng cũng làm nức lòng người hát. Bá Nha và Tử Kỳ thời nào chẳng có! Bỗng nhớ đến những đêm hát ả đào thanh lịch dưới roi chầu sành điệu của bác Nguyễn, mà kẻ hậu sinh chỉ được đón vọng chút hồi âm! Tôi còn nhớ tên các nghệ sĩ đêm ấy: Kim Liên, Quỳnh Hoa, Khánh Vân với Thái Hùng đàn nguyệt, Thanh Vinh đàn thập lục. Đón khách thơ từ Hà Nội, Khánh Vân mở đầu bằng bài thơ ngâm Bài thơ thôn Vỹ. Bài thơ của Hàn Mặc Tử ai cũng thuộc, nhưng được nghe giữa dòng sông Hương mới cảm nhận hết vẻ đẹp tinh tế của nó. Tôi đã thực sự chết đuối trong bài thơ, trong giọng ngâm, trong sự lênh đênh của con đò: Đò cứ trôi, trôi vào vô định Biết đâu Cồn Hến, đâu Lim Long Cô áo đỏ Bài thơ thôn Vỹ Cho tôi chết đuối giữa dòng trong Rượu - ngất như vậy - nhưng chưa chết được! Sau Khánh Vân là cô áo tím Quỳnh Hoa với khuc ca Cổ Bản, tôi lại được vớt lên để chiêm ngưỡng Huế, trong khi: Bềnh bồng... bềnh bồng... đò bềnh bồng Gió đêm nhẹ, đò trôi như không Cô áo tím vớt tôi, tiếng hát Huế hiện lên từ cõi ước mong... Rồi bỗng ào ào, dào dạt... mùa mưa Huế đã bắt đầu. Lần này không phải riêng tôi, mà cả con đò chết đuối giữa nước trên trời, nước dưới sông bao vây, sàm sập. Tôi đã nhích về phía mưa hắt để khỏi ướt áo cô gái đang phục vụ nghệ thuật hết mình: Mưa Huế sập sùi trên mái liếp Sông - Mưa phong kín cả con đò Tôi che mưa hắt cho em đó Đủ ướt tâm tư một tiếng hò! Chúng tôi, người đàn, người hát, người nghe, người say mê giới thiệu như mê đi trong cung bực mưa Huế, không những không ảnh hưởng gì đến nghệ thuật mà còn góp phần khu biệt chúng tôi với thế giới bên ngoài. Tôi thầm nghĩ: Một đời, dễ được mấy lần hạnh phúc như thế này? Và đoạn kết bài thơ đã lờ mờ xuất hiện trong óc tôi: Dẫu không được chết, xin được sống để nhớ để thương cùng tháng năm Say câu Cổ Bản, Tương Tư khúc Huế một đời tôi, em biết chăng? Sớm hôm sau, như để nối dài cuộc say Huế không bao giờ tỉnh trong tôi, hai thi sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Trọng Tạo lại ôm chai rượu thuốc ra ga tiễn tôi xuôi Đà Nẵng. Tôi nhớ Hoàng Phủ Ngọc Tường dúi vào tay tôi mấy chục cuốn tạp chí Sông Hương nhờ đưa cho Thanh Quế. Ôi! Tôi lại được làm người phát hành tình cảm của các bạn văn nghệ Huế! Từ chối phòng khách lịch sự của giám đốc Ga Huế, chúng tôi ngồi xệp trên thềm ga chia nhau chai rượu thuốc vừa cạn khi tầu đến. ĐÊM SÔNG HƯƠNG Đò cứ trôi, trôi vào vô định Biết đâu Cồn Hến, đâu Kim Long! Cô áo đỏ: bài thơ Thôn Vĩ Cho tôi chết đuối giữa dòng trong Bềnh bồng, bềnh bồng... đò bềnh bồng Gió đêm nhẹ, đò trôi như không Cô áo tím vớt tôi, tiếng hát Huế hiện lên từ cõi ước mong! Mưa Huế sập sùi trên mái liếp Sông, mưa phong kín cả con đò Tôi che mưa hắt cho em đó Đủ ướt tâm tư một tiếng hò Dẫu không được chết, xin được sống để nhớ, để thương cùng tháng năm Say câu Cổ Bản, Tương Tư khúc Huế một đời tôi, em biết chăng? V.L (140/10-00) |
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.
HOÀNG NGỌC CƯƠNG
LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.
TÔN THẤT BÌNH
Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.
CAO THỊ THƠM QUANG
Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.
TRẦN VĂN DŨNG
Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.
TRẦN VĂN DŨNG
Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.
THANH HOA - LÊ HUỆ
Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.
VÕ QUANG YẾN
Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.
“Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế, từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.
PHẠM HỮU THU
Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.
LÊ QUANG THÁI
Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết.
LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.
ĐỖ XUÂN CẨM
TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI
Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.
NGUYỄN XUÂN HOA
Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.
Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.