Ảnh: Internet
Chính thi sĩ Nam Trân đã phong tặng cho Huế cái địa danh kép: Huế đẹp và thơ! Cho nên, Huế đã như một niềm khao khát với mọi nhà thơ chưa đến Huế. Niềm khao khát trong tôi càng cháy bỏng và tưởng như vô vọng trong những tháng năm chia cắt, không biết khi nào mới thống nhất đất nước để được vào thăm! Với tâm trạng như vậy trong bao năm, nay là lần đầu tôi cùng Huế... Huế đầu mùa mưa. Đêm qua, trận mưa rào đã rửa kỹ từng chiếc lá, lọc trong nước sông Hương, khiến cho con đường Lê Lợi men theo sông Hương có một vẻ tinh khiết, mới mẻ lạ thường. Tôi tản bộ dọc đường Lê Lợi để ngắm đất, ngắm trời, ngắm sông. Thi thoảng, những quán cà phê vườn đặc trưng của Huế lấp ló sau tầng lá cuốn hút tôi, tôi lại ghé vào gọi ly cà phê, ly đá chanh, thực ra chỉ là để nhâm nhi không gian thơ mộng của Huế: Những mảnh vườn bí ẩn Ô cửa sổ rợp xanh muốn nói điều gì Thủy trúc mọc um tùm trên đất ẩm... Có một lần, một ô cà phê vườn đã nói với tôi một điều cụ thể. Thí dụ ở một ô vườn phố Nguyễn Huệ, cô chủ quán cho biết: Nơi này nhà văn Hoàng Phủ NgọcTường đã trú lại ba ngày trước lúc ra bưng. Ở những khu vườn xanh ngun ngút đó, tôi như gặp chính tâm hồn của Huế, và như có không ít: tâm hồn mình! Đêm ấy, có hai kẻ sĩ của cố đô Huế đã vượt lên mọi phồn tạp đời thường để tiếp bạn thơ phương xa là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Trọng Tạo. Hai người, mà đủ tiêu biểu cho bạn bè văn nghệ Huế. Và với tôi đêm đó, đủ để ghi khắc ấn tượng về Huế suốt đời. Đó là đêm nghe hát trên con đò lênh đênh giữa dòng Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường làm người giới thiệu, phân tích nguồn gốc, tính chất những điệu hò Huế, những bài bản âm nhạc cổ điển, cung đình và dân gian Huế. Với trí tuệ uyên bác, với giọng người trí thức miền Trung nhỏ nhẹ, sâu lắng của Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những ru tôi vào cõi thưởng ngoạn, thẩm âm cao đẹp của tiền nhân mà còn kích thích những ca sĩ, nhạc sĩ đàn hát một cách phấn hứng cho xứng với lới giới thiệu trang trọng, bay bổng. Những bản nhạc, bài ca ngỡ đã chai mòn với họ bỗng được sống dậy, tràn đầy cảm xúc... Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chỉ đóng vai bạn rượu, nhưng là một gương mặt thân quen Làng quan họ quê tôi với các nghệ sĩ Huế nên chỉ một cái gật đầu tán thưởng cũng làm nức lòng người hát. Bá Nha và Tử Kỳ thời nào chẳng có! Bỗng nhớ đến những đêm hát ả đào thanh lịch dưới roi chầu sành điệu của bác Nguyễn, mà kẻ hậu sinh chỉ được đón vọng chút hồi âm! Tôi còn nhớ tên các nghệ sĩ đêm ấy: Kim Liên, Quỳnh Hoa, Khánh Vân với Thái Hùng đàn nguyệt, Thanh Vinh đàn thập lục. Đón khách thơ từ Hà Nội, Khánh Vân mở đầu bằng bài thơ ngâm Bài thơ thôn Vỹ. Bài thơ của Hàn Mặc Tử ai cũng thuộc, nhưng được nghe giữa dòng sông Hương mới cảm nhận hết vẻ đẹp tinh tế của nó. Tôi đã thực sự chết đuối trong bài thơ, trong giọng ngâm, trong sự lênh đênh của con đò: Đò cứ trôi, trôi vào vô định Biết đâu Cồn Hến, đâu Lim Long Cô áo đỏ Bài thơ thôn Vỹ Cho tôi chết đuối giữa dòng trong Rượu - ngất như vậy - nhưng chưa chết được! Sau Khánh Vân là cô áo tím Quỳnh Hoa với khuc ca Cổ Bản, tôi lại được vớt lên để chiêm ngưỡng Huế, trong khi: Bềnh bồng... bềnh bồng... đò bềnh bồng Gió đêm nhẹ, đò trôi như không Cô áo tím vớt tôi, tiếng hát Huế hiện lên từ cõi ước mong... Rồi bỗng ào ào, dào dạt... mùa mưa Huế đã bắt đầu. Lần này không phải riêng tôi, mà cả con đò chết đuối giữa nước trên trời, nước dưới sông bao vây, sàm sập. Tôi đã nhích về phía mưa hắt để khỏi ướt áo cô gái đang phục vụ nghệ thuật hết mình: Mưa Huế sập sùi trên mái liếp Sông - Mưa phong kín cả con đò Tôi che mưa hắt cho em đó Đủ ướt tâm tư một tiếng hò! Chúng tôi, người đàn, người hát, người nghe, người say mê giới thiệu như mê đi trong cung bực mưa Huế, không những không ảnh hưởng gì đến nghệ thuật mà còn góp phần khu biệt chúng tôi với thế giới bên ngoài. Tôi thầm nghĩ: Một đời, dễ được mấy lần hạnh phúc như thế này? Và đoạn kết bài thơ đã lờ mờ xuất hiện trong óc tôi: Dẫu không được chết, xin được sống để nhớ để thương cùng tháng năm Say câu Cổ Bản, Tương Tư khúc Huế một đời tôi, em biết chăng? Sớm hôm sau, như để nối dài cuộc say Huế không bao giờ tỉnh trong tôi, hai thi sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Trọng Tạo lại ôm chai rượu thuốc ra ga tiễn tôi xuôi Đà Nẵng. Tôi nhớ Hoàng Phủ Ngọc Tường dúi vào tay tôi mấy chục cuốn tạp chí Sông Hương nhờ đưa cho Thanh Quế. Ôi! Tôi lại được làm người phát hành tình cảm của các bạn văn nghệ Huế! Từ chối phòng khách lịch sự của giám đốc Ga Huế, chúng tôi ngồi xệp trên thềm ga chia nhau chai rượu thuốc vừa cạn khi tầu đến. ĐÊM SÔNG HƯƠNG Đò cứ trôi, trôi vào vô định Biết đâu Cồn Hến, đâu Kim Long! Cô áo đỏ: bài thơ Thôn Vĩ Cho tôi chết đuối giữa dòng trong Bềnh bồng, bềnh bồng... đò bềnh bồng Gió đêm nhẹ, đò trôi như không Cô áo tím vớt tôi, tiếng hát Huế hiện lên từ cõi ước mong! Mưa Huế sập sùi trên mái liếp Sông, mưa phong kín cả con đò Tôi che mưa hắt cho em đó Đủ ướt tâm tư một tiếng hò Dẫu không được chết, xin được sống để nhớ, để thương cùng tháng năm Say câu Cổ Bản, Tương Tư khúc Huế một đời tôi, em biết chăng? V.L (140/10-00) |
MAI VĂN HOAN
Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.
TRẦN ĐÌNH BA
1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.
CAO THỊ HOÀNG
1.
Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn.
VĨNH AN
Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.
TRUNG SƠN
I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.
NGUYÊN HƯƠNG
Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.
TRƯỜNG AN
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời…”
PHƯỚC VĨNH
Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức…
VÕ VINH QUANG
Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.
NGUYỄN CAO THÁI
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệp và Song thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?
HOÀI VŨ
* Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.
THẢO QUỲNH
Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.
Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
THANH BIÊN (*)
NGUYỄN THÀNH
Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)
NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT
Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).