Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp 75 mùa xuân

10:32 23/10/2008
MAI VYNhạc sĩ Trần Hữu Pháp sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo nghèo tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Từ năm 1946, Trần Hữu Pháp thoát ly gia đình phục vụ cách mạng. Trong sáu mươi năm, anh đã gắn bó với nhiều vùng đất của Tổ quốc.

Từ Thiếu sinh quân anh về Sở văn hoá thông tin Liên khu năm. Đây là nơi anh sáng tác đầu tay với bài hát Ước mơ xanh. Đến tháng 10 năm 1954, anh tập kết ra Bắc và vào Đoàn thanh niên xung phong Trung ương. Thời kỳ này anh viết cho Đoàn được một số tiết mục múa hát như: Hò đắp đường, Mở đường về phía , Bài ca tình nguyện... Sau đó anh được điều về Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam và làm công tác biên tập ở báo Tiền Phong, Nhà xuất bản Kim Đồng.
Sau khi học xong khoá sáng tác dành cho các Trưởng đoàn văn công do Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phụ trách, anh được phân công về Ban biên tập âm nhạc tại Nhà xuất bản Âm nhạc Bộ văn hoá. Trong những năm chiến tranh ác liệt, anh tình nguyện đi thực tế ở tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh cùng với một số nhạc sĩ Hoàng Vân, Xuân Giao, Phạm Tuyên... Bài hát Em bé Bảo Ninh (dựa theo thơ Nguyễn Văn Dinh) được ra đời tại đây, giữa thời điểm giặc Mỹ leo thang ném bom vào Thủ đô Hà Nội. Thời gian sau đó, anh được điều về phụ trách âm nhạc tại Đài phát thanh Hà Nội; là một trong những người đầu tiên cùng với một số văn nghệ sĩ như Tô Hoài, Hồ Bắc, Bùi Hạnh Cẩm, nữ thi sĩ Anh Thơ, Phan Thị Thanh Nhàn tham gia thành lập Hội Văn nghệ Hà Nội.

Trên hai mươi năm ở Hà Nội anh luôn ước mơ làm thế nào để được về với xứ Huế. Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh với nhạc sĩ Mai Sao - chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đi cùng chuyến xe qua cầu Hiền Lương; sung sướng quá anh đã tự mình xuống xe đi bộ 18 cây số đến Đông Hà, rồi đón chiếc xe của Nhà máy nước vào Huế. Trên đường vào Huế, vết tích chiến tranh đã để lại nhiều cảm xúc mạnh mẽ và anh đã viết bài hát Tiến về Thành Huế. Bài hát này đã được nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên, Quý Dương hát và phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt lúc ấy. Là một trong những người đầu tiên tiếp thu Đài phát thanh Huế, anh làm trưởng phòng văn nghệ cho đến khi thành lập Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, rồi được bầu vào Ủy viên thường vụ và Chủ tịch Phân hội âm nhạc tỉnh (Bình Trị Thiên). Cùng một lúc anh được Hội Nhạc sĩ Việt Nam bầu vào Ban Kiểm tra, Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ (khoá III). Trong thời kì làm Chủ tịch Phân hội âm nhạc tỉnh Bình Trị Thiên, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã đưa hết nhiệt tình, tận tuỵ đam mê với nghề nghiệp, tổ chức được nhiều trại sáng tác và giới thiệu nhiều tác giả, tác phẩm trên sóng phát thanh và truyền hình (Trung ương và địa phương); tổ chức nhiều buổi giao lưu âm nhạc, bồi dưỡng cho nhiều nhạc sĩ trong phân hội trở thành cây bút vững chắc.

Năm 1984, Trần Hữu Pháp được Hội Nhạc sĩ Việt Nam cử đi dự Hội nghị âm nhạc quốc tế tại Praha Tiệp Khắc. Trần Hữu Pháp cũng sáng tác kịp thời chào mừng Praha mùa xuân. Đến Mạc Tư Khoa anh viết bài Còn mãi trong tôi chiều Matxcơva. Anh cũng tham dự rất nhiều trại sáng tác do phân hội cùng với Tỉnh và hội Trung ương tổ chức năm 1978. Trại sáng tác tại Huế mời các nhạc sĩ Trung ương như: Hoàng Vân, Huy Du, Văn Ký, Hồ Bắc, Tân Huyền, Trần Hoàn... Đây chính thời điểm Dòng sông ai đã đặt tên của Trần Hữu Pháp ra đời. Buổi báo cáo kết quả của Trại sáng tác, đến dự có nhà thơ Tố Hữu, đã chữa cho Trần Hữu Pháp một chữ “mãi” thành chữ “nhớ” để lời ca được rõ nét hơn (người đi nhớ Huế không quên). Bài hát này được ca sĩ Thanh Lượng (người dân tộc Tày ở Hoà Bình) công tác theo chồng ở đoàn Ca Múa Bình Trị Thiên hát đầu tiên trong đêm báo cáo ấy; sau đó nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền, Thanh Hoa cùng nhiều ca sĩ chuyên và không chuyên hát. Bài hát đã thấm sâu trong muôn triệu trái tim của quần chúng nhân dân cả nước và kiều bào nước ngoài.

Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trần Hữu Pháp đã viết rất nhiều ca khúc hay, kịp thời động viên tinh thần quân và dân những năm chiến tranh ác liệt. Sau hoà bình giải phóng đất nước, anh cũng có nhiều ca khúc đến với người lao động xây dựng xã hội mới. Hàng chục ca khúc hay của anh: Cháu yêu chú thương binh, Ông trăng non và chú cuội già, Hò đắp đường, Em bé Bảo Ninh, Dòng sông ai đã đặt tên, Ánh mắt thời gian, Huế trong tôi,... đã để lại ấn tượng sâu sắc và sống mãi trong lòng quần chúng. Anh không chỉ viết cho người lớn mà còn viết về thiếu nhi, cũng được đánh dấu một thời và phổ biến cho thiếu nhi khắp cả nước. Trong những năm gần đây, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp luôn gắn liền với nơi chôn rau cắt rốn của anh với bài Quê hương với một sắc dừa xanh. Anh yêu Cố đô Huế đến nỗi khi đi xa, anh cảm thấy như mình muốn mang Huế theo cùng. Chính vì lẽ đó mà trong hành trang sáng tác của anh đã có nhiều ca khúc hay viết về Huế xưa và nay, mang giai điệu dịu dàng sâu lắng âm hưởng dân gian, khắc họa rõ nét riêng của xứ Huế.

Trong hàng loạt tác phẩm của Trần Hữu Pháp đã đoạt giải trong nước và Quốc tế, bài Hành khúc dưới ngọn cờ hoà bình đã được chọn làm bài ca chính thức của phong trào thiếu niên và nhi đồng quốc tế tại Bungari. Đặc biệt, trong thời gian đến Maxcơva anh đã viết bài “Còn mãi trong tôi chiều Maxcơva” và bài “Người về Pari” để nhớ đến Bác Hồ khi Người hoạt động ở Pari trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ.
Đã qua chặng đường 75 mùa xuân cùng với 60 năm đam mê âm nhạc, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp được Nhà nước tặng thưởng: Huy chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật, Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng nhì và Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Mặc dù ở độ tuổi 75 nhưng anh vẫn âm thầm lặng lẽ để sưu tầm nhạc dân gian và ấp ủ của anh để hoàn thành tiếp những tuyển tập ca khúc, hoàn thành bài hát ru (Nguồn gốc hô bài chòi) của Bình Định quê anh và tập ca khúc Gửi Huế cung đàn.
75 tuổi đời, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp vẫn tràn đầy sức trẻ. Tình yêu con người, yêu quê hương đất nước trong anh như da diết hơn, mặn mà sâu lắng hơn...
                        Nam Giao, Huế tháng 20 năm 2006
                                                M.V

(nguồn: TCSH số 219 - 05 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy là tròn 9 tháng sau Đại hội Văn nghệ toàn Tỉnh lần thứ 9, một trong những kiến nghị quan trọng của Đại hội đã được cơ quan quản lý cấp trên chính thức chấp thuận: cùng với việc đổi tên Hội Văn nghệ Thừa Thiên-Huế thành “Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế”.

  • LTS: Nhân Đại hội Chi hội Nhà báo tạp chí Sông Hương, toà soạn trân trọng giới thiệu bài viết của tiến sĩ Hồ Thế Hà, thành viên hội đồng biên tập Sông Hương - tổng lược khái quát những giai đoạn qua “chân dung” các nhà văn đã từng làm Tổng biên tập. Có thể nhiều nhận xét chưa thật mỹ mãn, đôi chỗ còn né tránh, dè dặt nhưng cũng là có cái nhìn “ngoái lại” để ước mơ dự cảm tới tương lai...                                                TCSH

  • ...người sáng tác phải dày công và phải có trình độ uyên thâm để xử lý những chất liệu đó và biến nó thành của mình nhưng lại phải mang được hơi thở của cuộc sống hiện đại...

  • Trong “làng văn nghệ”, lo Tết sớm nhất là những người gánh thêm vai “cộng tác viên” các tờ báo.

  • Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Tòa ... chúng tôi xin "khởi tố" một vụ tỏ tình bằng "thơ tán trai" nhằm "minh oan" cho thế giới đàn ông và cũng là để trả lại sự bình đẳng vốn có từ hai phía của sợi tơ hồng mà có khi lại là sợi dây oan! 

  • VĂN GIÁNhững ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng. 

  • Cũng như cuộc đời, văn nghệ có biết bao buồn vui. Nhà văn cũng là người, cho nên có lúc cũng dở khóc dở cười bởi những chuyện ngoài văn chương. “Vạch túi cho người xem... bia” là câu chuyện hậu kì để bạn đọc chia sẻ với chuyện bếp núc làng văn.