Nhà viết kịch Ngọc Tranh, “gừng càng già càng cay”

10:36 23/10/2008
NGÔ MINHDịp sát Tết Đinh Hợi, thoáng thấy tôi trên đường Lê Lợi, anh Ngọc Tranh ra hiệu dừng xe rồi nhanh nhẹn mở tờ báo  Tuổi Trẻ ra, nheo nheo con mắt cười hồ hởi: “Mình làm Trò chơi mà được Trời cho, ông thấy ngon không?”. Thì ra, báo Tuổi Trẻ ra ngày 13-2-2007, tức ngày 26 Tết, đưa tin Liên hoan hài kịch Xuân 2007 của Thành phố Hồ Chí Minh vừa kết thúc tại sân khấu nhạc nước Đầm Sen, nhóm Hoàng Sơn được giải nhất với vở hài kịch ngắn Trời cho.

Vở Trời cho còn giành thêm 2 giải thưởng quan trọng là diễn viên hài xuất sắc nhất dành cho nghệ sĩ hài Hoàng Sơn và giải kịch bản hài kịch hay nhất cho Ngọc Tranh ở Huế. Ông này ghê thật, vào tuổi “xưa nay hiếm” sáu bảy năm rồi mà “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ngòi bút Ngọc Tranh là ngọn roi quất vào mặt bọn quan tham, tạo ra tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Cười cho cái xấu bớt đi, cười cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên. Đó là một “kênh” chống tham nhũng có hiệu quả xã hội rất cao. Tôi bắt tay lắc lắc chúc mừng anh, khi mọi người dân Cố Đô đang nô nức đi sắm Tết, những cành mai, chậu cúc lướt sáng trên đường.

Tìm hiểu, tôi mới hay vở hài kịch một màn Trời cho là vở kịch khá nhạy bén với thời sự nóng bỏng của đất nước, với một lối viết đậm chất hài. Cười đấy mà lòng đau nhói! Mấy cơn bão lớn vừa đổ bộ vào miền Trung, miền làm cho hàng trăm người chết, hàng vạn gia đình nhà cửa tan hoang. Trong lúc nhân dân cả nước “lá lành đùm lá rách”, quyên góp tiền hỗ trợ bà con bị thiên tai, thì bọn tiêu cực ở các làng quê lại hè nhau tìm mọi thủ đoạn ăn bớt tiền cứu trợ. Trưởng thôn Tư Rọm, thôn phó Năm Tèo miệng nói “chí công vô tư”, nhưng  bão làm sập 3 căn nhà, thì chúng hè nhau xô đổ thêm 9 nhà nữa, nhà tốc mái 5 cái, thì chúng phá thêm 4 cái nữa, để báo cáo trên “rút” tiền cứu trợ. Trẻ con chết trước khi bão đến, bà Út Sự bị gãy chân do bọn xô đổ nhà đè lên, chúng cũng kê khai để “xin trợ cấp”. Kết quả trên trợ cấp 178 triêụ đồng, chúng chỉ cho mỗi nhà bị nạn 5 triệu, 10 triệu, đút lót cho chủ tịch, phó chủ tịch xã một ít, còn lại chia nhau. Chúng gọi đây là của “trời cho”. Trời cho nói lái là trò chơi. Nghĩa là tất cả nỗi khổ đau của nhân dân đều là trò chơi đối với bọn quan tham!. Vở hài kịch chỉ nêu chuyện một thôn, nhưng đó cũng là chuyện “thường ngày” ở nước ta. Chuyện “nổi cộm” đang được cả nước quan tâm hàng ngày.

Quen biết anh Ngọc Tranh từ hơn 30 năm nay. Gặp nhau nhiều lần, nhưng lần nào tôi cũng thấy anh rất vui tính, lém lỉnh, luôn chọc cười thiên hạ. Năm 2001, anh đăng ký đi dự trại viết cùng chúng tôi ở Đà Lạt 15 ngày, nhưng chưa đến nửa thời gian anh đã nằng nặc xin về Huế với lý do “vợ ốm nặng”. Tôi biết anh bị một cô văn công xinh đẹp, hát hay, là thương binh bộ đội Đoàn 559 Hồ Thị Thanh Hoà hớp hồn. Năm 1998 hai người cưới nhau, lên Kim Long ở. Vợ mới, trẻ xinh như thế làm sao mà xa được. Nhưng trêu anh, thì anh lại nhay nháy mắt bảo: “Mình phải về, chứ “người đẹp” mà mò lên đây là gay go lắm, các cậu sẽ không thể viết lách gì được!”. Cơ quan Hội Văn nghệ tỉnh tổ chức đoàn văn nghệ sĩ đi tham quan và giao lưu với bảy  tỉnh miền Bắc. Xe đi ngày đi đêm, ai cũng mệt lử. May trên xe có “cây hài” Ngọc Tranh. Thỉnh thoảng anh lại kể chuyện tiếu lâm, chuyện chiến tranh ở Quảng Bình, mấy chú bộ đội “ngửi mồm con bọ”… làm cho cả xe ôm bụng mà cười, quên cả đường xa, xe xóc. Có khi chẳng có chuyện gì, chỉ nhìn cái mặt tưng tửng của anh, tôi đã thấy buồn cười rồi. Cái chất hài từ lâu đã ngấm vào máu Ngọc Tranh. Nên anh luôn trẻ trung, vui tính. Nói năng hào sảng, yêu đời.

Từ một thương binh đánh Pháp về làng Thọ Linh bên sông Gianh, Ngọc Tranh n ha nh chóng trở thành diễn viên có biệt tài sáng tác và diễn tấu hài ở Đoàn Văn công Quảng Bình từ những năm 60 của thế kỷ trước với những bài tấu đến bây giờ nhiều người còn nhắc như Cu Sây, Mạ thằng cu, Người chăn vịt. Lão dân quân.v.v.. PGS Tất Thắng, nhà phê bình sân khấu kể rằng, một lần tại cuộc hội ngộ của giới sân khấu với  bà con nông dân vùng lúa tỉnh Thái Bình, đến mục trình diễn thì bí tiết mục. May có Ngọc Tranh xuất hiện. Anh đã làm cho hàng ngàn người xem được một trận cười ngả nghiêng vì bài tấu Người chăn vịt. Từ tấu hài, Ngọc Tranh sáng tác hài kịch ngắn, rồi kịch dài, và anh trở thành nhà viết kịch nổi tiếng, đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng kịch tác gia Việt trong 50 năm nay. Từng làm quản lý một đoàn nghệ thuật, làm trưởng phòng của Sở Văn hoá thông tin, nhưng Ngọc Tranh không khoái bằng ngồi với ngòi bút và trang giấy đêm đêm trên bàn viết. Vì thế mà chớm đến tuổi hưu là ông xin nghỉ liền. Nghỉ để viết kịch. Kịch của Ngọc Tranh  đã được trên 50 đoàn nghệ thuật trong ngoài Bắc đón nhận và dàn dựng thành công. Có vở như “Tình yêu và tên cướp” đựợc 26 đoàn dàn dựng, vở “C ha con người hát rong” được 16 đoàn dựng. Có vở như “Người tử tù mất tích” có 10 nhân vật thì 8 diễn viên được huy chương vàng, 2 diễn viên huy chương bạc.

Có lẽ kịch của Ngọc Tranh sâu sắc về nội dung tư tưởng, nhưng lại được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ lời thoại rất đời thường, nên diễn viên dễ nhập vai, dễ diễn hay. Ngọc Tranh không chỉ viết kịch nói, mà anh còn sáng tác hàng chục vở kịch dân ca, tuồng, chèo, cải lương được nhiều đoàn dựng rất thành công như các vở Mười bảy năm tình hận, Đêm về sáng, Nước mắt và bạo lực, Trái tim người mẹ, Chim bằng trong bão tố, Vụ án một Vương Phi… Điều đặc biệt, các đoàn dựng vở theo kịch bản Ngọc Tranh đều được giải thưởng cao trong các cuộc liên hoan sân khấu toàn quốc, được khán  giả đón nhận nồng nhiệt. Còn tác giả kịch bản đã nhiều lần được Bộ Văn hoá  khen tặng là tác giả viết kịch bản sân khấu xuất sắc.

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ nghe nhìn, phim ảnh, kịch truyền hình đến tận phòng ngủ từng gia đình, sân khấu đang bị bóp chết dần, các đoàn kịch ít dần người xem, thế mà ngòi bút kịch Ngọc Tranh vẫn sống khoẻ. Mỗi năm anh cũng “bán” được vài ba vở kịch dài, hài kịch ngắn. Quan trọng hơn là bằng ngòi bút, anh đã gửi gắm được tấm lòng, khát vọng của mình vào từng nhân vật, từng câu thoại trên sân khấu, mong góp một tiếng nói làm cho cuộc đời này ngày càng sạch hơn, đẹp hơn. Được như thế là nhờ kịch Ngọc Tranh luôn hấp dẫn cả về tính cách nhân vật và tính xã hội nóng bỏng của vấn đề. Ngòi bút của anh thẳng thắn vạch trần những thói hư tật xấu trong xã hội, nhất là bọn tiêu cực, tham nhũng; đồng thời luôn đồng cảm, bảo vệ nâng đỡ những phận người éo le, bi thương, đau khổ. Nhân vật kịch của Ngọc Tranh luôn có cá tính và hoàn cảnh sống đặc biệt, nên khán giả cả nước luôn nhớ và nhắc đến như những người thật giữa cuộc đời. Ví dụ tướng cướp Thiêng, cô gái người yêu tướng cướp Phan Liên hay Trung tá công an Hoàng Lâm trong vở “Tình yêu và tên tướng cướp”; hay các nhân vật như Tịnh Tâm, người mẹ, biệt động thành Hoàng Tuấn và đứa con tên Côi trong vở kịch Cha con người hát rong. Hoàn cảnh chiến tranh, chia lìa chồng vợ đã đưa Hoàng Tuấn và đứa con gái 10 tuổi tên Côi phải dẫn nhau đi ăn xin và tìm người vợ mất tích. Hoàng Tuấn  lúc nào cũng nhớ đến người vợ thân yêu cùng vào sinh ra tử, anh luôn ngâm thơ Hữu Loan: “Nhưng không chết người trai khói lửa. Mà chết người em gái nhỏ hậu phương…”. Những cảnh rất đời, rất bụi như thế làm người xem rơi nước mắt.

Đến đầu năm 2007 này, Ngọc Tranh đã  viết hàng trăm vở kịch, trong đó có vài chục vở nổi tiếng được dàn dựng như  Mặt phẳng, Trương Ngáo, Ngọc hay giá trị tình yêu, Tình yêu và tên cướp, Trái tim người Mẹ, Cha con người hát rong.v.v.. Năm 1996, Nhà xuất bản sân khấu đã ấn hành tập kịch Cha con người hát rong của Ngọc Tranh  dày 268 trang gồm 3 vở kịch đặc sắc Tình yêu và tên cướp, Cha con người hát rong, Người tử tù mất tích để ghi nhận những đóng góp  của anh trong nền kịch Việt Nam. Anh còn viết hàng chục hài kịch ngắn có giá trị như Ông già và con chó, Giấc mơ đen, Được và mất, Ngày trở lại, Nữ quái, Trời cho… Hài kịch ngắn là một thể loại “tiểu phẩm” phê phán những thói hư tật xấu của con người đang rất ăn khách đối với sân khấu nhỏ ở các tụ điểm vui chơi và giải trí  truyền hình hiện nay. Ở nước ta, người viết kịch không ít, nhưng người viết hài kịch lại rất hiếm. Nên Ngọc Tranh là một tác giả đang rất “được giá”. Vì thế mà anh luôn được nhiều nhóm hài kịch, nhiều đoàn nghệ thuật đặt hàng. Để hỏi thêm ít tư liệu cho viết bài giới thiệu này, tôi điện đến nhà riêng tìm anh. Chị Thanh Hoà giọng Hà Tĩnh rủ rỉ: “Có việc gì cần không để em gọi, anh ấy đang viết! Em ngại không dám gọi mô!”. Mới hay, anh đang “cày” một lúc ba vở mới: Kịch 18 cảnh “Cha và Con”, vở kịch về anh hùng Lâm Úy cho Đoàn kịch Quân đội và hài kịch ngắn “Thật và giả” nói về gia đình văn hoá và văn hoá gia đình, những chuyện làm cho bao ông bố và bà mẹ các gia đình đang đau đầu hiện nay.

Có thể nói, Ngọc Tranh là một tác gia kịch luôn trẻ trung, mới mẻ. 75 tuổi vẫn đậm chất đời, đậm chất hài. Đúng là “gừng càng già càng cay”. Có lẽ đã từng thấm nỗi đau nhân thế, lại luôn có cái tâm với đời và dũng khí đấu tranh quyết liệt với cái xấu, với tệ nạn tham nhũng, Ngọc Tranh mới có được những kịch bản nhạy cảm với thời cuộc và hấp dẫn như thế. Kịch bản sân khấu cũng là văn chương, thứ văn chương để diễn mọi người nghe những thật giả, tốt xấu ở đời. Bởi thế mà toàn bộ kịch Ngọc Tranh cũng chính là chân dung cuộc đời anh, mỗi vở một nét, vẽ nên một gương mặt chan chứa tình yêu cuộc sống.
N.M

(nguồn: TCSH số 219 - 05 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TÔ HOÀNGBạn chắc không thể không biết đến đến hai tên tuổi này: Brigitte Bardot và Francoise Sagan. Vẫn mãi còn đó những hình tượng khó quên mà Brigitte Bardot dành cho màn ảnh, những trang sách khó quên mà Francoise Sagan dành cho văn học. Hai người sinh ra cùng thời, nhưng với tháng Chín năm 2004 này nếu chúng ta chúc mừng Brigitte tròn 70 tuổi, thì lại đau đớn, nuối tiếc vĩnh biệt Francoise Sagan ra đi ở tuổi 69...

  • Cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao luôn là những bí ẩn đối với hậu thế. Ai sẽ là người dựng lên được một Văn Cao - một trong những tượng đài của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20, nhưng cũng là một con người của cuộc đời thực với những vui buồn, đớn đau, hạnh phúc...?

  • NGUYỄN KHẮC PHÊLần này, tác giả bộ trường thiên tiểu thuyết viết về thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ "Sông Côn mùa lũ" (SCML) trở lại thăm nơi vua Quang Trung lên ngôi khi Huế vừa sang thu. Nước sông Hương do những trận mưa đầu mùa trên đại ngàn cuốn đất bùn con đường lớn Trường Sơn vừa xẻ rộng tràn về, không còn trong xanh như dịp ông về thăm Huế mùa hè hai năm trước, nhưng Cố đô qua hai kỳ Festival, nhiều khu phố được tôn tạo, khang trang hơn nhiều. (*)

  • VĂN THAOTháng 10-1944, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát Tiến quân ca trên một căn gác nhỏ tại số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền. Căn gác này cũng là nơi Văn Cao đã sống và hoạt động cách mạng từ năm 1944 đến ngày toàn quốc kháng chiến 22-12-1946. Đội danh dự Việt Minh do Văn Cao phụ trách cũng từ đây toả đi làm nhiệm vụ. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các đồng chí Vũ Quý, Lê Quang Đạo, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Thành Lê... cũng đã thường xuyên dùng địa điểm này để hoạt động trong những năm đầu cách mạng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của Văn Cao như: Bài thơ Chiếc xe gác qua phường Dạ Lạc; các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã ra đời tại đây.

  • VĨNH NGUYÊNHội VHNT Thừa Thiên Huế chủ trương đưa văn nghệ sĩ về bám sát thực tế địa phương, vùng sâu vùng xa, nên những năm gần đây đã liên tục mở trại sáng tác ở các huyện trong tỉnh. Các năm trước là Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ và năm 2004 này là Phú Lộc.

  • PHAN THÀNH TRUNGMột ngày đẹp trời. Lễ mừng thọ cụ Nguyễn Hữu Đang 80 tuổi được tổ chức vui vẻ, trân trọng tại Chòi ngắm sóng Hồ Tây, đúng vào ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1992. Với danh nghĩa là em kết nghĩa của cụ Đang, Phùng Cung và Phùng Quán đã đứng ra tổ chức lễ thọ này. Hai nhà thơ vốn quen tính vui đùa dí dỏm đã gọi hóm là “Mừng sống dai”...

  • “Cụ Hồ Chí Minh được nhân dân rất quý mến. Tên cụ có nghĩa là “sáng suốt”. Cụ là một nhà chính trị xuất chúng, một nhà chiến lược Cách mạng, một người yêu nước nồng nàn. Cụ đã nêu gương chính nghĩa và đạo đức cho thế hệ thanh niên noi theo” (Nhà báo Mỹ - Starôbin)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNếu không có nghị lực hơn người, nhà giáo ưu tú - nhà nghiên cứu Văn Tâm đã bước sang thế giới khác từ 7- 8 năm trước rồi, sau cơn tai biến mạch máu não “thập tử nhất sinh”. Nhờ kiên trì tập luyện và đủ thứ thuốc men, từ bên “cửa tử”, dần dần anh đã “phục sinh” và với cây gậy ngắn để có thể tự đi lại trong nhà khi cần lục tìm tư liệu, cây bút nghiên cứu phê bình cẩn trọng mà không thiếu sự sắc sảo Văn Tâm đã cống hiến cho nền văn học chúng ta những tác phẩm dày dặn và thật sự có chất lượng: “Đoàn Phú Tứ - con người và tác phẩm” (1995, tái bản 2002), “Vườn khuya một mình” (2001), “Tản Đà khối mâu thuẫn lớn” (2003 - Tái bản, bổ sung). Một số bài nghiên cứu gần đây của anh về nhà văn Phùng Quán và nhà thơ Bằng Việt đăng trên “Sông Hương” cũng rất công phu, đồng thời vẫn thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận vẻ đẹp của văn chương.

  •        (Trích) Lê Mỹ Ý: Thưa ông, đã từng là "Người đi tìm mặt " trong thơ, đến bây giờ ông đã tìm được khuôn mặt của mình chưa?Hoàng Hưng: Tôi thấy rằng cái mặt của tôi, bản thân cái mặt đó nó cũng không phải là một cái mặt và cũng không phải là bất biến qua thời gian, ngay cả trong từng lúc nó cũng không chỉ là một cái mặt mà nó có đến vài cái mặt. Qua thời gian lại càng có sự diễn biến. Việc đi tìm cái mặt của bản thân thực ra có những người không bao giờ thấy cả, tức là không biết mình như thế nào.

  • Tháng 4 năm 1988, khi đang chữa bệnh ở chùa Pháp Hoa (Đồng Nai), trong một bức thư gửi bạn, nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm sự rằng ông vẫn thèm viết tiếp một bài về vấn đề “Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước” Nhưng rồi bệnh ngày càng nặng khiến ông cho đến khi qua đời đã không thực hiện xong dự định. Tuy vậy đồng nghiệp và bạn đọc vẫn may mắn được biết ý kiến căn bản của ông về vấn đề này.

  • VÕ THỊ QUỲNHĐến Hội Văn nghệ một chiều xuân Giáp Thân, tết còn đỏ hạt dưa, còn thắm mai vàng, còn hồng hoa đào và còn lủng lẳng tròn trịa những quả quất trĩu cành - chúng tôi tưởng nhớ anh - nhà thơ luôn dịu dàng, luôn hiền hoà: XUÂN HOÀNG. Bao kỷ niệm một thời nhà thơ sống gắn bó sáng tạo với Bình Trị Thiên, với Huế lại ùa về trong lòng những người đến thắp hương kính viếng hương hồn anh - chiều nay...

  • VÕ QUÊNhững ngày đầu xuân Giáp Thân, giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế vô cùng thương tiếc khi nghe tin nhà thơ Xuân Hoàng đã từ trần vào ngày mồng 3 Tết (24.1.2004) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đi của nhà thơ Xuân Hoàng là một tổn thất lớn đối với phong trào văn học của khu vực Bình Trị Thiên ruột thịt và của cả nước.

  • HỒ THẾ HÀ Ngày thơ Việt Nam chính thức được mang tên, đến nay, đã tròn một năm. Một năm là khoảng thời gian rất ngắn, nhưng trong ý nghĩ và dự cảm của mọi người suốt dòng chảy văn hoá, để thi ca trở thành hiện thực như hôm nay là một quá trình trải nghiệm của lịch sử và truyền thống lâu dài của dân tộc Việt Nam-một dân tộc yêu thi ca, có tiềm năng, trữ lượng và những giá trị thi ca không bao giờ vơi cạn.

  • PV: Là một nhà văn nổi tiếng với những tập truyện ngắn Người sông Hương, Làng thức... và các tiểu thuyết Ngoại ô, Dòng sông phẳng lặng (3 tập), Phía ấy là chân trời... những đứa con tinh thần của anh ra đời gần như tập trung liên tục trong khoảng hơn mười năm (trước và sau 1975). Trừ một số bài viết ngắn đăng ở báo và tạp chí, nếu tôi không nhầm thì, tác phẩm gần đây nhất của anh, tiểu thuyết Phía ấy là chân trời, hình như xuất bản từ năm 1988? Tại sao anh "dừng lại" đột ngột và lâu như vậy?Tô Nhuận Vỹ (TNV): Với lý do gì đi nữa thì việc "tịt đẻ" lâu như vậy cũng là chuyện chẳng hay gì đối với một nhà văn. Trong thời gian tôi "tạm dừng" đó, nhiều tác giả bạn bè tôi đã lao động miệt mài, "đẻ" hàng chục "đứa con tinh thần" rồi đó.

  • NGUYỄN ĐÌNH SÁNGNăm 1975, lần đầu tiên tôi gặp nhạc sỹ Trần Hoàn tại Hà Nội. Lúc đó, tôi đang an dưỡng tại Ban thống nhất Trung ương và có ý định xin về Huế công tác. Nhà thơ Cù Huy Cận Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin lúc bấy giờ đã bảo tôi đến gặp nhạc sỹ Trần Hoàn để trình bày nguyện vọng. Anh tiếp tôi với một ngôn ngữ hết sức dân dã, mang đậm chất miền trung. Anh hỏi: “Mi quê mô?” Tôi thưa cùng anh: “Em người Quảng Trị.” Anh hỏi tiếp: “Rứa mi học cái chi?” Tôi thưa: “Em học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.” Anh nheo mắt cười và trả lời: “Đồng ý! Lên Bộ Văn hoá làm quyết định rồi về công tác. Trong miềng chừ nhiều việc lắm...”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOTôi biết nhạc sĩ Trần Hoàn vĩnh biệt cõi trần vào lúc 5 giờ 6 phút ngày 23 tháng 11 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, nhờ cú điện thoại của một nhà báo gọi đến đặt bài. Đã mấy hôm nay biết ông hôn mê sâu, khó qua khỏi mệnh trời, nhưng khi nghe tin ông qua đời, tôi vẫn chưa tin là ông đã mất.

  • NGUYỄN TUYẾN TRUNGLâu rồi tôi mới có dịp đến thăm nhạc sĩ Mai Xuân Hoà và cô giáo Nguyễn Thị Hồng - hai vợ chồng đều đã nghỉ hưu, vẫn ở tại số nhà 71 đường Bến Nghé thành phố Huế.

  • HỮU THUTrong suốt ba nhiệm kỳ đảm đương cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, với anh chị em làm báo, chú Vũ Thắng thường dành cho những ưu ái, đó là có thể gặp gỡ vào bất cứ lúc nào, dù ở cơ quan hay nhà riêng. Do vậy mà ngôi nhà cũ ở đường Mai Thúc Loan quá đỗi thân thiết với nhiều người làm báo, trong đó có tôi.

  • VÕ QUANG YẾNỞ Pháp ngưòi ta thường bảo một con chim én không đủ để báo mùa xuân. Tôi thì tin một nữ sĩ có thể chiếu sáng một chiều thu lá vàng mưa bay nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể là nữ sĩ ấy. Chị là thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

  • NGUYỄN HUY THẮNGNhững ngày đầu tháng 12-1954, người dân Hà Nội và khắp các vùng xung quanh nô nức kéo đến Nhà hát Nhân dân xem “văn công”. Văn công là từ bấy giờ dùng để chỉ những buổi biểu diễn văn nghệ trên sân khấu nói chung. Nhưng đợt “văn công” cuối năm 54 ấy mang một tính chất đặc biệt, vì là một đại hội có quy mô lớn (Đại hội Văn công toàn quốc), từ kháng chiến về, lần đầu tiên ra mắt công chúng Thủ đô vừa thoát khỏi ách tạm chiếm.