Nhà phê bình - người bạn lớn của những nhà sáng tác

14:49 09/06/2009
NGUYỄN TRỌNG TẠO...Một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng: “Khen đúng là bạn, chê đúng là thầy”. Câu ngạn ngữ này đúng trong mọi trường hợp, và riêng với văn học, Hoài Thanh còn vận thêm rằng: “Khen đúng là bạn của nhà văn, chê đúng là thầy của nhà văn”...


1.
Một tác phẩm văn học dù là một hai câu thơ hay nghìn trang văn xuôi sẽ thật hạnh phúc khi có người đọc, hạnh phúc hơn nữa khi có người bình, và cực kỳ hạnh phúc khi được nghiên cứu thẩm định hay, dở, khen, chê một cách khoa học khách quan và công bằng. Vì thế, không một nhà sáng tác nào lại dại dột từ chối người đọc, từ chối nhà nghiên cứu phê bình khi họ khen hoặc chê tác phẩm của mình một cách đích đáng. Một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng: “Khen đúng là bạn, chê đúng là thầy”. Câu ngạn ngữ này đúng trong mọi trường hợp, và riêng với văn học, Hoài Thanh còn vận thêm rằng: “Khen đúng là bạn của nhà văn, chê đúng là thầy của nhà văn”. Nếu gọi nhà văn là “giáo sư của tâm hồn” thì vị thế của những nhà khen chê đích đáng thật là to lớn. Tôi nghĩ một cách khiêm tốn rằng, chắc chả có nhà phê bình nào lại hợm hĩnh nhảy lên đầu nhà văn để làm thầy của những giáo sư tâm hồn, nhưng cái câu “chê đúng là thầy của nhà văn” đã xác định tầm quan trọng của phê bình văn học trong lịch sử văn chương của mỗi dân tộc và trên toàn thế giới.

2. Một nhà phê bình văn học, bao giờ cũng phải được thể hiện trên ba góc nhìn văn hoá cơ bản, đấy là văn hoá sống, văn hoá đọc văn hoá viết. Không có đời sống phong phú, không thể chia sẻ với đời sống đầy phức tạp trong tác phẩm; Không có cách đọc sẽ không có chìa khoá để mở cửa tiếp cận tác phẩm; và không có một văn hoá viết thì không thể truyền đạt sâu sắc cảm nhận, đánh giá, phán xét tác phẩm. Chúng ta không ấu trĩ đến nỗi coi phê bình chỉ mang ý nghĩa phê phán đơn thuần. Theo từ điển Hán-Việt thì chữ bình đây mang bộ ngôn, có thể hiểu là phát ngôn một cách công bằng; còn chữ phê thì mang khá nhiều nghĩa: Phê là phán quyết, phân xử phải trái, phê là khởi lên một công việc, phê là chẻ ra từng mảnh, nhưng phê cũng có nghĩa là lấy tay đánh vào mặt người khác. Cái nghĩa thứ tư này của chữ phê nghe hơi kinh, nên những nhà từ điển đã không giải thích nghĩa này trong từ ghép Phê bình, mà chỉ giải nghĩa rằng: Phê bình là thẩm định, đánh giá hay dở, phải trái một cách công bằng. Tôi hiểu ý nghĩa này đối với nhà phê bình là phải hơn cả. Còn khi nhà phê bình đạt tới trình độ “hạ bút châu phê” thì đấy chính là “nhà phê bình minh vương” rồi.

3. Tôi có cảm giác rằng phê bình văn học của ta gần đây có vẻ thiên về ý nghĩa thứ tư của chữ phê, nghĩa là “lấy tay đánh vào mặt người khác”. Cái kiểu phê bình này kích động tính tò mò hả hê của công chúng, giống như chuyện vụ án, giết người, hiếp dâm, chỉ điểm, bắt cóc nhan nhản trên báo chí nhằm câu khách kiếm tiền. Khá nhiều tờ báo lợi dụng lối viết dung tục, rẻ tiền này nên nó mới có cơ phát triển lũng đoạn thị hiếu, vấy bẩn tâm hồn giấy trắng. Xem truyện bạo lực nhiều, trẻ con chưa kịp lớn đã trở thành tội phạm; xem nhà văn lấy dao chữ đâm vào nhau trên diễn đàn văn học nhiều, công chúng sẽ coi thường nhà văn và coi thường luôn cả nền văn học thực tại, dẫn tới sự rạn vỡ tình yêu văn học của công chúng.

Tôi không phải là người quá lo xa cho dòng phê bình phê phán nhưng tôi rất ái ngại cho phê phái phê bình đao búa. Nhìn lại các cuộc tranh luận văn nghệ nửa đầu thế kỷ XX như tranh luận về Quốc học (1924 – 1941), tranh luận về Truyện Kiều (1924 - 1945), Tranh luận về Duy tâm và Duy vật (1933 - 1939) tranh luận Thơ mới và Thơ cũ (1932 – 1942), tranh luận về Nghệ thuật vị (1935 – 1939), tranh luận Văn nghệ Việt Bắc (1949 – 1950), v.v... dù có lúc phải bàn đến văn hoá tranh luận nhưng đều mang tới những bài học bổ ích và lý thú về học thuật và quan niệm phát triển tất yếu của văn nghệ nước nhà. Cũng có lúc, những ý kiến mạnh tạm thời thắng thế, nhưng rốt cuộc, qui luật phát triển tất yếu của văn nghệ vẫn có con đường đi rất âm thầm và kiên trì của nó. Trường hợp “tranh luận thơ không vần” đã khiến Nguyễn Đình Thi phải sửa thành thơ có vần, nhưng cuối cùng ông vẫn trở lại thơ không vần; và trường hợp “tranh luận sân khấu” 1950 gạt bỏ sân khấu cải lương, nhưng cuối thể kỷ, cải lương vẫn tồn tại như ta đã thấy. Điều ấy chứng tỏ rằng, tranh luận có đúng và có sai, nhưng có tranh luận dân chủ mới thu hút được sự chú ý đối với văn học, và xác định được con đường lớn của văn học. Tại sao chúng ta thiếu tranh luận thực sự dân chủ? Là vì người đưa ra tranh luận chỉ khăng khăng mình đúng mà không chấp nhận những ý kiến khác, cho rằng tất cả các ý kiến khác mình, đều sai. Hơn nữa, dù đối tượng tranh luận không sợ phê bình phê phán, nhưng họ lại sợ phê bình đao búa. lẽ đây là điều nhức nhối nhất của phê bình văn học ta hiện nay. Hình như đã có dấu hiệu xuất hiện chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa háo danh trong phê bình văn học, điều mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã từng đả phá.

4. Trong lao động, chúng ta yêu cả người trồng rừng lẫn người đốt cỏ, bởi chúng ta cần rừng xanh. Chính vì thế, chúng ta căm thù những kẻ đốt rừng. Trong phê bình văn học cũng vậy, sự chăm chút tài năng, phát hiện tài năng, ghi nhận các giá trị thực sự, là điều vô cùng quan trọng. Nếu có tỉa cây đốt cỏ trong khu rừng văn học, thì đấy là điều rất cần thiết, nhưng phải hết sức cẩn trọng, và phải chuẩn bị sẵn xe cứu hoả. Tôi nói điều này, vì tôi quan niệm rằng, chúng ta hãy tìm đến cái hay cái đẹp của văn chương mà thưởng thức nó, khiến cho người khác cũng cảm yêu cái hay cái đẹp ấy, nghĩa là tôi thích làm người trồng rừng chứ không thích làm người đẵn cây.

Kinh nghiệm phê bình văn học cho thấy, Lá cỏ của Uýt-man bị phỉ báng ở Mỹ khi vừa ra đời, nhưng đã lọt vào mắt xanh của một người Anh, và rồi nó trở thành tác phẩm vĩ đại. Thơ Mới 32-45 tồn tại trong lời khen của Hoài Thanh, Hoài Chân cho mãi tới hôm nay. Đương thời có thể cho rằng Chế Lan Viên đã “bốc thơm” Hàn Mặc Tử khi ông nói: “Mai sau còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”, nhưng bây giờ nhìn lại, thấy quả là ông nói đúng. Khen và chê vốn không có tội, vấn đề là khen đúngchê đúng. Nhưng đối với phê bình, làm được điều đó quả là không dễ, huống hồ người đọc luôn yêu cầu cao hơn việc khen đúng chê đúng, đấy là phải khen thật hay, thật thuyết phục, chê cũng phải thật hay, thật thuyết phục. Khen chê để người đọc “thủng nhĩ” là điều mà phê bình văn học của chúng ta phải phấn đấu rất nhiều.

Dù sao, tôi vẫn nghĩ, phê bình văn học của ta cần tăng cường hơn nữa tính phát hiện, nâng đỡ tài năng và tác phẩm. Phê bình không chỉ dẫn dắt người đọc, dẫn dắt nhà văn mà còn phải nâng đỡ họ đến với những giá trị mới mẻ và hữu ích, chứ không phải chỉ nói rằng thích hay không thích. Chỉ nói thích hay không thích thì chẳng cần đến nhà phê bình.

5. Cuối cùng, là một người làm thơ và có viết nhiều bài về thơ, tôi tha thiết đề nghị các nhà phê bình ở ta để tâm đến thơ nhiều hơn nữa. Có người nói, thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đóng góp rất lớn cho thơ Việt nửa cuối thế kỷ XX, nhưng họ thiếu mất một Hoài Thanh của thế hệ họ. Chính vì thế mà hiện tượng một số nhà thơ nhảy vào viết phê bình tiểu luận về thơ. Đấy là hiện tượng không có gì lạ đối với thế giới, và đối với nước ta, nhưng điều đó là rất đáng ghi nhận trong lúc sân bóng thơ trống vắng những cầu thủ phê bình, bởi ở đấy có thể đăng tải khối lượng rất lớn các vấn đề thơ ca trong nước và thế giới. Và tôi tin rằng, các nhà phê bình sẽ thực sự là bạn của nhà thơ, nhà văn, độc giả, và hơn thế nữa, các nhà phê bình sẽ là bạn thân thiết của nhau.


Hà Nội, 12.8.2003
N.T.T
(176/10-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Cầm tay chưa muộn nối lời
    Nghiêng mình gửi mộng mây trời lang thang

                                   (Bùi Giáng)

  • VĂN GIÁ  

    Tôi bắt đầu nhan đề bài viết bằng một câu hỏi có vẻ như khá liều lĩnh? Nó sẽ lập tức dẫn đến một phản biện ngay sau đó: “Hay” là một cách nói định tính, không tường minh được, anh cho là hay, tôi cho là không hay, thậm chí là dở thì thế nào?

  • BỬU Ý

    (Nhân dịp giới thiệu tập sách của nhiều tác giả “Thơ Tân Hình Thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” tại tòa soạn tạp chí Sông Hương, Huế, ngày 15.8.2014)

  • PHAN NGỌC THU

    Cùng với văn học cả nước, hiện nay, văn học ở mỗi vùng đất cũng đang đứng trước yêu cầu lớn lao của công cuộc đổi mới.

  • “Chúng sanh chìm bùn dục
    Những kẻ không thấy đời…”
                                        Subha.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    “Cái hèn” này, gần đây, đã được một số người nói đến khi nhìn lại một giai đoạn văn học vừa qua. Nhưng tôi có cảm tưởng tác giả đó chỉ mới đủ dũng cảm để dám nói về “cái hèn” của mình so từ bên ngoài mình đưa tới mà thôi.

  • HOÀNG LONG

    Trên thế giới, thể loại truyện cực ngắn có nhiều tên gọi. Ngoài tên thông dụng nhất là “truyện cực ngắn” hay “truyện rất ngắn” thì còn có các tên truyện chớp, truyện ngắn ngắn…

  • LẠI NGUYÊN ÂN

    Khi bàn tới những vấn đề không đơn giản như quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, thiết tưởng chẳng những cần xét xem về mặt logic lý luận thì nên quan niệm thế nào cho thỏa đáng, mà còn cần xét về mặt lịch sử, quan hệ này đã được biểu hiện ra sao, thực chất của nó là gì, v.v…

  • ANH CHI

    Sau khi đọc tiểu luận Ý nghĩa một đời người của tôi trên tạp chí Nhà văn và Tác phẩm số Tết Giáp Ngọ 2014, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện đã viết bài Về các tiểu luận cho là của Lê Tràng Kiều trong “Văn chương và hành động” (NV&TP số tháng 3 và 4/2014), ghi là “trao đổi với Anh Chi”. Nhưng, nội dung bài viết đó cho thấy anh chỉ hành xử với nhà văn Lê Tràng Kiều, và cách hành xử vẫn như cũ. Do vậy, tôi thấy cần phải viết bài tiểu luận này để trao đổi lại.

  • LGT: Bản dịch của chúng tôi lấy từ lời giới thiệu của Cheryll Glotfelty trong “Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học” do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ biên.

  • NGUYỄN HỮU LỄ

    ...Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (1914 - 1987), quê ở xã Văn Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình hoàng tộc. Bằng con đường tự học, Tôn Thất Dương Kỵ đã trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử, một nhà giáo, đồng thời là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ cách mạng…

  • TRẦN ĐÌNH SỬ - LÃ NGUYÊN

    (Nhân bài báo của Ngô Tự Lập Đọc sách “Lột mặt nạ Bakhtin - câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bơm và một cơn mê sảng tập thểcủa Jean - Paul Bronckart và Cristian Bota (Thụy Sĩ, 2011, 630 trang))

  • DƯƠNG PHƯỚC THU (Sưu tầm, giới thiệu) 

    LGT: Đã từng có một cuộc xướng họa thơ trên báo với số lượng người tham gia đông kỷ lục; 1324 lượt tác giả với 1699 bài họa. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu lại Vườn thơ đoàn kết do Báo Cứu Quốc - nay là Báo Đại Đoàn Kết tổ chức xướng họa thơ cách đây đã 43 năm.

  • LTS: Có một chuyện ít người biết là các nhà văn Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận không nhớ ngày sinh của mình. Xuân Diệu, con nhà Nho, thì biết mình sinh giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Thìn, nhưng không biết dương lịch ngày nào. Nhà văn Tô Hoài cũng vậy, nhưng nhớ Bà Cụ cho biết sinh ông đêm rằm Trung Thu. Sau này, sang Nga, bạn người Nga hỏi, mới tra ra ngày Tây là 27-9-1920.

  • LÊ DỤC TÚ

    “Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo cũng là một nguồn cảm hứng của văn nghệ, đồng cảm với con người nhân đạo trong văn chương”...

  • MAI VĂN HOAN

    Ngôn ngữ nói chung và chữ tôi nói riêng, khi bước vào tác phẩm văn học cũng có số phận thăng trầm liên quan mật thiết đến những thăng trầm của lịch sử nước nhà. Tìm hiểu chữ tôi trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam là một đề tài khá lý thú. Ở bài viết này, tôi chỉ đi sâu khảo sát chữ tôi được thiên tài Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm Truyện Kiều.

  • NGÔ MINH

    Bản lĩnh văn hóa là cuốn sách gồm các bài báo và tiểu luận của nhà văn Tô Nhuận Vỹ do Nxb. Tri thức ấn hành năm 2014. Tôi đọc một mạch với sự xúc động và hứng khởi.

  • LÝ HOÀI THU

    Thôn ca (1944) của Đoàn Văn Cừ là bức tranh thơ sống động về con người và cảnh vật của không gian văn hóa Sơn Nam - Bắc Bộ.

  • NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

    Độc giả trẻ thời nay không ít người sẽ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Truyện Kiều, thiên tiểu thuyết bằng thơ dài tới 3.254 câu với cả thảy 22.778 lượt dùng từ, nhưng lại chẳng hề có qua một chữ NẾU nào, tuy rằng nghĩa “ĐIỀU KIỆN” và/hay “GIẢ ĐỊNH”, vốn được diễn đạt bằng NẾU (hoặc các biểu thức ngôn từ tương đương) trong tiếng Việt đương đại là một trong những nghĩa phổ quát (tức mọi thứ tiếng đều có) và ít thấy một thứ tiếng nào lại vắng các phương tiện riêng để biểu thị.