Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.
Bìa sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn
Bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn gồm 3 phần:
Phần I: Bản dịch Việt văn và nguyên tác Hán văn mục Bộ Lễ, phần Quan phục trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 78.
Phần II: Giới thiệu 54 bức tranh Đại lễ phục của triều đình An Nam của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, đây là phần cốt lõi nội dung của công trình nghiên cứu này.
Phần III: Phụ lục gồm những bài viết liên quan đến lễ phục thời Nguyễn, mũ áo Hoàng đế, Hoàng thái tử, các quan văn võ, văn thân và võ biền. Hình ảnh Hoàng đế, Hoàng hậu, Hoàng thái tử và triều thần nhà Nguyễn và các bản dịch, bài báo giúp cho người đọc có thêm tài liệu tham khảo.
![]() |
Đại triều phục của Hoàng đế |
Điểm nhấn của bộ sách này là hình ảnh áo mũ vua quan và triều thần nhà Nguyễn với sự sưu tầm công phu của nhà nghiên cứu trong bộ sưu tập 54 bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân đã thôi thúc tác giả tìm tòi biên soạn trong vòng 4 năm để hoàn tất công trình nghiên cứu này. Vì nếu không có bộ tranh này, thật sự khó hình dung chính xác áo mũ, phẩm phục triều đình nhà Nguyễn bằng tư liệu chữ viết.
![]() |
Phẩm phục hậu |
Theo tác giả Trần Đình Sơn, bộ tranh gồm 54 bức được vẽ từ năm 1902, trên mỗi bức đều có ghi chú các thông tin về địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật bằng 2 thứ chữ Pháp và chữ Hán. Toàn bộ tranh được vẽ bằng màu nước và bột màu trên giấy theo truyền thần và ký họa, kích thước 23x31cm. Bên ngoài bộ tranh ghi rõ dòng chữ Hán viết bằng son: Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất. Đó là những bức tranh trong hoàng gia theo chức tước, vị trí trong hoàng tộc, tranh vẽ các quan lại từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn, quan võ, lính hầu, cận vệ, nấu ăn, pha trà, giữ voi v...v... Mỗi chức vị, vị trí mỗi người có phẩm phục riêng, rất chi tiết và rõ ràng như lễ phục của hoàng thân trong lễ tế Nam Giao, đại triều phục của “thượng thư” và “tham tri” - chánh nhị phẩm và tòng nhị phẩm.. Hoặc sắc phục lễ Thanh minh của các binh sĩ triều đình, của các loại lính thân vệ, lính dẫn đạo, lính giám thủ, của đội nghi trượng, đội vũ lâm, thủy sư vệ, long thuyền vệ, võng thành vệ... Đây là tư liệu quý giá được biên soạn công phu và tâm huyết của tác giả với tính khoa học cao giúp cho những người sưu tầm nghiên cứu, nhất là giới điện ảnh, sân khấu từ lâu vẫn gặp phải sự lúng lúng trong việc phục hiên nhân vật lịch sử cận đại cũng như rất cần thiết cho giới nghiên cứu thiết kế thời trang.
![]() |
Hoàng đế với lễ phục tế Nam Giao |
Bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn cũng đã bước đầu làm sáng tỏ nhân thân của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, tác giả của 54 bức tranh Đại lễ phục triều đình An Nam.
![]() |
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn |
Năm 2009, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn được người bạn ở nước ngoài tặng một đĩa CD chép lại 54 bức tranh về lễ phục triều Nguyễn của Nguyễn Văn Nhân(1). Ở trang đầu ghi vắn tắt: Tác giả Nguyễn Văn Nhân, Biên tu Viện hàn lâm hưu trí, Huế, Tháng 12 năm 1902. Chẳng biết tác giả quê quán ở đâu, làm gì vì từ trước đến nay chưa thấy có công bố rõ ràng về tiểu sử của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân. Tình cờ, tác giả bộ sách trong một dịp thăm chùa Tường Vân ở Huế đã may mắn tìm thấy được đôi chút dấu tích của người họa sĩ này. Tại Tổ đình Tường Vân Huế còn tôn trí bức truyền thần của Tổ sư Hải Toàn - Linh Cơ. Bên phải bức tranh có ghi 2 dòng chữ Hán về ngày tháng năm sáng tác và chức vụ, quê quán tác giả: Triều Thành Thái năm thứ bảy(1895) tháng 3 ngày mồng 2. Nguyễn Văn Nhân, chức kí lục Tòa khâm sứ tại kinh đô vâng lệnh vẽ. Quê quán ở phường Kim Liên, tổng Kim Liên, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đúc, tỉnh Hà Nội. Như vậy Nguyễn Văn Nhân vâng lệnh bề trên vẽ bức truyền thần Hòa thượng Linh Cơ, thời điểm ông đang làm ký lục tại tòa Khâm sứ Huế. Nhưng bộ tranh Đại lễ phục triều đình An Nam 7 năm sau đó (tháng 12 năm Thành Thái 14 (1902), ông lại ghi: Nguyễn Văn Nhân, chức biên tu Viện hàn lâm hưu trí. Điều này cho biết trong thời điểm thực hiện bộ tranh ông đã hồi hưu và có thể ước đoán họa sĩ Nguyễn Văn Nhân sinh khoảng năm 30-40 thế kỷ XIX.
![]() |
Sắc phục đội kinh tượng vệ |
Trên phương diện lịch sử hội họa, những họa phẩm của Nguyễn Văn Nhân đã kết hợp khá nhuần nhuyễn hội họa truyền thần truyền thống với hội họa phương Tây mới du nhập, đưa nghệ thuật truyền thần phát triển đến đỉnh cao. Những hoa phẩm còn bảo tồn ở cố đô Huế cũng như chân dung các nhân vật thời Nguyễn qua ngòi bút tài hoa đã toát lên thần thái sinh động, chân thực và chính xác. Các loại phẩm phục, trang phục hoàng gia, triều thần, tăng sĩ, binh lính được miêu tả hết sức chi tiết từ màu sắc đến hoa văn trang trí. Vì thế, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, tác phẩm hội họa của Nguyễn Văn Nhân là di sản quý báu, có giá trị không những về hội họa mà còn về mặt lịch sử, và trở thành tài liệu quan trọng để phục vụ nghiên cứu, tái hiện lịch sử Việt Nam cận đại.
Đây cũng là tâm huyết của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn mà ông khiêm tốn gọi là duyên may!
NGUYỄN MIÊN THẢO
------------------
(1) Bộ tranh nầy đã được bán đấu giá ở Mỹ năm 2009
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
LÊ THỊ HƯỜNG
Khi WHO công nhận đồng tính không phải là bệnh lí tâm thần1 và khi quan niệm đa giới tính đã công khai đối thoại với xã hội thì văn chương không thể đứng ngoài.
YẾN THANH
Nguyễn Quang Hà là một cây bút đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học Cố đô Huế nói riêng.
TRẦN ĐẠI VINH
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống đạo đức ở vùng nông thôn Thừa Thiên - Huế, bác là một viên quan nhân chính, cha là thầy đồ, Đặng Huy Trứ đã hấp thụ một nền giáo dục nghiêm cẩn: thân dân và ái nhân.
NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền có số lượng tác phẩm lớn, thuộc nhiều thể loại.
LÊ THANH NGA
PHONG LÊ
Có thể khẳng định: hành trình của văn chương là một cuộc đi tìm cái Chân, cái Thiện trên cơ sở cái Đẹp, và thông qua cái Đẹp.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Một trong những yếu tố tác động đến các nhà thơ trẻ đó là tính toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, tiếp nhận những trào lưu thi ca qua internet, sách báo, mạng xã hội...
LÊ THỊ HƯỜNG
Lịch lãm, nhẹ nhàng dẫu viết về vấn đề gì, đó là ấn tượng từ những trang tiểu thuyết của Vĩnh Quyền.
NGÔ ĐỨC HÀNH
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình”.
TRÀ LÊ
Đọc lại chương Ái dân trong "Minh Mệnh chính yếu" chúng ta có thể rút ra được một số nét về vua Minh Mệnh như sau:
Nhà vua có một quan niệm khá đúng đắn về lòng thương dân.
HOÀNG KIM NGỌC
“Nhật ký người xem đồng hồ” là tên tập thơ mới của Nguyễn Quang Thiều, gồm 85 bài thơ chia làm 2 phần: Nhật ký người xem đồng hồ (63 bài) và Bản tự khai của một số đồ vật trong phòng (22 bài).
LƯƠNG AN
Vào đầu năm 1842, lúc tháp tùng Thiệu Trị ra Hà Nội nhận sắc phong của vua nhà Thanh, Miên Thẩm đã ở lại đất "cựu đế kinh" gần hai tháng và đi thăm nhiều nơi.
LÊ THANH NGA
Quả thật là tôi không biết Nguyễn Thị Minh Thìn cho đến khi đọc Trở lại cánh rừng thuở ấy.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Thế Kỷ là nhà lý luận văn hóa, văn nghệ và là nhà viết kịch bản sân khấu, kịch bản văn học chuyên nghiệp. Sáng tác của anh rất đa dạng và đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận và đối thoại của công chúng bạn đọc.
NGUYỄN KHẮC PHÊ