Huế là vùng đất lịch sử, văn hóa, tâm linh; vùng đất của thơ ca, âm nhạc. Biết bao văn nhân đã thành danh, nổi danh trên đất Huế; và có biết bao nhà văn, nhà thơ đã viết về Huế, nhiều người tên tuổi gắn với những tác phẩm về Huế. Thế nhưng, Huế mãi mãi vẫn là vùng đất “kích hoạt” đam mê, sáng tạo. Cảm xúc về Huế không thuộc về riêng ai.
Có lẽ cũng vì điều này, khi phát hiện ra trong Vực trắng của Lữ Mai có mục “Gửi Huế” gồm 10 bài thơ, tôi ưu tiên xem trước, dẫu không phải bắt đầu từ đầu tập thơ. Với một nhà thơ thế hệ 8X như Lữ Mai, Huế trong tâm hồn họ như thế nào?
Không gian Huế trong thơ Lữ Mai có vật thể và phi vật thể, từ thành quách, rêu phong... đến ẩm thực, trà sen, tiếng dạ thưa xứ Huế; có biểu tượng nghệ thuật bốn mùa, hoa cỏ và những gì thân thương nhất thuộc “Vòm Huế”. “Hẹn hò bằng dáng cỏ cây/ nhịp thở/ mây bay/ nhịp ngày/ mòn lối/ dơi quên về ăn vải Phụng Tiên” (Vòm Huế).
...
Cớ chi người đợi bên tùng bách
Trách thuở Nam Giao tơ đồng
Trách thuở trăng soi Vọng Cảnh
Huế bây giờ vẫn tím những ngày xưa
(Cà phê với Huế)
Đọc Vực trắng nhận ra trong tâm hồn trong như sương mai của nhà thơ Lữ Mai có một phần thuộc về Huế. “Ngày mai điểm trang/ mây trắng phủ ngang trời Bạch Mã/ nụ hôn ngàn năm vẫn lạ/ ánh lên phơi phới tháp ngà” (Thủ thỉ).
Đọc những bài thơ của Lữ Mai về Huế, nhận ra ở chị năng lượng và ý thức luôn khát khao mang đến những điều mới mẻ cho thi ca. Chị là một nhà thơ, nhà báo xông xáo, gắn bó với cuộc sống, giàu lòng trắc ẩn. Theo dõi trên trang cá nhân, dễ nhận ra chị “xê dịch” nay đây mai đó.
Năm 2020, Lữ Mai tặng tôi trường ca Ngang qua bình minh (2020) viết về biển đảo, sự hy sinh anh dũng của những người lính hải quân. Trường ca này đã được nhận giải Ba, Giải thưởng Văn học về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam. Lần trao giải đó, nhà thơ Đoàn Văn Mật -chồng chị cũng được đứng trên bục vinh danh.
Năm 2021, Lữ Mai tặng tôi trường ca Chư Tan Kra mây trắng (2021) về “Trung đoàn mũ sắt” - đề tài hậu chiến về cuộc chiến đấu của các cựu binh ở ngọn núi Chư Tan Kra ở chiến trường Tây Nguyên năm xưa. Năm 2022, chị tặng tiếp trường ca Hồi sinh (2022) về đại dịch khủng khiếp có tên là Covid-19. Thú thật, tôi choáng ngợp, bất ngờ về năng lượng trong thân hình mảnh mai, ngỡ như “liễu yếu, đào tơ” của chị.
Cả ba trường ca đều được đánh giá cao, chạm đến trái tim người yêu thơ, thực sự lan tỏa vào trong cuộc sống. Khi xuất bản trường ca Chư Tan Kra mây trắng, Lữ Mai đã dành trọn vẹn tiền bán sách tặng các cựu chiến binh. Kinh phí thu được từ phát hành trường ca Hồi sinh được chị dành cho một số bệnh nhân chịu hậu quả nặng nề của Covid-19.
Lữ Mai là người gắn bó với biên giới, hải đảo; từ các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa đến quần đảo Trường Sa. Phần I của Vực trắng có chủ đề “Từ núi” gồm 14 bài thơ về núi, sông; các địa danh như Nguyên Bình (Cao Bằng), Bảo Yên (Lào Cai); về nhân vật cụ thể như nàng Biêng cho đến nhân vật ẩn dụ. Chắc chắn đây là những sáng tác trong một chuyến công tác nào đó ở các tỉnh biên giới phía Bắc của nhà thơ.
...
dẫu đến lúc tiếng chim chia mùa hạt
gieo lòng sâu mọc nên mùa cây
những bóng người tìm nhau thôi run rẩy
nhẹ hơn bóng núi
và bay
(Từ núi)
Nhà văn Chu Văn Sơn từng nhận xét, trong thơ Lữ Mai chập chờn bóng đời, rưng rức tâm trạng. Thơ Lữ Mai rất riêng, hiện thực khúc xạ qua tâm hồn tinh tế của chị thành một “dị bản”, mở ra sương khói, nhưng dễ đồng cảm, đồng hiện. “Nàng vẫn ngồi thêu trong chiều/ nàng vẫn lướt qua mình chầm chậm/ không ai gọi nàng là thiếu nữ câm/ bởi núi rừng hào phóng phức âm” (Vài khúc cho Biêng). Ở bài thơ này, dù nhân vật căn cước tên Biêng nhưng đã rất “thủy mặc”, huyền ảo. “Lớp hiện thực” đã bị “đẩy lùi” về phía sau.
Trong thơ Lữ Mai, hẳn nhiên có thời gian, bốn mùa, cỏ cây, hoa lá...; tuy nhiên qua tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế của chị thời gian và không gian nghệ thuật ấy được “đẩy lên” thành những thi ảnh mới lạ. Ví dụ: “gió trinh nguyên bịn rịn/ nhận ramình”(Gió đèo); “Mỗi trái hồng ngâm làm một mặt trời/ mùa thu vừa rơi vừa ngủ” (Từ núi); hoặc “ký ức hùng thiêng/ trời nào xanh hơn mắt người nằm lại” (Đợi).
“Đợi” là bài thơ về hậu chiến, trong thơ Lữ Mai vẻ đẹp của lịch sử vừa bi hùng vừa tráng lệ.
...
lúa đương thì con gái
cánh đồng MườngThanh còn tê tái hẹn hò
mây mang bóng hình tàn tro
đàn chim thắp vệt ngày khói lửa
![]() |
Nhà thơ Lữ Mai (thứ 3 từ trái sang) nhận giải thưởng trong Cuộc thi Thơ Huế 2023 |
*
Nhà báo, nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Ngoài giải thưởng về đề tài biên giới, hải đảo, chị cũng đã nhận được nhiều giải thưởng văn chương khác như Giải B, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật, Báo chí giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tư lệnh Hải quân cho bộ sách Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi; Giải Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 của Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho tác phẩm Nơi đầu sóng...
Vốn từ và vốn sống đối với chị là hai loại “lưng vốn” chị nâng niu. Ngoài thơ, Lữ Mai còn sáng tác văn xuôi. Năm 2019, Lữ Mai ra mắt tập truyện ngắn đầu tay Linh hồ. Lữ Mai là một nhà báo dấn thân, có dũng khí “giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”, với tất cả trách nhiệm xã hội, đáng trân trọng.
Lữ Mai còn là một người hoạt động văn học nghệ thuật nói chung, hoạt động xã hội sôi nổi. Chị là MC thông minh của nhiều chương trình trên sóng VTV, VOV và tham gia nhiều hoạt động truyền cảm hứng văn học cho lứa tuổi “nhí”.
“Cây nói bằng im lặng/ người nói bằng niềm riêng” là hai câu thơ trong bài “Vực trắng” của Lữ Mai. Tôi nghĩ mỗi người đều có niềm riêng, Lữ Mai càng giàu niềm riêng. “Chợt thấy mình hồi hương trong tiếng chợ/ màu trắng hoa thiền một sắc không”, hai câu thơ này trong bài “Phố nhà binh” xác tín rằng, Lữ Mai luôn suy tư, ưu tư. Chả là đoạn phố Lý Nam Đế, gần Tạp chí Văn nghệ quân đội, từ lâu đã là một cái chợ gốm sứ, sầm uất vào Tết hàng năm.
Cuộc sống đập vào mắt, làm chị đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sinh thời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng nói, khi còn ngạc nghiên người ta còn làm thơ. Với Lữ Mai, ngạc nhiên đã và đang trở thành năng lượng cảm xúc để chị sáng tạo.
*
Không chỉ làm thơ, viết văn xuôi, Lữ Mai còn sáng tác cho thiếu nhi và tham gia vào nhiều hoạt động tạo ra “từ trường” cho trẻ em yêu văn chương, như chị nói. Lữ Mai là tác giả của Ngàn lời sử xanh, một bài thơ dễ thương, được giảng dạy trong sách Tiếng Việt 5, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo.
Tôi mới biết đến gia đình nhỏ của Lữ Mai chừng 5 năm nay nhưng thực sự quý trọng “tổ ấm” văn chương của chị. Chồng chị là nhà thơ Đoàn Văn Mật - Trưởng Ban Thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Cả hai đều “ngập đầu” công việc, đam mê, trân trọng và nâng niu con chữ.
Con gái duy nhất của anh chị là Đoàn Lữ Thụy Phương (tên thân yêu là cháu Kẹo) đã và đang mang đến hy vọng về một “tài năng nhí” về văn học, dù cháu đang là học sinh phổ thông cơ sở ở Trường Chu Văn An (Hà Nội). Năm 2023, cháu xuất bản Bố con cà khịa, tác phẩm dành cho trẻ em, được Nxb. Kim Đồng in ấn, phát hành. Cuối năm đó, tác phẩm này được nhận giải của Hội đồng giám khảo Giải thưởng Văn học thiếu nhi Dế Mèn (Báo Thể thao và Văn hóa tổ chức).
Nhỏ nhẹ, dịu dàng, nữ tính ở ngoài đời, đó là ấn tượng dễ nhận ra ở nhà thơ - nhà báo Lữ Mai. Tôi biết năm 2023, Lữ Mai có tham gia cuộc thi “Thơ Huế năm 2023” do Tạp chí Sông Hương tổ chức, chị đạt giải Ba cuộc thi. Ngày diễn ra sự kiện trao giải chị có vào vui chung cùng với các tác giả khác. Lữ Mai ngọt ngào, e ấp cùng Huế.
Tôi nhận ra những nét rất Huế, nơi có “dòng Hương lặng lờ/ toan thở xanh sâu”, như hai câu thơ trong bài “Vẽ” của chị. Dường như Huế phảng phất ở Lữ Mai, từ dáng vẻ bề ngoài đến giai điệu tâm hồn?
Hà Nội, 9/7/2024
N.Đ.H
(TCSH54SDB/09-2024)
TRẦN TRIỀU LINH
(Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)
UYÊN PHƯƠNG
Bạn đang sống ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm cổ kính hay giữa Sài Gòn hoa lệ vàng rực ánh nắng hoặc giả có thể ở bất cứ thành phố náo nhiệt nào trên đất nước Việt Nam? Bạn đang hòa mình vào nhịp sống đô thị với đầy ắp sự văn minh, hiện đại nhưng cũng khá ồn ào và bụi bặm, thậm chí có lúc bạn cảm thấy chán nản muốn rời xa sự xô bồ và ngột ngạt của chúng?... Vào lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ rất vui nếu được đi đâu đó vài ngày… Cảm giác khi tạm rời xa nơi thành phố cũng rất tuyệt”.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” là công trình Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6 năm 2014.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Có thể nói cuốn “An lạc mùa chay - Món chay dâng Mẹ” của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh (Nxb. Phụ Nữ, 2014) vừa được Nhà sách Phương Nam ấn hành trong tháng tám vừa qua, là cuốn sách thực hành về sự an lạc.
Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.
(Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần)
Hữu Loan [1916-2010 là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam đương đại từ non 70 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự.
Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.
(Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn TRƯƠNG VĂN DÂN
(cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)
“Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói đó của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống hiến của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà. Từ thành tựu sáng tác cho đến nhận định của các nhà văn, nhà báo tiền bối (Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan...) về Lan Khai, chúng ta càng thấy tự hào về một con người, một nhà văn đáng kính đã làm trọn thiên chức của mình đối với dân tộc...
“Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”
Khi cầm bộ sách này trong tay thì hình ảnh nhà nho yêu nước Phạm Phú Thứ không còn bị khuất lấp trong lớp sương mù thời gian mà hiện ra rờ rỡ, rõ ràng trước mắt chúng ta với một tâm thế mới.
“Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.
NGÔ MINH
Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.
“Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.
Sự nát tan của các giá trị tinh thần trong đời sống hiện đại được Trần Nhã Thụy đưa vào tiểu thuyết mới bằng văn phong hài hước, chua chát.
Cuốn sách "Trăm năm trong cõi" của giáo sư Phong Lê viết về 23 tác giả khai mở và hoàn thiện diện mạo văn học hiện đại Việt Nam.
Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.
Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.