Nguyễn Du với Phú Xuân

18:19 15/01/2016

VƯƠNG TRỌNG

Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

Ảnh: internet

Khi mới ra làm quan dưới triều Gia Long, có khả năng Nguyễn Du cũng chưa có dịp vào Phú Xuân. Gia phả dòng họ ghi: “Khi Gia Long ra Nghệ An, ông đón xe yết kiến và được đem thủ hạ đi theo ra Bắc”. Nguyễn Du được nhà vua rất ưu ái, bổ ngay làm tri huyện Phù Dung (Khoái Châu) và chỉ ba tháng sau được tăng chức Tri phủ Thường Tín ngay trong năm 1802 và cuối năm 1803, ông còn được cử đi tiếp sứ nhà Thanh ở trấn Nam Quan, nghĩa là ông chỉ ở các tỉnh miền bắc và cực bắc, rất xa Phú Xuân.

Năm 1804, khi đang làm Tri phủ Thường Tín, Nguyễn Du cáo bệnh về quê mấy tháng, rồi sau đó được điều vào Phú Xuân, để đầu năm 1805 thăng “Đông các học sĩ”. Nguyễn Du gắn bó với Phú Xuân kể từ cái mốc này.

Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du nói khá rõ con đường từ quê nhà vào Phú Xuân làm quan. Mặc dù bài thơ không ghi ngày tháng, nhưng rất nhiều khả năng chuyện này xẩy ra vào năm 1804, sau thời gian cáo bệnh nghỉ ở quê nhà. Chuyến đi này thật vất vả, buổi sáng khởi hành thật sớm, qua núi Phượng Hoàng còn màn đêm mịt mùng, nghỉ lại nơi hoang dã cùng bác tiều phu… Từ núi Phượng Hoàng của quê nhà, không biết đi bao ngày mới đến Thùy Liên của Quảng Bình, cỏ hoang mang sương sớm quật vào mặt, cho người thêm hốc hác. Một điều đáng nói là lúc này Nguyễn Du rất nhớ nhà, gặp một người bạn vào chầu vua rồi được vua cho về, ông chỉ mong thầm mình được như thế! Nhưng rồi ông cũng tới Phú Xuân và giữ chức Đông các học sĩ như ta đã biết. Như vậy Nguyễn Du ở Phú Xuân từ cuối năm 1804 hoặc đầu năm 1805 cho đến khi tạ thế tháng 9 năm 1820. Nhưng trong khoảng ấy, ông có những thời gian xa Phú Xuân như sau: 8 tháng xin tạm nghỉ về quê năm 1808. Ba năm làm Cai bạ Quảng Bình từ 1809 - 1813; 14 tháng đi sứ từ 2/1813 đến 4/1814; Về quê nghỉ 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1814. Tính ra tổng thời gian ông ở Phú xuân chừng 10 năm. Trong 10 năm đó ông được thăng chức ba lần: Đông các học sĩ (1805), Cần chánh điện học sĩ (1813) và Hữu Tham tri bộ Lễ (1815). Thế nhưng Nguyễn Du vẫn cho mình không có dáng công hầu, luôn buồn nhớ quê, chỉ muốn về:

Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ
Hồn hề, quy lai, bi cố hương
(Ngẫu thư công quán bích - Cuốc kêu, xuân đã hết rồi/ Quê xa buồn nhớ, hồn ơi, hãy về).

Có khi gặp một ẩn sĩ sống an nhàn, ông cũng muốn bỏ quan về sống đời thường:

Ngã dục quải quan tòng thử thệ
Dữ ông thọ tuế lạc cầm tôn
(Tặng nhân - Ta mong treo mũ từ quan/ Tuổi già vui thú rượu đàn cùng ông).

Trong ông việc có khi bị bề trên quở trách, bọn thuộc hạ thấy vậy cũng vênh vang coi thường, ông chán nản nghĩ đến cái chết với điều an ủi là con cái đông, mình có chết cũng không sao!

Không biết thời ấy với các chức quan như ông được hưởng tiền lương thế nào, nhưng gia đình ông sống cảnh nghèo khó, đàn con đói ăn mặt xanh như rau, còn ông sống cô đơn trong bệnh tật:

Thập khẩu đền cơ Hoành Lĩnh bắc
Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông
(Ngẫu đề - Mười con kêu đói non Hồng/ Một thân nằm bệnh phía đông đế thành)…

Nhiều thắng cảnh của Phú Xuân đã đi vào thơ ông và có những câu thơ tuyệt tác như tả cảnh chùa Thiên Thai:

Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
Tiên triều tăng lão bạch vân trung
(Vọng Thiên Thai tự - Vàng thu chùa cổ lá vùi/ Vị sự triều trước già đời trong mây).

Nhưng trong thơ ông, cảnh đẹp của Phú Xuân thường gắn với nỗi buồn quá vãng, nỗi buồn vì nghĩ về quê nhà:

Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
Vãng sự bi thanh trủng
Tân thu đáo bạch đầu
Hữu thân đồ dịch dịch
Vô bệnh cố câu câu
Hồi thủ Lam Giang phố
Nhàn tâm tạ bạch âu.
                     (Thu chí)

Dịch thơ:

Hương giang trăng một mảnh
Kim cổ gợi bao sầu

Chuyện cũ buồn xanh mộ
Thu mới đến bạc đầu

Có thân nên vất vả  
Không bệnh, lưng uốn câu
Bãi sông Lam, ngoái lại
Lòng nhàn thẹn chim âu.


Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ông mất ở Phú Xuân. Theo nhà thơ Thanh Tịnh, vua Minh Mạng đã làm đôi câu đối:

Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi quan sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc tử do vinh
(Một đời tài hoa, đi sứ, làm quan sống chẳng thẹn/ Trăm năm sự nghiệp, trong nhà, ngoài nước chết còn vinh).

Nhà thơ Thanh Tịnh còn lưu ý rằng, phía dưới câu đối có đề mấy chữ “Minh Mạng hoàng đế trang tặng”, và nhấn mạnh “trang tặng” chứ không phải “ban tặng”, để nói nhà vua yêu quý và tôn trọng Đại thi hào đến mức nào!

Bốn năm sau, năm 1824, con cháu vào đưa hài cốt ông về cải táng trong vườn nhà ở Tiên Điền. Thế là ông vĩnh viễn xa Phú Xuân, còn các tác phẩm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều thì còn lưu lại Phú Xuân dưới nhiều dạng, được gọi là “bản Kinh” mà giới sưu tầm văn bản vẫn quen dùng.

Cùng với Hà Tĩnh, Thăng Long, Thái Bình…, Phú Xuân gắn bó mật thiết với Đại thi hào Nguyễn Du. Giá như tổ chức được cuộc hội thảo “Nguyễn Du với Phú Xuân” thì tin rằng sẽ thu góp được thêm nhiều tư liệu mới!

Tháng 11 năm 2015
V.T
(SH323/01-16)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.