Người yêu bé nhỏ

17:21 22/01/2009
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGTôi rẽ vào nhà Thiệp để đưa bé Miên Thảo đi học. Cô bé hét vang nhà để bắt tìm cho ra chiếc dép đi trời mưa lạc nơi đâu không biết. Miên Thảo mặc chiếc quần Jean xanh và khoác áo len đỏ, choàng một chiếc phu la cổ màu đen trông thật đỏm dáng.

Miên năm nay mới lên lớp đệ lục (lớp 6), hôm nào cũng đi nép bên tôi để che ô cùng tôi và chúng tôi cùng đi bộ ngang qua những lâu đài, những cung điện đổ nát để đến trường. Thường tôi đưa Miên đến tận cửa lớp trước khi vòng quanh sân để đến lớp tôi. Vào giờ này, học sinh đang chơi trong sân trường. Miên thích được tôi đưa đi học, vì theo lời cô bé, "được đi bộ", được qua đò Thừa Phủ, ngắm sông Hương vào mùa thu. Miên Thảo là em gái của Thiệp nhưng cô bé ít thích đi chơi với anh vì tính Thiệp hay la mắng, hơn nữa Thiệp không đi cùng đường. Tôi để chiếc xe honđa ở nhà và cùng đi bộ với Miên. Chốc chốc tôi phải níu tay cô bé đi dưới ô, vì sợ cô bé hay dừng lại trước những khóm hoa dại, sẽ bị ướt. Sông Hương mùa này đầy những chùm tơ trời, nhiều khi mắc vào bánh xe đạp của người đi đường. Ngồi trên thuyền, Miên Thảo cứ hỏi tôi không ngớt, rằng ai làm ra tơ trời. Tôi trả lời để cô bé thôi hỏi, rằng chính mùa thu đã dệt nên tơ trời, theo chiều gió tơ trời thường bay từ thượng nguồn sông xuống. Miên cho rằng trên những quả núi xa xăm ấy, có xưởng dệt lụa của mùa thu. Những nàng tiên công nhân làm việc ở đấy và thường mặc áo lụa cưỡi gió qua thành phố. Bên sông Hương có nhiều cây vông dại và Miên thường chạy quanh để tìm những quả vông khô dạng như trái bí ngô. Miên thường nhặt những quả vông về nhà đòi anh Thiệp làm thành những chiếc xe chạy dọc những con đường vắng lặng trong Thành Nội. Miên thích mang theo những chiếc xe có bánh bằng trái vông ấy đến trường chơi để khoe với bạn bè. Cô bé quả quyết với mọi người rằng chiếc xe của cô chạy nhanh hơn xe ô tô của người lớn. Có hôm nghe tôi kể chuyện hoa For - get - me - not và hoa lilas trong thung lũng. Tôi bảo Miên rằng trong cổ tích của những người miền núi, thì hoa For - get - me - not là vợ chưa cưới của hoa lilas. Trong bồn hoa của nhà trường có trồng nhiều hoa For - get - me - not và Miên năn nỉ với tôi rằng khi nào tôi thấy hoa lilas ở đâu nhớ nhổ về làm quà cho cô bé.

Chúng tôi ngồi trên mạn thuyền. Nhìn những bóng trắng in trên mặt nước, tôi có cảm giác chiếc thuyền mỏng manh là một chiếc lá chở những đàn cò trắng sang sông, những con cò từ khắp bốn phương trời bay tụ về bến Thừa Phủ rồi lên chiếc lá nhờ đưa qua một bờ bến mới, để lại bay đi bốn phương trời.
Miên vẫn ngày ngày chạy theo bên cạnh tôi, liến thoắng nói đủ mọi chuyện. Tôi dặn bé đi học cần chú ý đến môn lịch sử bởi đó là chìa khoá của mọi tri thức khác. Thí dụ như giữa Tổ quốc và tình yêu, người Việt Nam đặt Tổ quốc lên trên, nhưng không vì thế mà xem nhẹ tình yêu. Vì thế nơi đền Hùng ở Phú Thọ, người ta thờ một cái giếng gọi là giếng Ngọc. Khi Trọng Thủy ăn cắp được chiếc lẫy nỏ của vua An Dương Vương và rồi nàng Mị Châu đã bị vua cha giết chết, Trọng Thuỷ liền nhảy xuống giếng này tự tử. Lạ lùng thay! những hạt ngọc sinh ra từ máu Mị Châu, khi rửa bằng nước giếng này thì “sáng rạng” ra, đó là giá trị của tình yêu. Cũng vì thế, giếng này gọi là giếng Ngọc.

Nghe tôi kể chuyện Trọng Thuỷ - Mị Châu, cô bé Miên Thảo háo hức hẳn lên:
- Anh còn chuyện nào nữa không? Cô bé cầm tay tôi run run.
- Còn nhiều. Cứ đi thật ngoan như thế này, anh sẽ kể cho mà nghe.
- Chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên núi xuống biển thật ra là một chuyện li dị trước khi có bộ luật li dị đầu tiên của nhân loại. Đó là một đôi vợ chống biết li dị đầu tiên trên trái đất.
- Người đời xửa đời xưa mà cũng biết li dị, anh hi?
- Và cũng biết ăn ở sòng phẳng, thành thực với nhau. Ở không hợp thì cứ việc mỗi người mỗi ngả. Con cái đã thành đạt: Người con trưởng làm vua xứ Văn Lang.
- Thế còn chuyện Lang Liêu thì sao?
- Đó là sự tích bánh chưng bánh dày. Cho đến bây giờ người Việt vẫn sùng thượng. À mà coi chừng! người ta sắp quên mất văn hóa đòn bánh tét đêm 30 Tết. Vậy là Lang Liêu chính là nhà khai sáng ra văn hóa ẩm thực của người Việt. Miên Thảo ậm ự không nhất trí:
- Hứ! Ăn uống mà cũng là văn hoá à!
- Không văn hoá thì là cái gì. Nhớ rằng người Huế có văn hoá từ khi biết ăn ớt. Cho nên các bà nội trợ gọi ớt là “đồ màu”.

Đến bến Thừa Phủ, con đò đụng đất một cái làm mọi người giật mình. Tôi dắt Miên xuống đò để lên trường, hẹn câu chuyện sang buổi khác, trước khi chia tay để Miên rẽ vào lớp, tôi còn nói to:
- Việt Nam có một thời lịch sử, một thời huyền thoại và có một thời gọi là huyền sử, để lại bao nhiêu là chuyện bí ẩn của tâm linh người Việt.
Ngày tháng trôi qua, cô bé Miên cứ chạy theo tôi, mỗi lần cô đến trường, lúc thì tôi ghé nhà đón, lúc thì gặp nhau ở ngã ba ngã tư ngoài đường. Chúng tôi quen đi về trước cửa Hiển Nhơn, vì đường ấy vắng xe, và hai bên đường những cây muối mang đầy quả, những cây sau sau thỉnh thoảng lại thả những lá đỏ dưới chân người. Cũng có những cây phượng, nhưng bây giờ không có hoa, những trái khô của chúng treo trên cành, đong đưa theo làn gió. Cuối thu, mây kết thành đàn lang thang trên trời rộng và gió se lạnh làm người ta thấy nhớ nhung một điều gì trong dĩ vãng.

Tôi cứ đưa Miên đi theo những con đường đã quen, ra cổng thành, qua đò rồi đến trường. Lần ấy tôi quen chân đi nhanh và bé Miên Thảo vẫn cặm cụi theo sau, chạy dạt ra trên bãi cỏ dưới chân thành, thỉnh thoảng ngồi xuống, hình như mải bắt châu chấu. Mấy hôm nay tôi mất ngủ, người thật mỏi mệt. Tôi đã tham gia tổ chức cách mạng. Tôi cảm thấy thông cảm hơn với đôi mắt buồn ngủ và dáng điệu lững thững của Công trong lớp học; biết đâu đêm qua cậu ta phải đưa đồng đội đi tấn công đồn bốt nào đó ở đầu thành phố. Dạo này, tình hình trở nên “hot”, tổ chức hoạt động mạnh. Tôi cũng thế, có tin chỉ vài hôm nữa, tôi phải rút lên “xanh” để tránh kế hoạch đàn áp của địch.
Thế này chắc còn lâu tôi mới về thành phố. Miên Thảo vừa kịp lớn lên và tôi sẽ cưới cô bé. Nhưng có gì để đảm bảo cho dự định ấy? Tôi không thể có một cái gì khác, ngoài việc tôi hôn em một lần. Dù em còn bé bỏng, nhưng mười năm chiếc hôn rồi sẽ lớn theo em và tâm hồn em thì sẽ sắt đá với thời gian. Ngày tôi về, chiến tranh sẽ hết, mẹ tôi sẽ mang cau trầu đến nhà Miên Thảo để xin Miên Thảo về với tôi. Cô sẽ sống cuộc đời một người chinh phụ Việt , nghĩa là sẽ biết chờ đợi. Tôi tin như thế.

Tôi gọi to tên cô, và thấy Miên đang bước rón rén trên bãi cỏ, dường như đang mải lo bắt châu chấu. Con đường tráng nhựa dài thăm thẳm dưới hai hàng cây; chỉ lác đác vài thoáng vàng và đỏ rơi xuống mặt cỏ. Vườn nhà ai có hoa Tigôn hồng và trắng đẫm ướt mưa, giống như linh hồn bé bỏng tội nghiệp của Miên Thảo. Cô bé chạy xung xăng về phía tôi. Đến chỗ tôi đứng chờ, cô bé đứng lại và đứng nép vào chân tôi. Tôi đặt chiếc dù nghiêng nghiêng để che khuất tầm mắt của người qua đường, siết chặt cô bé vào lồng ngực, rồi đột ngột hôn lên môi cô bé một cái thật sâu. Miên “hứ” một tiếng nhỏ, nín thở một chút, rồi hình như cô chợt hiểu tôi muốn gì, tôi lắng nghe đôi môi nóng bỏng và đầy đặn của cô bé động đậy dưới môi mình. Thế là từ nay giữa Miên và tôi đã thành lập một mối tương quan khác.
Dưới tán dù che nghiêng qua phía Miên, tôi sẽ hỏi Miên nho nhỏ:
- Em có hiểu không?
Dưới đôi mắt nai đen nháy như choán cả gương mặt, Miên Thảo nở một nụ cười rạng rỡ hạnh phúc, khẽ gật đầu.
- Mười năm. Em có chờ đợi được không?
Cô bé không đáp, chỉ khẽ nắm bàn tay tôi, giật giật:
- Em cấm anh hỏi điều đó. Mười năm nữa em sẽ vào đại học năm thứ ba.
Ánh mắt Miên chợt mơ màng lạ lùng. Cô bé chầm chậm bước đi bên tôi.

Mười năm, tôi về đúng kì hạn của Hiệp định Paris . Nhà cũ của tôi, sân vườn không có gì thay đổi. Phòng viết của tôi, những mảnh giấy dán trên tường, bàn viết của tôi cũng vẫn y nguyên, chỉ có cô bé Miên Thảo không còn nữa.
Mẹ tôi cho biết rằng bé Miên đã lấy chồng nhà ở tận Sài Gòn. Theo điều mẹ tôi kể thì Miên cũng có ý chờ đợi tôi. Có người nào dạm hỏi cô bé cũng vùng vằng đem đổ cả rượu và ném trầu cau với lí do là “hết chiến tranh con mới lấy chồng”. Nghe học trò cũ của tôi thuật lại khi đến trường văn khoa Sài Gòn những ngày đầu tiên, cô bé mặc toàn đồ đen, không nói chuyện với ai một lời, đứng vòng tay trong một góc phòng lặng lẽ nhìn thiên hạ. Thế thì lí do chính là mảnh giấy báo tử của đơn vị tôi báo về, nói rằng tôi đã mất liên lạc, và chắc đã hy sinh ngoài mặt trận. Tôi hiểu ngay rằng đó là một thông tin nhầm lẫn khi tôi phải đi công tác xa. Trong nhà tin rằng tôi không còn nữa nên đã nhận lời cầu hôn với một người khác.
Tôi không buồn vì dù sao Miên Thảo cũng đã có ý chờ đợi tôi.
Ở thành phố có dòng sông mơ màng này, cách tốt nhất là đừng đánh thức mọi vật đã ngủ yên, để cho nó trôi vào thiên cổ. Người Nhật Bản nói thế, và lịch sử đối với tôi, như một giấc mơ dài.
12 – 2008
H.P.N.T

(nguồn: TCSH số 240 - 02 - 2009)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LTS: Phát hành tới hàng trăm ngàn bản, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là cuốn sách duy nhất (có thể nói như vậy) gây được xúc động cho các thế hệ độc giả trong và sau chiến tranh, cho cả hai phía xâm lược và chống xâm lược nhờ tính chân thực của nó.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang trong cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và hai bài viết liên quan đến cuốn sách

  • NGUYỄN QUANG HÀ                        Truyện kýHoà thượng Thích Đôn Hậu gọi đại đức Thích Trí Diệm lên phòng riêng:- Ta đang mắc công chuyện không thể xa Huế được trong thời gian này, nên ta cử thầy vào chùa Hải Đức, Nha Trang tham gia cuộc thuyết pháp quan trọng tại đó. Thầy đi được chớ?Đại đức Thích Trí Diệm cúi đầu thưa:- Dạ, được ạ.

  • VĨNH NGUYÊN                Truyện kýSau “vụ” gặp em, tôi băn khoăn lắm lắm. Là bởi trước đó - trước quả rốc-két mà chiếc F4H phóng xuống và em bị thương dưới đùi, em đang chờ tháo dây thuyền ở hốc đá, còn tôi thì giữ lấy ống ti-dô cho nước vào hai cái thùng phuy trên thuyền cho em. Hai chiếc thùng phuy 400 lít nước sắp tràn đầy. Như vậy là quá đủ thời gian cho chúng ta có thể hiểu biết về nhau, tên tuổi, quê hương bản quán.

  • ĐẶNG VĂN SỞ          Ghi chépKhông hiểu sao tôi lại đi tìm anh - anh Nguyễn Đức Thuận - người anh chú bác ruột cùng chung sống dưới một mái nhà với tôi. Tôi chỉ nhớ là hồi đó chồng của cô tôi nằm mơ thấy anh, và bác vào tận Nha Trang để đi tìm anh Mậu, người đồng đội và là người chứng kiến lúc chôn cất anh.

  • NGUYỄN QUANG HÀMột buổi sáng vợ chồng anh Thảo, chị Ái đang đèo nhau, phóng xe Honda trên đường Nguyễn Trãi, một con đường lớn của thành phố Huế, bỗng có một người lao thẳng vào xe anh Thảo. Nhờ tay lái thiện nghệ, nên anh Thảo đã phanh xe kịp. Hai vợ chồng dựng xe, ra đỡ nạn nhân dậy.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGBút kýAnh đã xứng đáng với danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân" của nhà nước ta phong tặng. Riêng Hội Nghệ sĩ điện ảnh Nhật Bản đã tặng cho anh giải thưởng vẻ vang dành cho người nghệ sĩ thuật lại sự tích dân tộc mình bằng điện ảnh...

  • ĐÀO XUÂN QUÝĐã lâu lắm, có đến hơn hai năm, kể từ khi bị tai nạn ở chân tôi chưa đi vào các hiệu sách, kể cả các hiệu sách ở Nha Trang. Đi tới các hiệu sách thì xa quá, đi bộ thì không đi nổi, mệt và nóng lắm, mà đi xe thuê thì cũng khó, vì họ không phải chỉ đưa mình tới nơi mà còn phải đợi hàng giờ khi mình phải tìm chọn sách nơi này nơi nọ, quầy này quầy khác v.v...

  • NGUYỄN THANH CHÍHai mươi tám tuổi, nó không biết chữ và không quen đi dép, mặc áo quần dài; lầm lũi, ít nói nhưng rất khoẻ mạnh... Với nó rừng là nhà, các lối mòn trong rừng thì thuộc như lòng bàn tay... Đó là Trương Ngọc Hoàng, sinh năm 1977.

  • NGUYỄN TRỌNG BÍNHMọi chuyện xẩy ra suốt 55 ngày đêm ở đơn vị trong cuộc tổng tiến công nổi dậy xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi đều nhớ như in. Thế mà, lạ lùng thay, suốt thời gian đó, hàng ngày mình ăn thế nào, lại không nhớ nổi. Chỉ nhớ mang máng có lúc ăn cơm nắm, ăn lương khô. Về giấc ngủ, có thể là tranh thủ nửa ngủ nửa thức giữa 2 trận đánh hoặc lúc ngồi trên xe trong đội hình hành tiến. Cố hình dung, tôi nhớ được bữa cơm chiều ở dinh Độc Lập, hôm 30-4-1975.

  • NGÔ MINHỞ CỬA NGÕ XUÂN LỘCSư Đoàn 7 thuộc Quân Đoàn 4 của chúng tôi hành quân từ Bảo Lộc về ém quân trong một rừng chuối mênh mông, chuẩn bị tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1-4-1975.

  • HUỲNH KIM PHONG(Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền , thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2005)

  • LÊ HOÀNG HẢICon người từ khi cảm nhận thế giới xung quanh là lúc cảm được sự xa vắng, ly biệt... Nhớ hồi thơ dại, đứng trên bến sông trước nhà nhìn sang Cồn Hến thấy sông rộng lắm cứ nghĩ khó mà bơi sang sông được. Mỗi lần đi bộ từ nhà lên cầu Gia Hội dù chỉ vài trăm mét nhưng lại cảm thấy rất xa. Càng lớn khôn cảm nhận về khoảng cách được rút ngắn. Nhưng lạ thay khoa học ngày càng khám phá không gian, vũ trụ thì chạm đến cõi vô cùng.

  • HỒ NGỌC PHÚTôi về lại Huế sau trận lụt tuy muộn nhưng khá lớn vào gần cuối tháng 12 năm 2004. Ngồi ở quán cà phê Sơn bên bờ chân cầu Trường Tiền, nhìn sông Hương vào lúc sáng sớm sao thấy khang khác, trong có vẻ như sáng hơn ngày thường.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGĐã lâu tôi không hề nhắc đến hoa, và tôi cảm thấy tôi đã có lỗi đối với những người bạn tâm tình ấy dọc suốt một quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Thật ra, những cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tôi. Chiến chinh qua rồi có nhiều cái tôi đã quên, nhưng những cánh hoa dại dọc đường không hiểu sao tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ của tôi thành những vết sẹo.

  • NGUYỄN THẾ QUANG(Chuyện tình chưa kể của nhà thơ Hoàng Cầm)

  • VÕ NGỌC LANTôi sinh ra và lớn lên tại vùng Kim Long, một làng nhỏ thuộc vùng cận sơn, không xa Huế là bao. Bởi thuở nhỏ chỉ loanh quanh trong nhà, trong làng ít khi được “đi phố” nên đối với tôi, Huế là một cái gì thật xa cách, thật lạ lùng. Đến nỗi tôi có ý nghĩ buồn cười: “Huế là của người ta, của ai đó, chứ không phải là Huế của tôi”, ngôi chợ mái trường, một khoảng sông xanh ngắt và tiếng chuông chùa Linh Mụ... mấy thứ ấy mới là của tôi.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhân một lần ghé ngang Paris , võ sư người Huế Nguyễn Văn Dũng đã đi thăm sông Seine. Đứng lặng lẽ bên dòng sông thơ mộng bậc nhất nước Pháp, bỗng lòng ông nhớ sông Hương quá trời. Về lại Việt , ngồi bên bờ sông Hương, ông vẫn hãy còn thấy nhớ cồn cào cái dòng chảy thầm thì trong sương mù như một nhát cắt ngọt ngào giữa trái tim đa cảm.

  • NGUYỄN QUANG HÀSông Bồ là con sông không dài, nhưng đẹp ở về phía Bắc Huế. Phía tả ngạn, hữu ngạn vùng thượng lưu sông là hai huyện Phong Điền và Hương Trà, vùng hạ lưu sông chảy qua Quảng Điền rồi đổ vào phá Tam Giang. Làng xóm hai bên bờ sông khá trù mật.

  • MINH CHUYÊN (Tiếp Sông Hương số 12-2008)

  • MINH CHUYÊN (Tiếp theo và hết)