Người khiếu nại

16:45 11/09/2008
ZACE HAMMERTON (Anh quốc)LGT: Truyện dựng chân dung của một kẻ “Sính khiếu nại” “một cách hài hước, bố của John Peters có “Thú đam mê sưu tập tem”. Cách dẫn chuyện tài tình ở cái chi tiết sự ham mê của anh với một loại tem đặc biệt không đục lỗ chiếu ứng với cái kết bất ngờ của truyện “Có của rơi vào tay mà để vuột mất”. Mời bạn đọc thưởng thức.


Ông già càu nhàu:
- Tao căm ghét cái hệ thống đo lường này. Toàn trò lừa đảo!
John Peters lắng nghe những lời phàn nàn của bố với nụ cười độ lượng và tiếp tục ngắm bộ sưu tập tem của mình.
- Đây, mày hãy xem cái tuýp kem cạo râu này - ông già nói tiếp - Trước kia trọng lượng được tính bằng aosơ còn bây giờ thì bằng gram và giá cả tất nhiên là đã tăng vọt. Tao sẽ khiếu nại với hãng sản xuất cho mà xem.
John muốn chỉ cho ông già thấy rằng tuýp kem này có dung tích lớn hơn tuýp kem trước kia nhưng chàng đã nghĩ lại. Một khi ông già đã quyết chí khiếu nại thì đố ai can ngăn được. Những chuyện khiếu nại của ông già đã biến thành một thứ gần như là truyền thống của gia đình. Ông già từng viết những bức thư tràng giang đại hải đầy phẫn nộ gửi cho đủ loại chủ xí nghiệp - từ nhà máy làm bánh kẹo cho tới cơ sở sản xuất thuốc chống bọ chét ở mèo - nếu như sản phẩm không đáp ứng được những chuẩn mực quá đáng đến mức quái đản do chính ông đặt ra.
- À, suýt nữa thì con quên mất bố ạ - John nói với hy vọng lái ông già sang câu chuyện khác - có bưu kiện gửi cho bố đấy. Nó nằm ở phòng ngoài. Người ta đem đến khi bố đi vắng.
Ông già phấn khởi lao ra khỏi phòng, tí nữa thì đâm sầm vào đứa cháu đang đi vào.
- Thế nào hở bố, ngày mai bố có ra chỗ bán đấu giá tem không? - Chú bé hỏi John.
- Chà, bố rất muốn xem những bộ tem chưa đục lỗ.
- Tem chưa đục lỗ nghĩa là thế nào hở bố?
- Con có hiểu không, đó là khi in, người ta quên đục những cái lỗ xinh xinh giữa các con tem.
- Thế bố muốn mua những bộ tem ấy à?
- Không, mua làm gì... - John phá lên cười - Do cái lỗi vặt ấy của nhà in mà chúng có giá đắt khủng khiếp, hàng nghìn đồng bảng Anh đấy. Chúng ta không đủ tiền để mua những bộ tem ấy đâu, con giai cưng của bố ạ.
Trong khi ấy, ông già hý hửng trở lại phòng, một tay xách hộp bánh kem nhân anh đào, còn tay kia thì cầm ổ bánh mì trắng trộn hạt hồi.
- Hãy xem này, xưởng bánh đã gửi cho tao cái gì đây - ông già đắc thắng reo lên - Mày có nhớ cái bánh nướng cứng quèo quẹo không? Tao đã khiếu nại với công ty và người ta đã đổi cho tao cái bánh khác.
- Tuy nhiên bố đã gặp may đấy - John nói - đáng nhẽ bố phải trả lại cái bánh nướng khô cứng còn nguyên vẹn thì đằng này bố thoạt tiên đã chén hết nhẵn bánh rồi mới gửi trả lại cái hộp không với bức thư khiếu nại về nhân bánh!
- Tao thèm ăn bánh quá - ông già đáp - Ở thời buổi ngày nay tiền lương hưu chả được bao nhiêu. Còn bây giờ thì tao về phòng viết thư khiếu nại về một trò lếu láo của bưu điện đây. Tao sẽ mắng cho nó một mẻ.
Chẳng mấy chốc bức thư đầy nhiệt huyết đã được viết xong và ông già ra ngoài phố để bỏ phong bì vào thùng thư.
Khi ông quay về thì thấy John đang ngồi uống trà.
- Bố có muốn làm một chén trà không - John cất tiếng mời.
- Rất vui lòng. Hơn nữa uống trà với bánh kem nhân anh đào thì còn gì bằng.
- Con không hiểu vì lý do gì mà bố lại đi gửi thư khiếu nại vào lúc thời tiết giá lạnh như thế này? Có việc gì mà khẩn cấp như vậy?
- Con ạ, không thể nào tha thứ cho những chuyện bố láo như thế được. Tao phải thông báo cho tay chủ sự bưu vụ biết rằng tại phòng bưu điện ở chỗ hắn, người ta đang bán đồ phế phẩm. Mày có hiểu không, sáng nay họ nhét cho tao hai tá tem không đục lỗ. Và tao phải thân chinh lấy kéo cắt rời từng con tem một. Kìa, mày làm sao mà thừ mặt ra thế hả con?
LÊ SƠN dịch

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BỒ TÙNG LINHLang Mỗ quê ở Bành Thành, con nhà học thức. Ngày nhỏ đã được nghe cha nói đến các sách quý và các sách khác trong nước, lại thường được nghe cha luận bàn với các bạn bè của ông về các loại sách và các nhà thơ cổ đại.

  • AZIt NêxinNgày xưa, nhà vua ở một nước nọ có một kho bạc. Nghe đồn rằng trong kho bạc của nhà vua cất giữ một báu vật vô giá duy nhất của nước đó. Mọi người đều tự hào về báu vật mà tổ tiên đã để lại cho họ. “Mặc dầu chúng ta chẳng có gì cả, nhưng tổ tiên đã để cho chúng ta giữ một vật quý”, họ thường tự hào như vậy mà quên đi cảnh túng thiếu của mình.

  • AZIT NÊXIN (1915 - 1995)Một con chó chạy xồng xộc vào tòa báo "Tin tức đô thành”.

  • Nhà văn Mỹ Carson Mc Cullers sinh 1917. Các tác phẩm chính của bà là: Trái tim là kẻ đi săn cô độc (1940), Thành viên của đám cưới (1946), Khúc ballad của quán cà phê buồn (1951), Ngọt như dưa chua và sạch như heo (1954)…

  • Kamala Das tên thật là Kamala Suraiyya, sinh ngày 31.3.1934 tại Punnayurkulam, quận Thrissur, thành phố Kerala, vùng tây nam Ấn Độ. Bà là nhà văn nữ nổi tiếng của Ấn Độ. Bà sáng tác truyện ngắn bằng tiếng Malayalam. Bà sáng tác thơ và tiểu thuyết ngắn bằng tiếng Anh. Bà chủ yếu nổi tiếng trong thể loại truyện ngắn. Trong sự nghiệp sáng tác, bà đã có nhiều giải thưởng văn học, trong số đó là: Asian Poetry Prize, Kent Award for English Writing from Asian Countries, Asan World Prize, Ezhuthachan Award và một số giải thưởng khác nữa. Ngày 31 tháng Năm, 2009, bà mất tại bệnh viện thành phố Pune, Ấn Độ, thọ 75 tuổi.

  • HERTA MULLERHerta Mueller vừa được trao giải Nobel văn học 2009 vì đã mô tả cảnh tượng mất quyền sở hữu bằng một lối thơ cô đọng và một lối văn thẳng thắn. Truyện ngắn này rút từ tập truyện Nadirs (1982) là tác phẩm đầu tay của bà.

  • SHERMAN ALEXIENgay sau khi mất việc ở văn phòng giao dịch của người Anh điêng, Victor mới biết cha anh đã qua đời vì một cơn đau tim ở Phoenix, Arizoan. Đã mấy năm nay Victor không gặp cha, anh chỉ nói chuyện với ông qua điện thoại một hay hai lần gì đó, nhưng đó là một căn bệnh di truyền, có thực và xảy ra đột ngột như xương bị gãy vậy.

  • KOMATSU SAKYOKomatsu Sakyo sinh tại Osaka (Nhật Bản) (28/1/1931). Nhà văn chuyên viết  truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto, chuyên ngành Văn học Italia. Từ năm 1957 là phóng viên đài phát thanh Osaka và viết cho một số báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí “SF Magasines” tổ chức. Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có bốn tiểu thuyết đã được dựng thành phim.

  • FRANK R- STOCKTONCách đây năm năm, một sự kiện kì lạ đã xảy đến với tôi. Cái biến cố này làm thay đổi cả cuộc đời tôi, cho nên tôi quyết định viết lại nó. mong rằng nó sẽ là bài học bổ ích cho những người lâm vào tình cảnh giống tôi.

  • MIKHAIN SÔLÔKHỐP                Truyện ngắn Mùa xuân thanh bình đầu tiên đã về lại trên sông Đông sau những năm tháng chiến tranh. Vào cuối tháng Ba, những cơn gió ấm áp cũng đã thổi đến, và chỉ sau hai ngày tuyết cũng đã bắt đầu tan trên đôi bờ sông Đông. Khắp mọi ngả đường việc đi lại cũng vô cùng khó khăn.

  • KAHLIL GIBRANNguồn: A Treasury of Kahlil Gibran (Một kho tàng của Kahlil Gibran), Anthony Rizcallah Ferrris dịch từ tiếng Arập, Martin L. Wolf biên tập, Nxb Citadel Press, New York, HK, 1951.

  • ROBERT ZACKS (ANH)Nhân ngày quốc tế phụ nữ, tôi và anh tôi bàn nhau mua quà tặng mẹ. Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi thực hiện điều này.

  • GUY DE MAUPASSANTÔng Marrande, người nổi tiếng và lỗi lạc nhất trong các bác sĩ tâm thần, đã mời ba đồng nghiệp cùng bốn nhà bác học nghiên cứu khoa học tự nhiên đến thăm và chứng kiến, trong vòng một giờ đồng hồ, một trong những bệnh nhân tại nhà điều trị do ông lãnh đạo.

  • GUY DE MAUPASSANTGia đình Creightons rất tự hào về cậu con trai của họ, Frank. Khi Frank học đại học xa nhà, họ rất nhớ anh ấy. Nhưng rồi anh ấy gửi thư về, và rồi cuối tuần họ lại được gặp nhau.

  • JAMAICA KINCAIDNhà văn hậu hiện đại Anh J. Kincaid sinh năm 1949. Mười sáu tuổi, bà đến New York làm quản gia và giữ trẻ. Bà tự học là chính. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của bà: “Giữa dòng sông” (1984) nhận được giải thưởng của viện hàn lâm Văn chương và Nghệ thuật Mỹ; còn các tiểu thuyết “Annie” (1985), “Lucky” (1990) được đánh giá cao.

  • SAM GREENLEE (MỸ)Sam Greenlee sinh tại Chicago, nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết.Ông cũng đóng góp nhiều truyện ngắn, bài báo trong “Thế giới da màu” (Black World); và xem như là bộ phận không thể tách rời trong văn nghiệp, bởi ông là nhà văn da màu. Tuy nhiều truyện ngắn của ông vẫn được thể hiện theo lối truyền thống, nghĩa là vào cửa nào ra cửa ấy; nhưng cái cách mở rộng câu chuyện ở giữa truyện, bằng lối kể gần gũi nhiều kinh nghiệm; đã gây được sự thú vị. Đọc “Sonny không buồn” qua bản dịch, dĩ nhiên, khó thấy được cái hay trong lối kể, bởi nếp nghĩ và văn hoá rất khác nhau; nhiều từ-câu-đoạn không tìm được sự tương đương trong tiếng Việt. Cho nên đọc truyện này, chỉ có thể dừng lại ở mức, cùng theo dõi những diễn tiến bên ngoài cũng như sự tưởng tượng bên trong của Sonny về môn bóng rổ, cả hai như một và được kể cùng một lúc.

  • DƯƠNG UÝ NHIÊN (Trung Quốc)Tôi không thể thay đổi được thói quen gần gũi với cô ấy nên đành trốn chạy ra nước ngoài. Tôi đã gặp được em. Khi đăng tác phẩm “Không thể chia lìa” trên một tạp chí xa tít tắp và dùng bút danh, tôi cho rằng mình không một chút sơ hở. Tôi nhận tiền nhuận bút và mua hai chai rượu quý nồng độ cao trên đường trở về. Tôi muốn nói với em điều gì đó nhân kỷ niệm ngày cưới.

  • S. MROZEK (Ba Lan)Tại thủ đô của một vương quốc nọ có một viện bảo tàng, trong đó có khu trưng bày về nền nghệ thuật phương Đông. Trong vô số các hiện vật trưng bày tại khu này có nhiều báu vật cực hiếm, giá trị văn hoá và giá trị bằng tiền của chúng vô cùng lớn. Trong số các vật hiếm này có một báu vật đầu bảng, bởi đó là bản duy nhất thuộc loại đó và cũng là bản duy nhất trên toàn cầu. Vì là hiện vật cực hiếm nên giá trị văn hoá của nó là độc nhất vô nhị, còn giá trị bằng tiền thời không tính xuể.

  • WILLIAM SAROYAN (Mỹ)Cả thế giới muốn tôi làm một chầu hớt tóc. Cái đầu tôi thì quá bự cho thế giới. Quá nhiều tóc đen, thế giới nói thế. Mọi người đều nói, khi nào thì mày định đi làm một chầu hớt tóc vậy hả nhóc kia?

  • SOMERSET MAUGHAM (ANH)Trang trại nằm giữa thung lũng, giữa những mỏm đồi ở Sômôsetsi. Ngôi nhà xây bằng đá theo mốt cũ được bao bọc bởi những kho củi, sân nhốt súc vật và những công trình bằng gỗ khác. Thời điểm xây dựng được chạm trổ trên cổng bằng những chữ số cổ đẹp đẽ: 1673.