NGÔ KHA
Trích
Nhà thơ, nhà giáo Ngô Kha - Ảnh: Internet
![]() |
IV
...Nhạc giáo đường trôi trên thi thể của hoàng hôn
của hư vô của miền tuyệt vọng cháy sáng
nhạc hoang đường trôi vào miền vô thức
giữa không gian u tịch với từng bước linh hồn
đàn chim lưu đày mang cánh hoa lys bay lên
trên bầu trời sợi tóc mun đã bay đi làm gió
em bây giờ là khói xanh
lửa trả tự do
bây giờ tôi chẳng còn là mối gậm mòn sách trên ghế cũ
tôi là thuyền độc mộc khuấy nước trường giang
thơ hành trình đi qua miền địa ngục
không có tình yêu mây bay cao
chỉ có mình tôi với rong rêu ưu phiền
buổi mai trầm tư
với đôi tay trần chơ vơ như thỏi sắt
mọi người câm lặng trao nhau sợi dây chuyền tội lỗi
con muỗi mắt tuyệt mệnh trên cánh hoa phù dung
quê hương mình mang nhiều vết thương
mọi người hãy tự đặt tên mình bằng số phận
đó là điều dị nghị của người mang trái tim bằng lá khô
tôi lớn lên để tiễn đưa bạn bè từ giã cuộc sống
như người già hát bài ngủ mộng bình thường
thôi còn gì những buổi trời mưa lá cây xanh
đứa con trai khoác áo chim hồng bay qua đỉnh núi
với cái chết từ bi như thạch cao
anh em bè bạn tôi đi theo dấu sương mù
bốn bức tường tuyệt mệnh chôn vùi vết chân chim
khi trăng non rụng trên tấm hình hài rã mục
em ôm vành khăn tang
cúi đầu làm con gái Việt Nam
trong thung lũng tình yêu đã lạnh giá
em đốt cháy niềm tuyệt vọng
trên ngọn lửa hằng cửu sáp trắng
cầu nguyện những người con trai Á Châu
ra đi như thiên thần
ôi tim mẹ đã rã rục
với lòng tin em
như cành hoa mai buổi tối
tôi không thấy mặt trời tinh tú
trên miền phù sa
chỉ có hỏa châu
đâm mù mắt tôi
VIII
… tôi thường ca tụng vẻ huyền diệu của cánh đồng
nơi hội họp bốn mùa của sự phì nhiêu
nơi tôi may áo gấm cho bầy chim vô sắc
lúc nhàn rỗi không có gì để làm
tôi xin chiếc chiếu hoa ngũ cốc
làm nơi tự tình của ngày lập xuân
cuộc hôn phối đa đoan của đời mình
là lý do mầu nhiệm
nếu bể không có những đứa con ngang tàng
như con sao biển đã đi qua nhiều đại lục
nếu bóng tối chẳng hiểu gì
tiểu sử về mái tóc em
thì quả đồng hồ
chỉ là một trái cam
dành cho người bệnh
thôi
em hãy châm lửa đâm mù mắt tôi
xin đừng căng dây đàn trái đất nầy
tôi vẫn là người chỉ còn một giác quan đơn độc
để nghe dây đàn chùng
cũng như em
chỉ còn một nụ cười
để xua đuổi già nua
xin mọi người hãy biết ơn dây đàn chùng
hãy nghe hơi thở phong trần qua bao nhiêu thời thạch khí
và cho tôi
nhìn nếp nhăn bao la trên vừng trán mẹ
vết thương mưng mủ trong mạch máu quê hương
ôi tiếng đàn không thanh âm không hương sắc
như nước mắt vốn là loài vô tri
tất cả chỉ là dây đàn phiền não
chiến tranh là lời cổ động của kẻ phi nhân
thôi bây giờ
chẳng còn gì
khoảng hư vô như cánh tay gối đầu
giấy trắng là cánh đồng của bầy ngựa già đi lang thang
trên những miền không có suối nước
tôi chỉ gặp một loài hoa đá
khi em không còn ở trên đường tôi đi
thì cây phi lao chuốt thành mũi nhọn
làn nước bạc kia chỉ là con dao của người tự sát
đã bỏ quên
người điêu khắc tự do nửa đêm thức dậy
nói về chuyện lưu đày
tất cả rồi lãng quên
não tủy không nhớ lời huyết quản
bàn tay không nhớ lời trái tim
mùa thu không nuôi tiếng chim muông
lá hoa không thương tình mặt đất
linh hồn tôi
cũng ra đi
trong cõi trừu tượng
em là trái hỏa châu đốt ta thành tro bụi
bây giờ tội lỗi như đồng tình
tôi chỉ còn hồn tôi trong gió lốc cuồng si
với vần thơ hoang đường cưu mang nhục thể
như khúc hát độc huyền của kẻ câm
xin đừng trách tôi là người phù thủy
ngôn ngữ đã phí phạm thần kinh tôi như một lũ con hoang
đêm đêm nhìn trời
gọi sương khuya vỗ về thắc mắc
nhưng đôm đốm đã đánh thức mùa thu dậy
ưu tư vằng vặc như trăng khuya
tôi vốn mang trong người muôn quả tim
như cây trên rừng nhiều lá
sự sống từng giờ lay động bằng tiếng khóc trẻ thơ
ôi thế trần
lời châm biếm ngọt ngào như trái chín đong đưa
thôi còn gì
chuyện của người đãng trí và chiến tranh
hơi thở cũng mủn dần như mặt đất
thời gian về lớp áo cũ của không gian
lời vô tri bay đã cao
như ánh mắt từ trên đỉnh núi
mạch đất quê hương giờ lạnh rồi
sao mắt mẹ còn mở
sách trên án thư cũng ngủ khuây
nhưng hồn mẹ vẫn thao thức
con đã đi bao năm
mẹ không rời ngưỡng cửa
và nay
gió cũng tang bồng
nhưng thi sĩ vẫn nằm yên trong nhà tù vĩnh cửu.
Minh họa trong bài của NGUYÊN KHAI và RỪNG (phụ bản trong Tập NNCNĐT, xuất bản 1970)
(TCSH41/02&03-1990)
LÂM THỊ MỸ DẠMột ngày sống một ngày thơ (Tưởng nhớ người anh kính mến - Nhà thơ Xuân Hoàng)
- Sinh năm 1976- Hiện đang dạy ở trường Quốc Học - Huế- Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếLời tác giả:Lúc mới tập làm thơ, tôi nghĩ đây chỉ là một cuộc chơi. Không ngờ, bây giờ mỗi lúc muốn tìm lại mình, tôi lại làm thơ.
Trong không gian chừng như vô nhiễm của rừng thẳm xanh ôn đới Bạch Mã, những dòng thơ như tan chảy trong mưa, lẩn khuất trong sương mù, những giai điệu bay lên, va động cùng gió mây trên Vọng Hải Đài... Đó là một phần của Trại sáng tác “Ấn tượng Bạch Mã” do Vườn Quốc Gia Bạch Mã phối hợp với Hội LHVHNT TT Huế tổ chức vào dịp 30.4-1.5 vừa qua. Sông CHUAHương xin giới thiệu một số tác phẩm mới còn vương vấn làn mây và sương khói núi rừng trên bản thảo do các tác giả vừa gửi đến.
...Một mình tôi tóc trắng không thấy em đâuĐầm phá trôi nước chảy cả hai đầuPhá rộng quá một đời không qua đượcMùa mãi dài ngút mắt ngóng sang ngâu...
Tên thật: Tôn Thất Phong. Sinh năm 1932. Quê quán: Phú Lộc, Thừa Thiên HuếHiện sống tại Nha Trang.Lời tác giả: Sương khói đè vai áoThả bước đếm hoàng hônDắt câu thơ đi dạoKhắp mọi nẻo tâm hồn
Đi trong đêm Huế xuân nàyGió mùa đông bắc gửi heo may vềTrường Tiền hắt bóng vào thơRiêng tôi hắt nỗi ngẩn ngơ với mình...
Những khoảng lặng giữa các bản tin thời sự, giữa các dòng ký sự đôi khi không phải là những cái thở phào nhẹ nhõm của một nhà báo vừa xong phận sự với toà soạn. Những khoảng lặng ấy nhiều khi cháy lên những trăn trở sáng tạo mới, với những chiêm nghiệm thơ ca như là một cứu cánh khác của cuộc sống. Nhân Ngày Nhà báo Việt Nam 21.6, Tạp chí Sông Hương xin chúc các đồng nghiệp thêm một tuổi nghề với nhiều thành công mới. Nhân đây, Sông Hương xin giới thiệu một số sáng tác của các nhà báo: Trần Tuấn, Hồ Việt Khuê (báo Tiền Phong), Bùi Long (báo Thanh Niên), Văn Công Toàn (Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế), Trần Vũ Long, Lương Ngọc An (báo Văn nghệ), Nguyễn Hồng Hạnh (báo Thừa Thiên Huế).
Sinh năm 1956 tại Huế.Tốt nghiệp cử nhân Mỹ thuật Khoa Điêu khắc.Hiện công tác tại Báo Thừa Thiên HuếHội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếĐã in: Phía ngoài ô cửa (thơ thiếu nhi)Giải văn học cố đô
Sinh năm 1950 tại An Truyền, Huế.Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.Các tập thơ đã in: + Mênh mông chiều (1992) + Giọt buồn nghiêng (1998) + Mưa rêu (2003)
...đêmanh ngước lên nền trờitìm hình bóng em trong vì sao sáng lạnh cạnh vũng trăng hoang liêuvà tự dặn lòng mìnhhãy yêu thươngnhưng đừng níu giữem hiểu không...?
Tên thật: Bùi Công ToaSinh năm: 1948 tại HuếHội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếTác phẩm chính: - Lãng giữa chiêm bao (Thơ NXB Thuận Hoá - 1998)- Nến chiều (Thơ - NXB Thuận Hoá - 2000)
Một buổi chiều thu nắng ngã màu,Cảnh chùa Khuông Việt dưới trời Âu.Suối thơ, hồn nhạc, hoà cung điệu.Giọng hát, lời ca, mãi thấm sâu...
...“xin hãy hồi sinh Tôi muốn sống trọn đời” (*)và tôi nghetrong thăm thẳm tháng ngàytrên đỉnh bậc thang thơ khát vọngVinh Quang như đã hiện lênNói tiếng nói thợ thuyền mộc mạc- Trái Đất là Mẹ Thế giới là Cha!...
Sinh ngày 10 - 8 - 1943.Quê quán: Thượng An, Phong Điền, TT.Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.HuếTác phẩm chính:- Bên dòng thời gian - Tập thơ 1992.- Tôi yêu cuộc đời đến chết Tập thơ 1999.
...Dưới thời Nguyễn, chủ yếu là thời Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), vườn Thiệu Phương là nơi nhà vua thường đến dạo chơi thưởng cảnh, vịnh thơ. Vua Thiệu Trị đã xếp vườn là thắng cảnh thứ 2 của đất Thần Kinh và viết bài thơ Vĩnh Thiệu Phương văn nổi tiếng. Bài thơ này cùng cảnh vườn đã được ghi lại trong một bức tranh gương tuyệt đẹp hiện treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế...
...Không thể chết cho ai cần sốngKhi em đứng vọng vẫy xa bờThì cố thoát ra vòng xoáy dữTan bão rồi ngửa mặt trăng khuya.
Sinh ngày 07 - 02 - 1978Hội viên Hội Nhà Văn TT.Huế, hiện công tác tại Ban Tuyên Giáo Tỉnh Uỷ.Tác phẩm đã xuất bản: Khúc đêm (tập thơ - NXB Thuận Hoá 2002)“Thơ Châu Thu Hà là những cảm xúc tươi non, những rung cảm lặng thầm, có cả những vui buồn bất chợt và cả những lời xôn xao của trái tim yêu muốn tâm tình, thủ thỉ nhưng còn nhút nhát, vụng về...” Hồ Thế Hà
Bên cạnh dòng thơ nằng nặng tư duy, lục vấn nhiều vấn đề hiện đại, hậu hiện đại; đọc thơ người bạn mới đến Phan Lệ Dung có cảm tưởng như được giải thoát khỏi nền âm nhạc điện tử trở về với khúc nhạc đồng quê.Lắng trong nhịp điệu của những cảm xúc trong trẻo, và hồn hậu là thế giới của những chú chim sẻ, chim ri, của mùi hương lúa mới gặt, và của cả tình yêu cũng như một bản hoà âm trôi bềnh bồng giữa đồng không mông quạnh…Sông Hương xin được giới thiệu một số bài thơ mới của Phan Lệ Dung vừa gửi đến. SH
LTS: Vào ngày 27.3 đến, một sự kiện THƠ sẽ diễn ra trên đất cố đô với trên 500 thành viên của CLB UNESCO THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM tụ hội về bên dòng Hương Giang thơ mộng để cùng tổ chức Ngày hội Thơ Đường lần IV. Nhân dịp này, tập “Huế với Đường Thi” sẽ được ra mắt. Tạp chí Sông Hương nồng nhiệt chúc mừng Ngày hội Thơ Đường và nhân đây xin giới thiệu một số tác phẩm Đường Thi do các thành viên CLB gửi đến.
vốc chút tàn tro trong lò gạch lạnhngọn lửa xa xăm bỏng rát giữa lòng tayngày bất chợt trổ ngọn gió âm uký âm điệu kèn Saranai trên tàn câygià hơn ngàn tuổi...