LÊ HUỲNH LÂM
Để tặng họa sĩ Đinh Cường, thi sĩ Trần Vàng Sao và người con gái bên góc phố nâu gầy.
Minh họa: Nhím
Ngôi đền linh hồn mang tên Gác Trịnh
Buổi sáng
mặt trời không mọc
tôi theo dấu chân những con chim đỏ(*)
vào căn nhà của bóng tối
có vệt son từ nụ hôn của người con gái
sót lại trên cánh cửa trái tim
những bàn chân đi tìm giấc mơ
như lời tiên tri của sỏi đá
về một thế giới chật chội những ý nghĩ
Trên bức tường của thành phố mùa đông
ai đã móc lên hình hài những đứa con thượng đế
có người đội khăn vàng(*)
bước về trong ngôi đền linh hồn
Nâu đã đặt tên Gác Trịnh
tiếng chuông vỡ bên kia ngọn đồi
đánh thức giấc ngủ của thần linh
Và người đàn ông giang tay ôm mặt đất
nghe tiếng lá reo trong phiên khúc của gió
con còng hoa bò ngang cánh cửa nhà thờ
vểnh càng chào thi sĩ
có bàn tay gầy tiễn còng vào hang cỏ
Xa xa những con đò trong ký ức của dòng sông
chờ đợi tiếng gọi vọng về trong khuya khoắt
ông già Bến Ngự
có vẻ mặt trầm tư của nước
và nhịp mưa rơi
như tiếng dương cầm rung lên trong ngôi nhà màu trắng
tôi gửi ánh trăng soi trước cổng nhà em
cho bước chân khuya ngang qua nỗi nhớ
có dáng người ngồi tịch lặng(*)
trong khúc hát của những vì sao
ai vẽ chân dung buổi chiều
bằng ngón tay huyền thoại
Đinh Cường, Trần Vàng Sao
để nhớ nhà thờ Dran trong dạ khúc chiều đội nến(*)
Những con đường thì thầm với bàn chân
về câu chuyện tương lai
ai đặt đóa hoa của đêm
trước cửa nhà nguyện tình yêu
và bình minh được thắp sáng trên bầu trời
rất nhiều ngọn nến trắng.
Trên những bậc cấp hành lang
bước chân khuya về gác nhỏ
và lời thì thầm của lá trong giấc ngủ mùa thu
xanh lên những kỷ niệm trong bài thơ phố cây long não(**)
và tiếng ai gọi Nâu ơi trên hàng cây muối(**)
Huế, 24/11/2013
(SDB11/12-13)
---------------
(*) Tên tranh của họa sĩ Đinh Cường
(**) Trích thơ của B.D trong bài “Phố cây long não”
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI