Ngợi ca những người cướp lửa

14:42 04/06/2009
DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.

Prométhée bị buộc vào tảng đá cho ó diều rỉa rói lá gan, cho đến khi Hercule diệt trừ loài ó

Tác phẩm de Villepin hơn 800 trang, súc tích, là một chứng từ quan trọng và cụ thể của địa vị Thơ trong đời sống, ở nhiều tầng cấp, chiều kích và thời đại.
Gọi là một trường luận thi ca nghiêm minh cũng được. Hay một trường ca thi luận đắm say, cũng không sai.

                                                                                          Lời người dịch.

Ngợi ca những người cướp lửa

Trong tôi ngân vang những từ ngữ mang mang hy vọng và hăng say, chất muối và sự sống, ngọn lửa sưởi ấm những lúc buông tay và soi sáng vào cơn ngờ vực.

Một câu thơ Rimbaud hay Célan cũng đủ ngời sáng như vệt thuốc nổ chạy dài đến chân mây cuối một ngày. Nó đột nhiên bùng cháy, nổ tung giới hạn, treo mắt nhìn lên những vòm trời khác.

Trong khi các trò chơi quyền lực thiêu rụi, thì bếp lửa thi ca vẫn âm âm nguồn nhiệt lượng, tụ điểm của tâm thái ung dung và triều cảm trung dung. Ngọn lửa không cằn cỗi mà nâng cao. Ngay trong đà suy thoái tự nguyện, nó vẫn minh chứng chiều cao. Không vết tro than, không bợn đắng cay nơi người cướp lửa, chỉ một niềm đắm say nói lên thế giới.

Qua những tấm gương phản chiếu, sau lớp lớp liễn trướng vàng son, tôi đã từng thấy bao khuôn mặt méo mó vì sợ hãi, bao bàn tay co quắp, bao bước chân xiêu vẹo, tôi đã từng nghe bao lời lẽ tổn thương, dội vang những tràng cười và khinh mạn. Rồi khi ngọn triều công phẫn dâng lên, thì tiếng rì rầm bội tăng mấp mé các cung đình. Khi ấy, ngọn gió hừng hực lửa thổi tan ám khí của tuyệt vọng, cắt đứt dây neo, vạch ra con đường nơi khác khi mọi lối thoát đều bế tắc. Trên đỉnh hố hỏa sơn băng giá, ngọn núi thơ vọt lên từ những triền non thủng lỗ chỗ bao nhiêu cơ hàn và bão tố.

Bạn thơ ơi, tôi nợ các bạn niềm nôn nao và nỗi bất bình. Tôi nợ nhau cơn khát khao và khát vọng một nét sáng trong tâm cảnh.

Từ những mặt nhật đầu tiên cuối thời Trung Cổ, con người bị ném tung như những miếng mồi, cảm thấy cô đơn trước thời gian dị hình, đồng lõa với bóng đêm (1) đe dọa và làm lóa mắt. Giữa ngục thất của bóng tối, thơ nắm giữ chìa khóa, đối mặt với những tâm địa bó buộc trong tín lý hay luận lý. Cùng với địa cầu quay tròn từ đó, và xê dịch những cái mốc của thời đại thì câm lặng và gào thét đã chồng chất lên nhau, trộn lẫn vào nhau trong cõi hỗn mang. Và để vạch ra một lối đi giữa đầm lầy, phải có tia sáng mới, đáp ứng với cái dị hình và phù phiếm. Tài thơ như ngọn lửa (...bập bùng le lói nơi nơi/trong bóng đêm tia sáng rạng ngời) (2).

Nguồn sáng ấy phân chia thời đại. Và tạo ra hố sâu, từ một Villon trên thập ác tử hình đã dựng lên tầm vóc cho sự nghiệp, trong khi các núi lửa đang lùi bước trên mặt đất. Những kẻ đoan chính, người cướp lửa, chỉ sống còn sau điểm cao ngọn lửa bằng mã tấu và những ngọn đuốc sưởi ấm nhiệt tình, nung chảy cho đến chất vàng trên trang hợp cẩn.

Sau khi cung cấp lời ca cho bộ lạc, thơ đã cống hiến tiếng nói cho con người để đốt sáng trần gian. Thơ đã tìm lại được tự do khuất lấp từ thời hang động; dù rằng trong hoang mang choáng ngợp trước vô cùng, thơ vẫn phải tìm hơi ấm trong vòng tay những mô hình thượng cổ. Mỗi tia sáng hò hẹn một bờ xa bến lạ, trước khi ngọn lửa phân biệt ngày đêm ngõ hầu vạch lối đi cho một bước chân thắng lợi(3). Điều cần thiết, không hẳn là hy vọng, mà là một vùng đất thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa, một không gian phản kháng trong vết xe bốn mùa xuân hạ.

Bằng chinh phục chứ không phải trong sùng bái lạc hậu, mà có thể thử thách lời bùa chú phục sinh đời sống mới. Như vậy, những người cướp lửa có thể sải bước trên khắp nẻo đường bờ bụi rồi ôm một bó ớt cay, họ đã gìn giữ chất người và tuyên xưng một vương triều ngắn ngủi. Những ống sáo*** thô sơ (4) sẽ duy trì bao nhiêu cuộc hợp hôn diễm lệ, thơ ôm ấp lấy đời qua những tác phẩm chân chính ròng ròng nước hồng sắc máu.

Ngọn lửa âm âm trong lòng huyền nhiệm, nơi người thơ tìm nguồn nước uống. Bằng trọn vẹn bản thể, bằng sáng tạo ngôn từ, người thơ lao mình vào một cuộc hành cước tìm nguồn. Vì huyền thoại Prométhée* không chỉ minh họa một việc ngợi ca động tác phạm pháp, hay chinh phục ngọn lửa cấm kỵ, khai minh cho mặc khải, hay tự hủy trong hỏa thiêu. Nó còn mang ám ảnh những tiếp xúc với vĩnh cửu trong khoảnh khắc, tiếp xúc với tuyệt đối trong phôi pha, với trường cửu trong nhân sinh. Hình phạt cho người thơ sẽ là: tái sinh trong hiện tại triền miên, với niềm đau nỗi nhục một lá gan vĩnh viễn bị rỉa rói.

Cũng như lời thơ không chịu khuất mình tù hãm trong từ vựng và cú pháp thực dụng, người thơ khước từ số mệnh lẫn cái tầm thường trong cõi sống, lệ thuộc vào chu kỳ tuổi tác.

Người cướp lửa muốn vượt qua trường thành, chọc thủng bí ẩn, chiếm hữu sự truất hữu. Đối diện với thiếu vắng và mất mát, thi nhân thiết lập một hành trình cầu thị, về một thời gian tính khác, một thân phận mới, một tri thức cao hơn, so với ngăn nắp của thói quen, những dập xóa và luyến láy, trở ngại cho việc nở trứng khai hoa.

Người anh em của Prométhée chính là Orphée** đã xuống âm ty tìm người hiền thê khuất bóng. Eurydice không trở về, nhưng người thơ đã thực thi được hành trình qua chuyến đò của linh hồn, đã chiến thắng được cõi chết nhờ vào cây đàn***. Cây đàn có số giây tương đương với con số Thi Tiên, cây đàn đã khuất phục các ngư nữ Sirène và con ngục khuyển Cybère.

Pentecôte 2003
ĐẶNG TIẾN dịch, giới thiệu và ghi chú
(Từ Dominique de Villepin Eloge des Voleurs de Feu,
830 trang, nxb Gallimard, 2003, Paris. Trang 35-37)

(174/08-03)

---------------------
(1) William Shakespeare, Toàn tập, Francois Victor Hugo
dịch, 15 tập, 1859-1865, G.F. Flammarion tái bản, Richard III, Romeo và Juliette, Hamlet, 1979, tr. 130. Thời gian dị hình là một chủ đề liên tục trong tác phẩm Shakespeare, xuất hiện trong kịch bản, qua bánh xe lịch sử nghiền nát và biến dạng các thế kỷ, cũng như qua những bài thơ sonnets.
(2) Pierre Ronsard, Bi Ca gửi J. Grevin, Toàn tập, ấn bản Jean Ceard, Daniel Menager, Michel Simonin, Nxb Gallimard, Pleiade, cuốn II, 1994, tr. 1112.
(3) Arthur Rimbaud, Vĩnh biệt mùa địa ngục, trong toàn tập, ấn bản Piere Brunel, La Pochothèque, 1999, tr. 246.
(4) Lời của Virgile (Bucolique,Thôn Ca, tập đầu) được Jacoby chủ bút báo Tiến Bộ – Progres – nhắc đến trong thư trả lời Rimbaud, tháng 11 năm 1870. Đăng lại trong Thư tín. Ernest Delahaye trích dẫn trong Kỷ niệm thân thiết với Rimbaud, 1925. “Hoàn cảnh không thuận lợi cho những “ống sáo thô sơ”. Pierre Brunel trích dẫn trong Người không tim Rimbaud, l’Herne, 1999, tr. 65.

LỜI NGƯỜI DỊCH: những cước chú trên đây đều là của tác giả, có khi tỉ mỉ quá mức cần thiết. Nhưng nó chứng tỏ cách làm việc nghiêm túc, và tác giả chịu khó đọc sách mới. Trong cơn cao hứng, ông vẫn giữ phương pháp chính xác. Nói chung, các cước chú cần thiết cho người nghiên cứu về sau, và lắm khi mang lại những lý thú riêng: tư tưởng của tác giả có khi nằm trong những cước chú.

Ghi chú của người dịch:
* Prométhée: Một huyền thoại cơ bản trong văn hóa Hy Lạp và Tây Phương. Prométhée thuộc dòng họ Titan, được Thần Linh chiêu nạp, đã cướp một bí ẩn của Thần Linh để cung cấp cho loài người, là ngọn lửa. Ngọn lửa làm khởi điểm cho Tri Thức đưa đến Văn Minh, và cuộc Phản Kháng của con người cưỡng lại Vật Chất và Định Mệnh.
Thần Linh ra tay trừng phạt, buộc Prométhée vào tảng đá cho ó diều ngày ngày rỉa rói lá gan, lá gan ngày ngày mọc lại, cho đến khi Hercule diệt trừ loài ó và phóng thích.
Prométhée là đề tài của nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật phương Tây.
** Orphée: một truyền thuyết phức tạp trong huyền thoại Hy Lạp. Orphée - con một nàng Thi Tiên (Muse) - là người phát minh cây đàn cithare và được thần Apollon ban cho cây đàn lyre 7 dây. Ông thêm 2 dây vào đàn, thành 9, cho đủ số các Thi Tiên, gồm 9 nàng.
Tiếng hát và điệu đàn mê hoặc thần linh, lẫn con người, từ cầm thú cho đến vật chất. Kết hợp lời thơ và điệu nhạc, Orphée khuất phục các Ngư Nữ (Sirènes), và con chó Cybère canh giữ âm ty, trên đường tìm lại người vợ đã chết là Eurydice. Chúa Âm ty bằng lòng cho nàng trở lại dương gian nếu Orphée không quay lại nhìn. Nhưng chàng đã vô tình nhìn lại, khiến cho Eurydice phải vĩnh viễn khuất bóng.
***Cây đàn lyre đối lập với ống sáo thô sơ, vì cây đàn cho phép vừa đàn vừa hát, kết hợp điệu nhạc với lời thơ; trong khi ống sáo là một nhạc khí nguyên thủy, sử dụng hơi thở tự nhiên.
Ống sáo của Dyonysos, so với cây đàn của Apollon là sự đối lập giữa thiên nhiên với văn hóa.
Trong bài này tác giả sử dụng nhiều điển tích trong văn học và truyền thuyết thế giới.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SINCLAIR LEWISLGT: SINCLAIR LEWIS (1885 - 1951, giải thưởng Nobel 1930)Ông là tiểu thuyết gia, người viết truyện ngắn có tiếng và nhà viết phê bình có uy tín ở Mỹ.

  • BRUNO LESSINGLGT: Bruno Lessing (1870-1940) sinh tại New York, Mỹ. Tên thật của ông là Rudolp Block nhưng ông nổi tiếng với tư cách là nhà văn chuyên viết truyện ngắn dưới bút danh Bruno Lessing. Ông là phóng viên và sau đó là biên tập viên cho nhiều tờ báo. Mô tả của Lessing về cuộc sống của người Do Thái ở New York được đánh giá cao. Truyện dưới đây được dẫn dắt một cách hấp dẫn, lý thú, làm nổi bật mối quan hệ giữa hai thế hệ: cha và con, vấn đề nhập cư, đồng hóa hay giữ bản sắc văn hóa với một giọng điệu dí dỏm.

  • JUAN JOSÉ ARREOLA (Sinh 1918, Nhà văn Mêhicô)LGT: Arreola là một nhà cách tân lớn về truyện kể. Là một người tự học tài năng, ông sở đắc một nền văn hoá rộng lớn, cũng như trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống. Arreola chủ yếu sáng tác những truyện kể ngắn, cô đúc, mỉa mai, hay bí ẩn, ưa thích cái nghịch lý và ông là một trong những bậc thầy của hình thức truyện ngắn này. Ba tuyển tập truyện ngắn của ông là Varia Invencion (1049), Confabulario (1952), Confabulario Définitivo (1087).

  • KAWABATA YASUNARI LGT: KAWABATA YASUNARI (1899 - 1972) là nhà văn đầu tiên của Nhật Bản đoạt giải thưởng Nobel văn chương (1968). Ông nổi tiếng thế giới với những tiểu thuyết như: Xứ Tuyết (1935 - 1947), Ngàn cánh hạc (1949), Tiếng rền của núi (1950), Người đẹp say ngủ (1961), Cố đô (1962)...

  • MATVEEVA ANNALGT: MATVEEVA ANNA (Sinh 1975) là một nhà văn nữ trẻ của văn học Nga đương đại tài năng đầy hứa hẹn. Đã xuất bản một số tập truyện ngắn. Truyện ngắn của cô đã được đăng trong các tạp chí lớn của Nga như Thế giới mới, Tháng Mười. Văn xuôi của cô hóm hỉnh, thể hiện sự tò mò sắc sảo trước cuộc sống và con người. Tác phẩm của cô được xem như thể hiện một số sắc thái và đặc điểm của văn xuôi hậu hiện đại Nga hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Con chó” dưới đây của nữ văn sĩ qua bản dịch của nữ dịch giả Đào Tuấn Ảnh.

  • YVELINE FÉRAYLTS: Monsieur le paresseux là cuốn tiểu thuyết lịch sử dày gần 300 trang của nữ văn sỹ Pháp Yveline Féray viết về Đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, do Nhà xuất bản Robert Laffont ở Paris ấn hành năm 2000. Trước đó, năm 1989 nữ văn sỹ này đã cho xuất bản ở Pháp cuốn tiểu thuyết dày 1000 trang Dix mille printemps, viết về Nguyễn Trãi - nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ XV.

  • MARSEL SALIMOV (LB NGA)Đất nước ta quá giàu! Vì thế tôi nảy ra ý định muốn cuỗm một thứ gì đó. Những tên kẻ cắp ngày nay chả giống như trước đây. Chúng không thèm để mắt đến những thứ lặt vặt. Cả một đoàn tàu bỗng dưng biến mất tăm! Những nhà máy không thể di dời được, thế nhưng người ta lại nghĩ ra kế chiếm đoạt chúng. Nghe đồn nay mai người ta sẽ bắt đầu chia chác cả đất lẫn nước!

  • AKILE CAMPANILE(Nhà văn Italia)LTS: Số Tết này, TCSH chọn một truyện ngắn hài hước của một nhà văn Ý, có nhan đề “Ngón nghề kinh doanh”, qua bản dịch của dịch giả nổi tiếng Lê Sơn, để bạn đọc có dịp thư giãn trong dịp đầu Xuân.

  • HERMANN HESSE Tương truyền thi nhân người Tàu tên Han Fook thuở thiếu thời chỉ thao thức với một khát khao kỳ diệu là muốn học hết mọi điều và tự rèn luyện mình đến hoàn hảo trong tất cả các môn liên quan đến nghệ thuật thi ca.

  • OLGA TOKARCZUK (Nữ nhà văn Ba Lan)LGT: Nữ văn sĩ Ba Lan Olga Tokarczuk sinh năm 1962 tại Sulechow, Ba Lan. Bà là nhà văn “hậu hiện đại” và “nữ quyền”. Năm 1979  những truyện ngắn đầu tay của bà được đăng tải trên Tạp chí Thanh niên, năm 1989 những bài thơ đầu tay được in trong các tạp chí “Rađa” và “Đời sống văn học”.

  • NADINE GORDIMER ( Phi), Giải Nobel 1991LGT: Nữ văn sĩ Nadine Gordimer sinh năm 1923 tại Phi. Bà cho in truyện ngắn đầu tay năm 15 tuổi và tiếp tục nghề văn khi còn là sinh viên Đại học Wirwatersrand. Có thời kỳ sách của bà bị chế độ phân biệt chủng tộc Phi cấm đoán. N.Gordimer được trao tặng nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Nobel văn chương năm 1991.

  • OLGA TOKARCZUKLGT: Trong số tháng 3 – 2007 (217), Sông Hương đã giới thiệu tới bạn đọc truyện ngắn “Người đàn bà xấu nhất hành tinh” của OLGA TOKARCZUK, một nữ văn sĩ thuộc dòng văn học nữ “hậu hiện đại Ba Lan”. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu tiếp truyện ngắn “Vũ nữ”. Đây là một truyện ngắn độc đáo dựa trên một leimotic “cuộc đối thoại vô hình” giữa người con gái và người cha, láy đi láy lại đến 6 lần, thể hiện cuộc chiến đấu âm thầm dữ dội, tự khẳng định mình trong nghệ thuật, chống lại sức mạnh ám ảnh của mặc cảm “bất tài”.

  • BERNARD MALAMUDLGT: Bernard Malamud sinh năm 1914 tại Brooklyn, New York, lớn lên trong thời kỳ Đại Khủng hoảng Kinh tế, là người Nga gốc Do Thái trong một gia đình bán tạp hoá. Ông đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và được nhận nhiều giải thưởng văn học.

  • RADOI RALIN (Bungari)LGT: Đây là một truyện có ý vị sâu xa với các môtíp sự cám dỗ của quyền lực, “sự đồng loã ngây thơ” với tội ác, sự tự nhận thức và tự trừng phạt. Nhưng trên hết là sự vạch trần và tố cáo sự bịp bợm quỷ kế của giới quyền lực. Đây là một truyện ngụ ngôn mới đặc sắc. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

  • ZACE HAMMERTON (Anh quốc)LGT: Truyện dựng chân dung của một kẻ “Sính khiếu nại” “một cách hài hước, bố của John Peters có “Thú đam mê sưu tập tem”. Cách dẫn chuyện tài tình ở cái chi tiết sự ham mê của anh với một loại tem đặc biệt không đục lỗ chiếu ứng với cái kết bất ngờ của truyện “Có của rơi vào tay mà để vuột mất”. Mời bạn đọc thưởng thức.

  • TOIVO TOOTSEN ( )LGT: Đây là một truyện hài hước thú vị về nạn kẹt xe. Tác giả đã sử dụng một thủ pháp phóng đại đến mức vô lý, không tưởng: một vụ kẹt xe bất tận từ đám cưới đến sinh con, ly dị, tái kết hôn, con vào đại học và kết hôn mà cuộc kẹt xe vẫn chưa kết thúc!. Mượn một tình huống kẹt xe “hoang tưởng” này, nhà văn muốn gởi tới một thông điệp hài hước một cách bi đát: nếu giao thông ở các đô thị lớn không ở các đô thị lớn không được tổ chức một cách khoa học thì từ đời cha đến đời con nạn kẹt xe vẫn chưa được giải quyết.                                                                                                                 TSCH

  • JAMES JOYCELGT: James Joyce (1882 - 1941) là một trong những khuôn mặt lớn nhất của văn xuôi Anh - Ailen và châu Âu thế kỷ XX. Ông “là nhân vật trung tâm của văn xuôi hiện đại”, một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất, gây phản ứng mạnh nhất, “một trong những thần tượng của thời đại” đối với văn nghệ sĩ trẻ và giới trí thức châu Âu đương thời.

  • A THÀNH L.T.S: "Vua cờ" (Kỳ vương) được đăng lần đầu trên tạp chí "Thượng hải văn học" năm 1984. Vừa xuất hiện, "Vua cờ" đã chấn động văn đàn, liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng "Trung thiên tiểu thuyết ưu tú" ở cấp tỉnh và trung ương ở Trung Quốc. Tác giả A Thành tên thật là Chung A Thành sinh năm 1949 ở Tứ Xuyên. Đây là tác phẩm đầu tay của ông. Do khuôn khổ tờ báo, chúng tôi không thể in trọn tác phẩm nổi tiếng này khoảng gần 100 trang sách. Dưới đây là chương IV, chương cuối cùng của "Vua cờ".

  • ROBERT SWINDELLS (ANH)Nếu thế giới này bằng phẳng và nếu bạn có thể nhìn thẳng vào mặt trời đang mọc, bạn sẽ nhìn thấy miền đất nơi Nick và Bruin sinh sống. Nơi ban ngày ẩm nhoẹt còn ban đêm thì ngột ngạt ghê người, nơi mặt trời lên như kẻ thù và gió như muốn bốc cháy.

  • ALEXANDER VAMPILOV (NGA)Nikolai Nikolaevich Smirnov tin chắc là ông không sống được đến mùa xuân sang năm.