Nghìn nẻo đường đến với thi ca

14:36 11/12/2008
TRÚC THÔNGLTS: Cuộc hội thảo Thơ Huế trong mạch nguồn thơ Việt do Hội Nhà văn TT Huế tổ chức nhân dịp Festival Thơ Huế 2006 đã “truy cập” được nhiều nhà thơ, nhà lý luận- phê bình tham dự.Tiếp theo số tháng 6, trong số tháng 7 này, Sông Hương xin trích đăng thêm một số tham luận và ý kiến về cuộc hội thảo nói trên.

Có thi sĩ đi con đường chân chất, phẳng bằng, nhẹ nhõm. Có người đi khuất khúc, chớn chở, quanh co. Có người lại đi như thiên thần, từ đất vọt lên trời, rồi mới từ trời nhuộm ánh sáng lạ trở về cõi nhân gian... Có người tạng cụ thể dân giã. Có người ưng siêu hình miên man nghĩ ngợi. Người chữ nghĩa trong như nước giếng thơi. Người chữ nghĩa trập trùng ẩn hiện... Ấy là theo tạng người, xuất phát từ những hoàn cảnh sống, môi trường văn hoá khác nhau. Không phải hơn kém nhau. Mà khác biệt nhau một cách tương đối. Bởi không bao giờ khác biệt nhau theo kiểu chống đối. Bởi các tạng, các lối nẻo đều chung một định hướng đến THƠ. Chỉ có sự chưa trưởng thành vươn tới chân lý đích thực là THƠ, các trường phái, các phê bình gia mới cực đoan, tụng lối này, bác kiểu kia. Thời gian không phải một hai năm, mà lịch sử phát triển THI CA hàng thiên niên kỷ đã chứng minh: tất cả mọi nẻo đường, từ đâu và vòng vo thế nào không biết, cứ đến được THƠ thì những đường đi ấy đều có lý, vì đã hằn rõ trên đường dấu chân mải miết của các nhà thơ.

Bên cạnh lối tạng cảm thụ, yêu thích đương nhiên bao giờ cũng có phần thiên lệch của từng thi sĩ, cần trữ nạp trong từng nhà thơ sự hiểu biết dân chủ một cách sáng suốt của người đọc thơ. Giống như các nhóm thi sĩ gần nhau, người đọc cũng có những nhóm hợp thể tạng nhau. Muôn đời không qui đồng được. Thay vì đả phá, công kích, người đọc có kiến văn thi ca, có thể quan chiêm các lối thơ khác nhau, mới nhìn qua có vẻ như những lối thơ ấy chống nhau, bài nhau. Đang thích sự chĩnh chện, đài các quý phái của thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai vỗ cánh chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn...

Bỗng như giật thót mình nghe nữ sĩ phá cách số một của thi ca trung đại Việt Nam- Hồ Xuân Hương- riễu cợt các vị sư phá giới:
Thuyền từ những muốn về tây trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo!
Vung gươm tiếng Việt như thế chẳng phải đại tài thi sĩ thì đố ai dám. Quen quen với cái thẩm mĩ ngang ngược ấy (mà qui cách văn chương của Khổng sân Trình phê phán) người đọc thuở ấy chắc hẳn thầm khoái với những:
Một trái trăng thu chín mõm mòm
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom
....
Còn chúng ta giờ đây thì kính phục đến cúi rạp mình trước nhà nghệ sĩ cự phách của tiếng Việt:
...Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
...Con đường vô ngạn tối om om

Dẫn chứng trên thuộc về thơ Việt thế kỷ 19 trở về trước. Sang thế kỷ 20, thêm ảnh hưởng của Âu Mỹ, mặc dù chưa rộ mạnh, giống cây thơ Việt đã đa hệ đa sắc hơn. Tình hình thơ hiện đại thế giới nhiều biến động, không chỉ thuần tuý trữ tình theo lối tỏ bày nội tâm, theo kiểu nhà thơ lớn nước Pháp Muset “thiên tài chính là đánh mạnh vào quả tim người đọc”. Cũng vẫn tỏ bày nội tâm nhưng theo nhiều lối khác, ngúc ngoắc, phức hợp hơn. Đã báo hiệu từ cuối thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đặc biệt từ nửa đầu tới giữa thế kỷ, tại Pháp, Ý, Đức, Mỹ đã ra đời thơ hiện đại mà chủ yếu là thơ tượng trưng, thơ siêu thực. Quét những góc chiếu, hướng nhìn mới tạo nên những cải tiến ngôn ngữ- phương thức biểu hiện chủ đạo của thơ- đã gây nên nhiều va đậåp khác nhau. Ở Việt ta bên cạnh lối lãng mạn dễ nhận biết của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư... đã có những người hướng theo nẻo siêu thực tượng trưng như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, sau đó là Đinh Hùng rất đậm tượng trưng. Vật liệu của thơ đã thay đổi đáng kể, sự thưởng thức, thám sát thơ cũng đòi hỏi hình thành, kéo theo những “thói quen” mới. Các thi sĩ và người đọc đều có những phản ứng khác nhau là tất nhiên. Vấn đề ở đây, vượt lên sự thích, sự hợp tạng là ý hướng khám phá và thụ hưởng những khám phá mới đầy hấp dẫn của nghệ thuật thơ, những vận động không tránh khỏi của thơ trữ tình thời hiện đại.

Rồi khi sáng tác, mời các thi sĩ lại tự nhiên trở về với lối tạng của mình. Ai hiện đại cứ hiện đại, ai truyền thống cứ truyền thống. Hoặc kết hợp hài hoà giữa hai lối v.v... Một quang cảnh dân chủ trong viết, trong đọc, trong thẩm định chính là quang cảnh thật đẹp của một nền thơ Việt đa sắc đa hệ chúng ta mong đạt tới.
T.T

(nguồn: TCSH số 209 - 07 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt   (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”.

  • Gần đây, đọc một vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, tôi vô cùng cảm động. Trước số phận của các nhân vật, tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ mong được coi đây là lời trò chuyện của người được "nhận và cho":

  • Ông Eđuar Điujacđen là một nhà thơ có tài và có thể nói là được hâm mộ trong số các nhà thơ thuộc thế hệ già - người vẫn giữ được tình cảm và sự khâm phục cuồng nhiệt của lớp trẻ, đã mở đầu một cuộc thảo luận về thơ.

  • Việc mở rộng phong trào giải phóng tư tưởng trên văn đàn thời kỳ mới, lãnh vực phê bình và lý luận văn nghệ đã xuất hiện cục diện vô cùng sống động.

  • "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐHTH TP.HCM, 1995, trang 19).

  • Phê bình văn học là giải minh cho văn chương. Văn chương hay hoặc dở, giản đơn hay phức tạp, nó được thiết lập trên thi pháp này hay thi pháp khác, thể loại này hay thể loại khác, thời này hay thời khác v.v... đều phải được làm sáng tỏ bằng những lập luận khoa học chứ không phải bằng cảm tính của người phê bình.

  • LTS: Sau khi Sông Hương đăng bài “Khủng hoảng ngay trong nhận thức và niềm tin đi tìm lối thoát cuộc khủng hoảng văn học” của nhà văn Nguyễn Dương Côn, chúng tôi nhận được ý kiến “phản biện” của 2 nhà văn Phương Lựu và Trần Thanh Đạm.

  • LTS: Có nhiều cách hiểu về câu thơ trên. Y kiến của cụ Thanh Huy - Cử nhân Văn khoa Việt Hán, sinh 1916 tại Huế, cũng là một ý có thể tham khảo đối với những ai quan tâm Truyện Kiều, để hiểu thêm và đi đến kết luận về cách tính thước tấc của người xưa.
    SH

  • Từ thơ ca truyền thống đến Thơ mới là một sự đột phá vĩ đại trong quan điểm thẩm mỹ của thơ ca. Chính sự cách tân trong quan niệm về cái đẹp này đã làm một "cú hích" quan trọng cho tiến trình phát triển của thơ ca Việt . Nó đã giúp thơ ca dân tộc nhanh chóng phát triển theo con đường hiện đại hóa. Và từ đây, thơ ca Việt có thể hội nhập vào thơ ca nhân loại.

  • Trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng. Nó là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản.

  • (Trao đổi với nhà lý luận Nguyễn Dương Côn)

  • "Thượng đế dằn vặt tôi suốt đời" (Đôxtôiepxki)

  • Mười năm thơ thập thững vào kinh tế thị trường cũng là mười năm những nhà thơ Việt phải cõng Thơ leo núi.

  • Từ lâu, người ta đã nói đến cuộc tổng khủng hoảng của văn học trên quy mô toàn thế giới.

  • Bàn luận về những vấn đề văn học mới, phạm trù văn học mới, tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của văn học hợp pháp, văn học cách mạng trong nửa đầu thế kỉ. Với cái nhìn bao quát và biện chứng theo dòng thời gian, chúng ta nhận rõ công lao góp phần mở đầu hiện đại hoá và phát triển văn học theo qui luật tiến hoá của lịch sử Việt của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

  • Khi sử dụng một khái niệm cơ bản, nhất là khái niệm cơ bản chưa được mọi người hiểu một cách thống nhất, người ta thường giới thuyết nó.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Sóng đôi (bài tỉ, sắp hàng ngang nhau) là phép tu từ cổ xưa trong đó các bộ phận giống nhau của câu được lặp lại trong câu hay đoạn văn, thơ, làm cho cấu trúc lời văn được chỉnh tề, rõ rệt, nhất quán, đồng thời do sự lặp lại mà tạo thành nhịp điệu mạnh mẽ, như thác nước từ trên cao đổ xuống, hình thành khí thế của lời văn lời thơ.

  • LTS: Trên Sông Hương số tháng 10 - 2007, chúng tôi đã giới thiệu về công trình “La littérature en péril” (Nền văn chương đang lâm nguy) củaTzvetan Todorov - nhà triết học, mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Pháp.