LÊ HUỲNH LÂM
Ảnh: internet
Nghe mưa phiên dịch
Cho Tuệ
Anh ngồi một mình
Chiếc ghế trống
Không chờ đợi
Cơn mưa vỡ trên gương mặt cuộc đời
Con chuột băng ngang giấc ngủ muộn
Những bộ mặt không vui buồn
Những chiếc giường
Những chuyến xe
Và tiếng khóc la
Anh ngồi nghe mưa
Tạt vào am lòng
Những căn phòng bệnh viện
Lạnh hơn ngọn gió mùa đông bắc
Ùa về từng chuyến đêm
Con đường mềm như thịt da người con gái
Anh nhớ bàn tay gầy hái hoa trong khuya khoắt
Đặt trước cánh cửa bước vào tình yêu vĩnh cửu
Những cánh cửa đóng kín
Chỉ còn bàn chân chuyển động
Và trong ngôi đền một nỗi nhớ thức dậy
Tiếng chuông chùa vọng lên trong tiềm thức thành phố
Chiếc bóng đổ dài dưới bờ vai cột đèn
Men ái tình làm buốt trái tim
Anh về bên ngôi nhà kí ức
Lần tìm dấu vết của nụ hôn trong cơn mưa mùa hạ
Và mùi hương của lá trắng em ủ trong nắm tay mùa thu
Thành phố chỉ còn một lối đi
Mỗi bước chân anh vỗ xuống mặt đường
Trên bầu trời một đóa sao mời gọi
Anh dang cánh tay dài hái tặng người con gái
Trong giấc mơ của ngày
Em bày biện bốn mùa trên từng phiến lá
Anh ngã vào màu trắng của những đám mây
Có cơn say nhen lên tự đáy lòng
Anh ngồi nghe mưa
Như kinh ái tình vọng vào nỗi nhớ
Như tiếng mỏ gõ vào giấc mê địa cầu
Hằn lên những đường đau chạy dài qua cơ thể
Anh trở về trên con đường sáng thế
Nghe mưa phiên dịch.
(SH298/12-13)
NGÔ MINHThơ tặng tuổi 50
NHẤT LÂMBên hồ Thanh Thủy
NGUYỄN QUANG HÀTổ Quốc
NGÔ MINHThơ đề trên phiến mai non
ĐỖ VĂN KHOÁILần đầu với Thanh Hóa
Võ Quê - Thanh Tú - Nhật Hoài Phương - Liễu Thượng Văn
NGUYỄN QUANG HÀ Bút ký thơ
Minh ơi Gửi hương hồn em tôi
TRẦN HOÀNG PHỐ ĐÔNG HÀ NGUYỄN THIỀN NGHI
Sinh năm 1973, quê Đại Lộc, Quảng Nam. Hiện là giảng viên Hán Nôm, Khoa văn ĐHSP Huế.Thơ anh giàu cảm xúc, luôn bộc lộ những ưu tư, khao khát. Tất cả những gì anh viết là nỗi niềm chân thực như chính bản thân anh.
Hoa hồng
Giếng làng
Quê ở Kim Long - Huế, hiện sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.Có nhiều thơ in báo, in tuyển tập, in chung và 2 tập riêng: Lan miền Hương Ngự (năm 2000), Biếc xanh em (năm 2004).Đã là phái đẹp, hơn nữa lại đẹp trên xứ sở “mĩ miều” vốn nổi tiếng đất kinh kì (Kim Luông có gái mĩ miều/Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi) lại còn làm thơ như chính Nàng thơ tuỳ nhiên “hiển thị”.Thơ Võ Ngọc Lan hồn nhiên mà kín đáo, dung dị mà đằm thắm... Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.
LTS: Trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7. 2009. Trại sáng tác VHNT Quảng Điền 2009 đã được tổ chức bên bờ biển thôn Tân Mỹ ngập tràn nắng gió. Nhiều giai điệu đã được cất lên trong âm vang sóng vỗ. Nhiều dòng thơ đã được khơi nguồn cảm hứng từ trầm tích văn hóa Tam Giang. Sông Hương xin giới thiệu một số tác phẩm đó do các văn nghệ sĩ vừa mới chuyển về.
Tên thật là Nguyễn Minh Châu, sinh năm 1947 tại Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An. Hiện sống và viết tại Hà Nội.Là thương binh 2/4, từng đánh giặc và làm thơ ở các mặt trận Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ từ năm 1966 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.Thơ Châu Nho xuất hiện lần đầu trên văn đàn cùng thời với Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật v.v...Sau một thời gian khá dài phải vừa chạy chữa vết thương ở chiến trường tái phát, vừa lo ngăn chặn “vết thương” ở thương trường có thể xảy ra, anh lại tự “cân bằng” mình với thơ.Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ của anh viết về Huế và về đời thường người thương binh trong công cuộc đổi mới.
Sinh năm: 1949Quê quán: Lệ Thuỷ, Quảng BìnhTốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du (Khoá 1)Hội viên Hội Nhà văn Việt NamUỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam
LTS: Xưa nay, trong đời thường, vẫn có những người làm thơ một cách lặng lẽ rồi lại đem cất giấu đi cũng rất lặng lẽ. Về phương diện này, họ sống như những người mai danh ẩn tích. Hẳn bạn đọc còn nhớ, hơn chục năm trước, một cán bộ văn phòng Hội Nhà văn đã gây ngạc nhiên trên văn đàn với hiện tượng thơ Phùng Khắc Bắc từ hiệu ứng lặng lẽ ấy. Đó là khi qua đời, người ta đã phát hiện ra di cảo thơ của ông, rồi đem in, rồi được giải thưởng, rồi nó mang tên tuổi ông vào chễm chệ trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX.Chúng tôi có ý định dành cho bạn đọc một sự ngạc nhiên mới nhưng rất đáng tiếc là người thơ lặng lẽ ở đây vẫn muốn được “bình an” và chỉ đồng ý công bố tác phẩm với bút danh Trà Mi.Cái tên rất mới với Sông Hương và cũng sẽ rất lạ với bạn đọc, nhưng thơ Trà Mi đã có giọng riêng ở đẳng cấp chuyên nghiệp tự bao giờ. Xin mời bạn đọc thử xem có đúng vậy không?
VĨNH NGUYÊNTên thật: Nguyễn Quang VinhSinh ngày 3-11-1943Quê quán: Quảng BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt Nam
BỬU NAMINhiều khi tham thiền ta nhìn bóng ta trên váchChín con mắt linh hồn mở chín cõi xa xămLòng vọng tưởng ta thường mường tượng tới Gió xuân thì thổi rợn những đêm xanh
NGÔ MINHGió nồm Tặng Hoàng Vũ Thuật