Ảnh: Internet
Mùa nào bắt đầu khi mười ngón tay em chạm xuống đàn tranh Mùa hạ vơi đầy trên mặt nước sông… Mùa xuân tần ngần trên cây trên lá Thu rất mỏng thoáng qua tà áo Huế gập ghềnh bao nhiêu mùa đông Như mười ngón tay em chạm xuống đàn tranh Không gian chia vùng cho người bối rối Tôi chạm phải bốn bề dịu ngọt Nên ngẩn ngơ cung bổng, cung trầm Dù rất nhiều mưa, nghe rất nhiều mưa Chiều Đông Ba, chiều Gia Hội Có bao nhiêu rêu phong Đại Nội Những nỗi niềm trắng tóc người xưa Phải không em, dù rất nhiều mưa Qua rồi dòng sông xanh và những con thuyền ấy Qua rồi những tóc xanh nghiêng mỏi mòn trước thềm giai điệu cũ Em trả lại cho đời bao dịu ngọt hôm nay Lần theo mười ngón tay… Tôi ngược dòng Hương đến với gió đại ngàn Hồn phân thân cùng với thông xanh, với nắng Những người con tìm thành Huế Khao khát mùa xuân Gởi lại đó suốt thời trai trẻ Để tôi thấy dòng sông trầm ngâm Khi nhói lòng bao chuyện kể Tiếng hò khuya khoắt Rung niềm đau trong mỗi thanh âm… Phải không em - mười ngón tay - níu lòng người đến Huế Lướt qua, lướt qua, đọng lại… Cánh dơi chiều xao động nóc hoàng cung Vùn vụt những tường thành ngã vào lòng quên lãng Cờ bay trên Phu Văn Lâu Những xóm nhỏ nghèo nàn bao mẹ già mắt ướt Bao đứa bé lớn lên Mang trong mình một nỗi niềm Huế khóc Cung bậc nào mát dịu khúc đàn tranh Đêm bắt đầu sau một ngày vất vả Ngực áo nghe mềm ngọn gió ven sông Bữa cơm nghèo khoai sắn trong sân Lòng lắng lại tiếng đàn ai chuốt mượt Mười sáu bậc sương mù nghiêng bến nước Em gánh hương vườn ban mai Mười sáu bậc trăng vàng trên tóc Đêm chòng chành em vắt qua vai Chiếc nón lá bến Tuần nhiều nắng Nghiêng trút hết bao nhiêu mưa Nghiêng trút hết bao nỗi niềm con gái Thời phận con đò Cô gái nào hồn nhiên Dấu sau cái cười e thẹn Bài thơ cài mười sáu vầng trăng Em chạm xuống đàn tranh Mười sáu bậc vang ngân Lá vàng non vỗ trong trời xanh sắc lạ Ve điệp trùng gọi một ngày hối hả Tôi nghe Huế thì thầm rất lạ Một khung trời yên ả Tôi đến nhận mượt mà giọng nói Huế nồng nàn vô tận mắt em! 4-1984 (10/12-84) |
HẢI BẰNG
L.T.S: Đầu năm 1992 kiến trúc sư Tống Trần Phượng ở Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trong khi khảo sát công trình dưới chân Đèo Ngang, đã đào được tấm bia khắc bài thơ của vua Thiệu Trị. Tác giả Trần Hữu Dinh đã chép lại toàn bài, phiên âm và dịch thơ. Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thiệp Đáng - Hữu Kim - Triều Tâm Ảnh - Đặng Nguyệt Anh - Đỗ Hoàng
NGUYỄN XUÂN SANG
HẢI KỲ
Phan Văn Chương - Nguyên Hào - Hà Nhật - Trần Nhuận Minh - Ngô Công Tấn - Từ Dạ Linh
TRẦN KHOA VĂN
VĂN CÔNG HÙNG
NGUYỄN HOÀI NHƠN
NGUYỄN LƯƠNG NGỌC
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
NGUYỄN ĐỖ
Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Văn Vinh - Lê Viết Xuân
Hồ Hồng Trâm - Tuyết Nga - Nguyễn Thị Thái - Dạ Thảo Phương - Bùi Kim Anh - Hàn Thi - Trần Mai Anh
ĐỖ THÀNH ĐỒNG
TRẦN HẠ VI
NGUYỄN HỮU TRUNG
LỮ HỒNG
KIM LOAN
ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG