Ngày xuân đọc lại "Mùa xuân đất này" của Thanh Hải

11:00 04/03/2010
HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

Nhà thơ Thanh Hải - Ảnh: lucbat.com

Đó là tiếng nói tự nguyện, khiêm tốn, tự đánh giá toàn bộ cuộc đời thơ của mình - tiếng nói chân thành và tin yêu của một nhà thơ chiến sĩ.

Xuất hiện từ những năm năm mươi, nhưng phải đợi đến những năm sáu mươi khi những bài thơ miền Nam "vượt tuyến" ra Bắc, Thanh Hải mới thực sự làm quen với bạn đọc. Anh thành công và được đánh giá đúng từ những bài thơ đó (như: Mồ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ). Thanh Hải cũng là một hiện tượng chứng minh rằng: Cách mạng sinh ra anh, anh là nhà thơ của cách mạng. Trong suốt ba mươi năm cầm súng và cầm bút, trải qua nhiều gian khổ Thanh Hải đã giữ đúng tư thế ấy: kiên trung, bất khuất. Nhà thơ chiến sĩ đã làm việc cho đến phút chót của đời mình. Mưa xuân đất này (1) khẳng định sự cống hiến đó.

Với hai mươi bảy bài thơ và một trường ca, Thanh Hải viết nhiều vẫn là con người, mảnh đất Bình Trị Thiên ruột thịt. Tình cảm đối với quê hương, đối với nhân dân, đồng chí, bạn bè trong chiến đấu cũng như trong hòa bình dựng xây là mạch cảm xúc tiếp nối toàn bộ đời thơ anh. Anh khai thác những mẩu thực tế của đời thường, từ một giấc ngủ trăn trở nơi làng quê, chuyến đò qua phá, cho đến sắc trắng của hoa sen, quả cam trong bệnh viện...

            Đêm trong hợp tác không dài
            Mà bao ngày tháng như đầy một đêm
                       
(Ngủ đêm ở hợp tác xã)

Đây không chỉ là giấc ngủ nữa; mà là sự gói gọn, cô kết bao chặng đường vất vả ở một hợp tác xã nông nghiệp thành lập sau ngày giải phóng.
Một mẩu hiện thực khác của đất nước trải qua nhiều cuộc chiến:

            Mùa đông còn se lạnh
            Áo chưa đủ hai mùa
            Cơm mì và canh cua
            Sốt rét rừng chưa dứt
                       
(Xa em giữa mùa nước lũ)

Một tâm trạng:
            Người Huế yêu nhau không lấy được nhau vẫn nhớ
            Người Huế giận hờn chỉ nước mắt rưng rưng
                       
(Mùa xuân Huế)

Và cả lời nhắn nhủ ân tình, bao dung với những ai rời bỏ Tổ quốc ra đi:
           
            Ôi con thuyền lênh đênh
            Sóng dồi ngoài mặt biển
            Đi về đâu, về đâu
            Có nghe lời của bến
            Bến chẳng giận thuyền đâu...
                       
(Những con thuyền lênh đênh)

Dù ở đề tài nào, Thanh Hải cũng biết cách đặt và lí giải vấn đề, sao cho bài thơ gắn liền cái riêng của mình với cái chung. Cái "tôi" trong thơ không tách khỏi quỹ đạo cuộc sống, nó làm cho cuộc sống qua thơ có góc cạnh, đa dạng hơn. Thí dụ qua các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Ốm, Quà bệnh viện...

Thanh Hải còn viết tổ khúc thơ và trường ca. "Hành khúc người ở lại" là trường ca duy nhất của anh (2). Mặc dầu chưa hoàn hảo, nhưng nó đã khái quát được một phần cuộc đấu tranh đầy gian khổ của nhân dân Trị Thiên Huế trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Dù bệnh tật ngày một nặng hơn,Thanh Hải không chịu dừng lại. Anh vẫn tìm tòi, vươn tới, sao cho câu thơ dung dị mà không cũ, không mòn. Anh vẫn giữ được giọng điệu mộc mạc, tự nhiên của con người Huế, con người miền Trung:
            Mùa xuân - Ta xin hát
            Câu Nam ai, Nam bình
            Nước non ngàn dặm mình
            Nước non ngàn dặm tình
            Nhịp phách tiền đất Huế
                       
(Mùa xuân nho nhỏ)

Giọng điệu ngày ấy một thêm da diết, chân thật:
            Trái me chua em làm mứt để dành
            Mạ vẫn nói: ưng nhau thì đợi...
                       
(Mùa xuân Huế)

Là người cầm bút có trách nhiệm với cuộc sống, tin và yêu cuộc sống,Thanh Hải không mệt mỏi, không chịu bó tay, ngay cả khi nằm liệt giường, anh vẫn băn khoăn: Những vần thơ không biết - Có còn như xưa không?

Câu trả lời không ai khác ngoài tiếng nói yêu thương đầy lạc quan của một tâm hồn trong sáng và thủy chung. Thanh Hải đã làm được điều ấy. "Mưa xuân đất này" là tiếng nói chân thật, nóng hổi, rút từ gan ruột mình, như người trồng vườn cố gắng trồng những hàng cây sau cùng, trước khi nằm xuống sao cho có ích với đời.

H.V.T
(132/02-2000)

---------------------------------------
(1) "Mưa xuân đất này" - Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới - 1982, Thanh Hải mất ngày 15-12-1980.
(2) Thanh Hải còn viết kịch thơ.





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.

  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).