Ngày xuân đọc lại "Mùa xuân đất này" của Thanh Hải

11:00 04/03/2010
HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

Nhà thơ Thanh Hải - Ảnh: lucbat.com

Đó là tiếng nói tự nguyện, khiêm tốn, tự đánh giá toàn bộ cuộc đời thơ của mình - tiếng nói chân thành và tin yêu của một nhà thơ chiến sĩ.

Xuất hiện từ những năm năm mươi, nhưng phải đợi đến những năm sáu mươi khi những bài thơ miền Nam "vượt tuyến" ra Bắc, Thanh Hải mới thực sự làm quen với bạn đọc. Anh thành công và được đánh giá đúng từ những bài thơ đó (như: Mồ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ). Thanh Hải cũng là một hiện tượng chứng minh rằng: Cách mạng sinh ra anh, anh là nhà thơ của cách mạng. Trong suốt ba mươi năm cầm súng và cầm bút, trải qua nhiều gian khổ Thanh Hải đã giữ đúng tư thế ấy: kiên trung, bất khuất. Nhà thơ chiến sĩ đã làm việc cho đến phút chót của đời mình. Mưa xuân đất này (1) khẳng định sự cống hiến đó.

Với hai mươi bảy bài thơ và một trường ca, Thanh Hải viết nhiều vẫn là con người, mảnh đất Bình Trị Thiên ruột thịt. Tình cảm đối với quê hương, đối với nhân dân, đồng chí, bạn bè trong chiến đấu cũng như trong hòa bình dựng xây là mạch cảm xúc tiếp nối toàn bộ đời thơ anh. Anh khai thác những mẩu thực tế của đời thường, từ một giấc ngủ trăn trở nơi làng quê, chuyến đò qua phá, cho đến sắc trắng của hoa sen, quả cam trong bệnh viện...

            Đêm trong hợp tác không dài
            Mà bao ngày tháng như đầy một đêm
                       
(Ngủ đêm ở hợp tác xã)

Đây không chỉ là giấc ngủ nữa; mà là sự gói gọn, cô kết bao chặng đường vất vả ở một hợp tác xã nông nghiệp thành lập sau ngày giải phóng.
Một mẩu hiện thực khác của đất nước trải qua nhiều cuộc chiến:

            Mùa đông còn se lạnh
            Áo chưa đủ hai mùa
            Cơm mì và canh cua
            Sốt rét rừng chưa dứt
                       
(Xa em giữa mùa nước lũ)

Một tâm trạng:
            Người Huế yêu nhau không lấy được nhau vẫn nhớ
            Người Huế giận hờn chỉ nước mắt rưng rưng
                       
(Mùa xuân Huế)

Và cả lời nhắn nhủ ân tình, bao dung với những ai rời bỏ Tổ quốc ra đi:
           
            Ôi con thuyền lênh đênh
            Sóng dồi ngoài mặt biển
            Đi về đâu, về đâu
            Có nghe lời của bến
            Bến chẳng giận thuyền đâu...
                       
(Những con thuyền lênh đênh)

Dù ở đề tài nào, Thanh Hải cũng biết cách đặt và lí giải vấn đề, sao cho bài thơ gắn liền cái riêng của mình với cái chung. Cái "tôi" trong thơ không tách khỏi quỹ đạo cuộc sống, nó làm cho cuộc sống qua thơ có góc cạnh, đa dạng hơn. Thí dụ qua các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Ốm, Quà bệnh viện...

Thanh Hải còn viết tổ khúc thơ và trường ca. "Hành khúc người ở lại" là trường ca duy nhất của anh (2). Mặc dầu chưa hoàn hảo, nhưng nó đã khái quát được một phần cuộc đấu tranh đầy gian khổ của nhân dân Trị Thiên Huế trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Dù bệnh tật ngày một nặng hơn,Thanh Hải không chịu dừng lại. Anh vẫn tìm tòi, vươn tới, sao cho câu thơ dung dị mà không cũ, không mòn. Anh vẫn giữ được giọng điệu mộc mạc, tự nhiên của con người Huế, con người miền Trung:
            Mùa xuân - Ta xin hát
            Câu Nam ai, Nam bình
            Nước non ngàn dặm mình
            Nước non ngàn dặm tình
            Nhịp phách tiền đất Huế
                       
(Mùa xuân nho nhỏ)

Giọng điệu ngày ấy một thêm da diết, chân thật:
            Trái me chua em làm mứt để dành
            Mạ vẫn nói: ưng nhau thì đợi...
                       
(Mùa xuân Huế)

Là người cầm bút có trách nhiệm với cuộc sống, tin và yêu cuộc sống,Thanh Hải không mệt mỏi, không chịu bó tay, ngay cả khi nằm liệt giường, anh vẫn băn khoăn: Những vần thơ không biết - Có còn như xưa không?

Câu trả lời không ai khác ngoài tiếng nói yêu thương đầy lạc quan của một tâm hồn trong sáng và thủy chung. Thanh Hải đã làm được điều ấy. "Mưa xuân đất này" là tiếng nói chân thật, nóng hổi, rút từ gan ruột mình, như người trồng vườn cố gắng trồng những hàng cây sau cùng, trước khi nằm xuống sao cho có ích với đời.

H.V.T
(132/02-2000)

---------------------------------------
(1) "Mưa xuân đất này" - Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới - 1982, Thanh Hải mất ngày 15-12-1980.
(2) Thanh Hải còn viết kịch thơ.





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • (Đọc tập thơ “Thế giới và tôi” của Ngô Tự Lập)Tôi kém Ngô Tự Lập hơn chục tuổi nhưng không “trẻ” hơn anh. Tuổi trẻ làm ta cao ngất lên, tuổi già đôi khi cũng vậy. Nhưng cao ngất lên ta thấy gì nào?

  • “Tết không vào nhà tôi”(*)nghĩa là tết không vào nhà Phùng QuánCâu thơ tâm trạngVấn nạn một đời

  • Nhà thơ Phùng Quán trọn cuộc đời (1932 - 1995) là một chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn xông xáo và nhiệt huyết.

  • Đầu những năm 61, Phùng Quán về lao động tại nông trường Thắng Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Quán ở đội 6 khai hoang, tôi ở đội canh nông Ngọc Ách từ trước.

  • Chỉ trong vòng 63 năm từ 1930 đến 1993, văn học Mỹ đã vinh dự nhận được 11 giải Nobel. Đây là một thành tựu vượt bậc đáng tự hào mà không phải bất cứ một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đóng góp vào ánh hào quang ấy có John Steinbeck - nhà văn lớn của văn học hiện thực Mỹ.

  • (Đọc “Thơ Trần Quốc Thực” – Nxb HNV 2007)Giữa rất nhiều giọng thơ khoa trương, khoe mẽ hôm nay, Trần Quốc Thực là một giọng thơ lặng lẽ đầy bản sắc. Sự ngại giao tiếp, sự âm thầm dâng hiến cho thơ của Trần Quốc Thực đã khiến cho nhiều người không biết đến thơ anh.

  • Văn học huyền ảo ra đời mang lại một thành tựu của phương pháp sáng tác. Một bước chuyển tiếp sau hàng thế kỉ từ cổ điển, lãng mạn, rồi hiện thực.

  • (Đọc lại "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa)Tôi đã viết vài dòng góp ý chân tình sau khi đọc lướt cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa. Nếu Khoa thực sự hiểu được vấn đề cũng như dư luận đánh giá đúng cuốn sách thì tôi không đọc lại và cũng không viết nữa làm gì.

  • Nếu ai đã được say, đã được bay cùng vầng trăng trong thơ Lý Bạch, thì sẽ không khỏi chạnh lòng khi đọc những vần thơ trăng của Đặng Huy Trứ. Đặng Huy Trứ có yêu trăng không ?Rất yêu. Yêu rất nhiều...

  • Phùng Quán ơi ! Bây giờ trước cái chòi ngóng sóng ở mé Hồ Tây nhà anh, quán nhậu mọc lên nghi ngút, che khuất những bầy sâm cầm đương hạ cánh xuống hoàng hôn. Cái nhìn của anh cũng đói, nhưng ở thế giới bên kia anh đâu có ngán :"Trong trăm nghìn nỗi đói/tôi nếm trải cả rồi/tôi chỉ kinh khiếp nhất/ là nỗi đói tình người

  • Những câu thơ này ở trong bài Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi. Lịch sử đất nước, qua con mắt thơ Lưu Quang Vũ, bao trùm là gió và tình yêu. Cũng có thể mượn câu này để nói về đời và thơ của chính anh. Điều anh ước đã làm những trang thơ anh có rất nhiều gió.

  • Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KXO6 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm. Văn hóa chính trị truyền thống Việt là một đề tài quan trọng của công trình.

  • NGUYỄN THỤY KHA(Đọc “Gửi VB” thơ của Phan Thị Vàng Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2006)Có một thời, người ta giấu kín nỗi cô đơn như một khuyết tật của mình để được hoà nhập vào đám đông ồn ào, hơn hớn lên đường, để được hy sinh và dâng hiến vô danh. Nhưng đã là khuyết tật thì có giấu mãi cũng đến lúc phải lộ ra, nữa là nỗi cô đơn không thể thiếu ở mỗi kiếp người. Mãi đến thời thanh bình, nỗi cô đơn của thân phận dần dà mới được nói ra.

  • Hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng nguyên ủy viên thường vụ Hội LH.VHNT TT.Huế, nguyên chủ tịch Hội Mỹ thuật TT.Huế, nguyên giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế v.v... đã từ trần ngày 26 tháng 10 năm 2006, hưởng thọ 75 tuổi.Thương tiếc người hoạ sỹ tài danh xứ Huế, Sông Hương xin đăng bài viết của nhà thơ Võ Quê và xin được coi đây như một nén hương tưởng niệm

  • Ai cũng biết, anh là tác giả của các tập thơ và trường ca Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím...với những thao thiết của dã quỳ vàng, của thông xanh, xoan tím, phượng hồng, những gió và nắng, những bùn lầy và cát bụi, những cần rượu và cồng chiêng