HÀ KHÁNH LINH
Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.
135 trang sách với hai mươi truyện ngắn (Nxb. Hội Nhà văn, 2012), Kim Quý đã tỏ ra chững chạc và có tay nghề. Truyện của Kim Quý đề cập nhiều lãnh vực của cuộc sống xã hội đương đại và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, đặc biệt là mảng đề tài nghệ thuật sân khấu. Những trang văn đầy ắp tình đời, tình người, ngồn ngộn những sự kiện và nhân vật sân khấu với cuộc đời được Kim Quý khắc họa tỉa gọt rất khéo léo, rất sinh động, rất chân thật và đầy biểu cảm. “Nếu biết trước nghề diễn viên sân khấu cực khổ thế này thì tớ đã chọn nghề khác như họa sĩ, viết văn chẳng hạn. Một mình một bút, ngày mai chết, hôm nay vẫn viết được. Càng già viết càng hay, đâu như mình mới ba mươi lăm tuổi đã phải giải nghệ. Cha ông nói: Thầy già, con hát trẻ, không sai” (T.11). Lời của nhân vật nói lên tâm trạng của những “con hát” phải rời sân khấu ở tuổi mà tài năng vừa chạm đến đỉnh cao, sắc đẹp cũng vừa độ chín - người nghệ sĩ tự tin khẳng định vị trí của mình trong xã hội, giữa cuộc đời, trong lòng khán thính giả. Tất nhiên cũng có một số nghệ sĩ có điều kiện tiếp tục sự nghiệp của mình cho đến phút cuối của cuộc đời. Số đông nghệ sĩ khi rời sân khấu cảm thấy hụt hẫng và bị dòng đời cuốn đi, theo nhiều ngã rẽ, nhiều khúc ngoặt khác nhau, họ luôn mang theo ký ức về những vai diễn của mình, vì “mỗi vai diễn mới là một sự khám phá tận cùng nỗi đau và hạnh phúc của nhân vật” (T.16). Những con người đã trót lỡ mang lấy nghiệp - coi sân khấu như thánh đường. Họ chỉ có một cuộc đời, nhưng họ đã hóa thân sống rất nhiều cuộc đời với muôn vàn số phận khác nhau. Họ khóc cười, yêu ghét, hờn giận, cay đắng, tủi hờn, đau khổ và hạnh phúc… “Sân khấu là máu thịt, là đời sống tâm linh, là thánh đường của chúng tôi - những tu sĩ chuyên tâm không lấm bụi trần” (T.113). Tuy vậy, “những tu sĩ không lấm bụi trần” nầy khi còn ở “thánh đường sân khấu” cũng gặp rất nhiều khó khăn, mà nếu nội lực không đủ thâm hậu thì rất khó thắng vượt! Một trong những khó khăn đó nhiều khi chỉ là sự hâm mộ thái quá từ phía khán thính giả. Những nhân vật nữ trong truyện là những nghệ sĩ tài hoa xinh đẹp hầu hết đều gặp phải vấn nạn - những người nam hâm mộ rồi đem lòng yêu, yêu điên cuồng, yêu quay quắt. Vấn đề càng gay gắt hơn khi những nữ diễn viên nầy đã xây dựng gia đình. Gay gắt hơn một cấp độ nữa khi người hâm mộ, người yêu điên cuồng, yêu quay ắt kia là bạn diễn! “Cho em được ôm chị một lần trong đời thực chị nhé (…). Đêm ấy tôi không ngủ, một thứ tình cảm gần như là tình yêu đang trỗi dậy trong trái tim non nớt của Đức và lòng tôi cũng thấy xốn xang (…). Những tình cảm tinh khiết được chắt lọc trong cuộc đời chúng tôi dành hết cho vai diễn” (T.113). Và cuối cùng là bi kịch của đời nghệ sĩ - có lẽ lớn hơn cả những bi kịch trong các vở diễn cộng lại - là khi khán giả thờ thơ với sân khấu! Những vở diễn mang tính nghệ thuật cao, đầy chất thi ca đành phải xếp lại! Vì miếng cơm manh áo nên một số nghệ sĩ đã tự biến mình thành những người thợ diễn gây cười, gây khóc, rẻ rúng, gượng gạo và dung tục!...
“Trái tim tôi quằn quại. Lòng tin bị phản bội, thánh đường tôi tôn thờ không còn nữa. Tôi mất phương hướng, tôi gục ngã…” (T.118).
Một đề tài nữa, tuy không mới nhưng chưa bao giờ cũ - bởi vì chưa bao giờ khai thác hết ngọn nguồn, đó là LÒNG MẸ. Từ trong kháng chiến cứu nước cho đến những ngày hòa bình xây dựng đất nước, người mẹ Việt Nam suốt một đời thức khuya dậy sớm tần tảo chắt chiu dành dụm, lặng lẽ chịu đựng muôn vàn gian khổ hy sinh nuôi con khôn lớn, nhưng thời nay thói bất hiếu không còn là một bộ phận cá biệt; những chàng trai cô gái ích kỷ chưa bao giờ nghĩ cho mẹ một lần! Vậy nên nước mắt mẹ đêm đêm vẫn chan ướt mặt - “Sống cùng nhau nhưng càng ngày ta càng cảm thấy mình thừa thãi, xa lạ trong chính ngôi nhà của mình (…). Làm sao quên nơi ta đặt cược cả cuộc đời với bao niềm tin, tình yêu, hy vọng…” (T.85). Thói vô cảm tàn nhẫn đối với đấng sinh thành có lúc còn dấn thêm một bước nữa là tước đoạt cả điều kiện sống tối thiểu cuối cùng của mẹ! “Bà sống trong thiếu thốn, bệnh tật với trái tim tan nát. Con trai bà không còn biết xấu hổ, không còn biết yêu thương” (Nỗi đau người mẹ - T.90). Tuy nhiên còn đâu đó trong tận cùng sâu thẳm của trái tim nhân loại sự biết xấu hổ, biết ân hận, dù đã muộn. “Mẹ ơi đừng tha thứ cho con. Con không xứng đáng, không xứng đáng! (…). Ta không còn mẹ, không còn mẹ nữa! Chẳng có nỗi đau nào lớn hơn!...” (T.124).
Những thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, khán giả đã quen thân với một Kim Quý tài hoa xinh đẹp trên sân khấu kịch nói, giờ đây độc giả gặp một Kim Quý - nhà văn trẻ đang hăm hở vào nghề với bút lực dồi dào và nghiêm cẩn. Thành công của nghệ sĩ Kim Quý trước đây trong nghệ thuật biểu diễn cũng như trên lãnh vực sáng tác hiện nay, không thể không nhắc đến đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Xuân Đàm - người bạn đời mà Kim Quý luôn coi là người anh cả, người con út được cưng chiều nhất, người tình trong mộng, và là người thầy.
H.K.L
(SDB12/03-14)
Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.
(Đọc tập thơ “Thế giới và tôi” của Ngô Tự Lập)Tôi kém Ngô Tự Lập hơn chục tuổi nhưng không “trẻ” hơn anh. Tuổi trẻ làm ta cao ngất lên, tuổi già đôi khi cũng vậy. Nhưng cao ngất lên ta thấy gì nào?
“Tết không vào nhà tôi”(*)nghĩa là tết không vào nhà Phùng QuánCâu thơ tâm trạngVấn nạn một đời
Nhà thơ Phùng Quán trọn cuộc đời (1932 - 1995) là một chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn xông xáo và nhiệt huyết.
Đầu những năm 61, Phùng Quán về lao động tại nông trường Thắng Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Quán ở đội 6 khai hoang, tôi ở đội canh nông Ngọc Ách từ trước.
Chỉ trong vòng 63 năm từ 1930 đến 1993, văn học Mỹ đã vinh dự nhận được 11 giải Nobel. Đây là một thành tựu vượt bậc đáng tự hào mà không phải bất cứ một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đóng góp vào ánh hào quang ấy có John Steinbeck - nhà văn lớn của văn học hiện thực Mỹ.
(Đọc “Thơ Trần Quốc Thực” – Nxb HNV 2007)Giữa rất nhiều giọng thơ khoa trương, khoe mẽ hôm nay, Trần Quốc Thực là một giọng thơ lặng lẽ đầy bản sắc. Sự ngại giao tiếp, sự âm thầm dâng hiến cho thơ của Trần Quốc Thực đã khiến cho nhiều người không biết đến thơ anh.
Văn học huyền ảo ra đời mang lại một thành tựu của phương pháp sáng tác. Một bước chuyển tiếp sau hàng thế kỉ từ cổ điển, lãng mạn, rồi hiện thực.
(Đọc lại "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa)Tôi đã viết vài dòng góp ý chân tình sau khi đọc lướt cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa. Nếu Khoa thực sự hiểu được vấn đề cũng như dư luận đánh giá đúng cuốn sách thì tôi không đọc lại và cũng không viết nữa làm gì.
Nếu ai đã được say, đã được bay cùng vầng trăng trong thơ Lý Bạch, thì sẽ không khỏi chạnh lòng khi đọc những vần thơ trăng của Đặng Huy Trứ. Đặng Huy Trứ có yêu trăng không ?Rất yêu. Yêu rất nhiều...
Phùng Quán ơi ! Bây giờ trước cái chòi ngóng sóng ở mé Hồ Tây nhà anh, quán nhậu mọc lên nghi ngút, che khuất những bầy sâm cầm đương hạ cánh xuống hoàng hôn. Cái nhìn của anh cũng đói, nhưng ở thế giới bên kia anh đâu có ngán :"Trong trăm nghìn nỗi đói/tôi nếm trải cả rồi/tôi chỉ kinh khiếp nhất/ là nỗi đói tình người
Những câu thơ này ở trong bài Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi. Lịch sử đất nước, qua con mắt thơ Lưu Quang Vũ, bao trùm là gió và tình yêu. Cũng có thể mượn câu này để nói về đời và thơ của chính anh. Điều anh ước đã làm những trang thơ anh có rất nhiều gió.
Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KXO6 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm. Văn hóa chính trị truyền thống Việt là một đề tài quan trọng của công trình.
NGUYỄN THỤY KHA(Đọc “Gửi VB” thơ của Phan Thị Vàng Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2006)Có một thời, người ta giấu kín nỗi cô đơn như một khuyết tật của mình để được hoà nhập vào đám đông ồn ào, hơn hớn lên đường, để được hy sinh và dâng hiến vô danh. Nhưng đã là khuyết tật thì có giấu mãi cũng đến lúc phải lộ ra, nữa là nỗi cô đơn không thể thiếu ở mỗi kiếp người. Mãi đến thời thanh bình, nỗi cô đơn của thân phận dần dà mới được nói ra.
Hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng nguyên ủy viên thường vụ Hội LH.VHNT TT.Huế, nguyên chủ tịch Hội Mỹ thuật TT.Huế, nguyên giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế v.v... đã từ trần ngày 26 tháng 10 năm 2006, hưởng thọ 75 tuổi.Thương tiếc người hoạ sỹ tài danh xứ Huế, Sông Hương xin đăng bài viết của nhà thơ Võ Quê và xin được coi đây như một nén hương tưởng niệm
Ai cũng biết, anh là tác giả của các tập thơ và trường ca Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím...với những thao thiết của dã quỳ vàng, của thông xanh, xoan tím, phượng hồng, những gió và nắng, những bùn lầy và cát bụi, những cần rượu và cồng chiêng