Ngày cuối cùng của những chiếc áo đồng phục màu trắng

14:50 23/09/2011
HOÀNG NHI “Chẳng có chút kinh nghiệm nào trước cõi vô tận không dò được của tâm hồn. Chỉ có sự kinh ngạc trước sự bấp bênh về cái tôi và bản sắc của nó.”                                                 (Milan Kundera)

Minh họa: NHÍM

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Không cần xe hơi. Không cần biệt thự. Ghét bỏ chỉ số IQ. Cần nhiều não của một thằng điên.

Nhưng đố mà mua được não của một thằng điên. Thằng điên, mặc dù nó nghèo nhưng nó chẳng đời nào chịu bán bất cứ thứ gì mà nó có. Nó luôn gom góp, tích nhặt. Khả năng tiết kiệm của nó thật cừ. Nó thường đi xin nhưng chẳng bao giờ nó làm kẻ ngu cho những người mua bán. Nó biết rõ cái trò mua bán ấy chả đem lại lợi lộc gì cho mình. Chính vì thế mà những thứ hắn có bao giờ cũng vật chất. Tiền ư? Với hắn không nhiều lắm ý nghĩa. Hắn có thể cho đứa con nít bất kì khi tâm trạng hắn hưng phấn. Hắn đi bộ cả chục cây số nhưng chân hắn chả bao giờ thấy mệt. Miệng hắn luôn cười, cười một cách vô tư và sảng khoái trong bộ áo quần rách rưới. Mọi người, đồng loại của hắn, chửi hắn là điên, hắn vẫn mặc kệ. Hắn không bao giờ đáp lại. Nhưng thử có tụi con nít hay đứa con nít nào chửi hắn, hắn sẽ đứng lại và hơn thua với nó một hồi rồi mới thôi. Một ngày của thằng điên luôn kết thúc bằng giấc ngủ thật say, thật sâu. Ngủ chẳng màng chi trời đất. Ngủ trong trạng thái và tâm thế chẳng cần biết hắn là ai, chẳng cần biết hắn đang ngủ trong một ngôi nhà vách ọp èo. Quan trọng gì nhà lầu, nhà vách, miễn sao ngủ ngon là được.

Giọng nói lại im bặt. Mà lạ, im nãy giờ chứ có phải bây giờ mới im đâu. Cánh cửa đóng sập thật mạnh bằng tất cả sự nóng giận của người mặc áo Blu trắng. Một nụ cười đắc thắng nở trên đôi môi cong dày. Một tiếng quát dội lại từ phía hành lang:

- Chuyển 2010 sang phòng điều trị đặc biệt.

Haha, phòng điều trị đặc biệt, thế là sẽ được nằm ở đó một mình, sướng thật.

*

Tôi ngưỡng mộ ông ta. Mỗi lần nhìn thấy ông ta lướt ngang trong chiếc xe hơi sang trọng, mắt tôi như sáng hẳn lên. Đầu óc tôi như có một luồng điện đang giật mạnh. Tôi cảm thấy tỉnh hẳn. Tôi hét lên: “Tôi muốn có một chiếc xe hơi”. Nhưng không. Khổ nỗi, ông ta thì biết lái, còn tôi thì không. Biệt thự của ông ta rất đẹp. Tôi ước mình có thể ngủ trong đó. Và tôi đã tìm được cơ hội để lẻn vào đó. Đó là một ngôi nhà sơn trét thật hoàn mĩ, cầu thang làm bằng gỗ. Bộ sofa màu mỡ gà dày dặn, chắc nịch. Không gian bếp sang trọng. Trong khả năng cho phép tôi chỉ diễn đạt được ngần ấy. Còn sau đó vì sao tôi bị đưa vào đây, tôi cũng không biết. Ban đầu tôi thấy nghi ngại, nhưng bây giờ tôi thấy thật thoải mái. Ở đây tôi có thể ngủ lúc nào tôi muốn, không phải lo đi xin miếng ăn. Giường ngủ thì sạch sẽ. Xin hãy cho tôi ở lại đây lâu một chút.

Đôi mắt trong sáng của người mặc áo Blu trắng bỗng chốc trở nên đục vầu. Chiếc ghế xoay bị đẩy một cách giận dữ. Một tiếng thét trên cả mức ra lệnh thô thiển nhất:

- Đưa 0000 vào phòng điều trị đặc biệt.

- Nhưng ở đó vừa mới chuyển 2010 vào rồi. Mỗi phòng chỉ được dành cho một bệnh nhân, thưa bác sĩ.

- Thêm một giường vào đó, ngu ngốc!


*

Thằng điên lại ngủ. Một giấc ngủ dễ thương như đứa trẻ thơ vừa no sữa. Không một tiếng ngáy. Thế mà lâu nay cứ tưởng những thằng điên thường ngáy rất to vì cuộc đời của hắn, con người của hắn chẳng có gì để mà giấu giếm. Ý thức giấu giếm và giữ bí mật đối với hắn là một khái niệm thật xa xỉ. Thằng thâm là kẻ giữ bí mật giỏi nhất. Còn đàn bà là kẻ lật lọng bí mật cừ nhất, cừ hơn cả một tay đô vật. Nụ cười bí hiểm của một người đàn bà đẹp có sức công phá còn mạnh hơn cả sức hủy diệt của bom nguyên tử. Bệnh viện này màu trắng nhưng ai biết được bên trong lớp sơn ấy là những viên gạch màu đỏ và đầy rẫy vết tích ximăng. Xe hơi không mất, biệt thự không mất nhưng sự thanh thản đã bị đánh cắp hoàn toàn. Những tưởng đến thế giới đầy rẫy màu trắng này tâm hồn sẽ được nghỉ ngơi, hóa ra cũng lại bị làm phiền theo nhiều cách. Đôi mắt đầy tò mò và chăm chú của người mặc áo Blu trắng trông mới buồn cười làm sao. Ngớ ngẩn!

*

Lẽ nào con người này không còn thiết gì nữa ư? Sự im lặng thật đáng sợ.

Cánh cửa đóng rầm. Chiếc áo Blu trắng đi theo không vương lại chút dấu vết.

*

Những tiếng ồn bắt đầu nổi lên. Có phải do mình gây ra không nhỉ. Chiếc tivi to quá. Mình nằm mơ cũng không dám nghĩ đến sẽ được xem một chiếc tivi to thế này. Thế mà lúc này đây mình đang tự tay điều chỉnh nó. Chà, một người đàn bà thật đẹp. Đôi mắt? Phải miêu tả thế nào nhỉ? Rất sắc. Đúng rồi, rất sắc! Đôi môi? Thật tuyệt! Dáng hình? Quá chuẩn! Gã đàn ông nào sở hữu được bà ta chẳng khác nào lên thiên đàng. Chà! Chà! Gớm, sao đôi mắt của thằng cha nằm ở giường bên cạnh nhìn thật hằn học. Hắn đang nhìn ở đâu thế nhỉ? Không lẽ là người đàn bà trên tivi?

Cửa phòng mở nhẹ. Người mặc áo Blu trắng lặng lẽ đi vào. Sau đó. Im lặng. Người mặc áo Blu trắng đi ra. Những bước chân rời rạc. Dường như có một nỗi  thất vọng trĩu nặng.

- Cho 0000 xuất viện, đưa 2010 về phòng bệnh cũ, khóa phòng điều trị đặc biệt, đổi toàn bộ đồng phục bệnh viện sang màu đỏ.

Chiếc áo Blu lặng lẽ di chuyển theo thân hình to lớn.

*

Những lời vừa rồi là của mình nói thật sao? Thí nghiệm “sự thỏa mãn tuyệt đối” đã tan biến.

Không một ý tưởng nào được thoát thai trong một mớ bòng bong đang lẫn lộn. Chỉ số IQ chỉ là một phiến dụ để tự lừa gạt. Hãy nhìn những thằng điên xem, ý tưởng của hắn thật tồi. Nhưng sự tồi ấy là do ai phán xét nào? Hắn ta hay những kẻ xung quanh hắn? Dĩ nhiên là những kẻ xung quanh hắn. Những thằng điên bao giờ hắn cũng cho ý tưởng của hắn là tuyệt, là thông minh, là sáng suốt. Chỉ số IQ ư? Vớ vẩn! Vớ vẩn đến độ có thể quăng ngay vào sọt rác. Thứ cần thiết là sinh tồn. Sinh tồn trên cả hai phương diện: sinh học và bản ngã được thừa nhận.

Thất bại.

Ngày cuối cùng của những chiếc áo đồng phục màu trắng.

H.N
(271/09-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG1. Từ Huệ nằm thiêm thiếp bên cạnh án thư. Tóc râu chàng bạc trắng. Đêm qua, ngoài trời mưa gió to quá. Chàng không làm sao ngủ được. Từ Huệ sợ mưa, sợ phải nghe thấy những âm thanh cuồng nộ của trời đất. Điệu luân vũ ấy là nỗi ám ảnh khi chàng còn là một anh khóa vô danh.

  • PHAN TUẤN ANHLớp Lý trong một chiều nhốn nháo. Vài đứa con gái ngồi sụt sùi cho nhân vật nữ trong phim trên ti vi chết sớm và nguyền rủa đạo diễn như một tay giết người. Những đứa con trai thì tiếc rẻ cho một vài pha bóng hụt tối qua, để lại hậu quả là mất hẳn một "tháng lương" mà nhẽ ra đã có thể lĩnh sáng nay tại... chủ quán.

  • NGUYỄN VIỆT HOÀLGT: Khi ánh sáng phản chiếu từ mặt trái đồng tiền ùa vào cánh cửa làng mở rộng, “sức nóng” của nó gần như thiêu rụi mọi nền tảng đạo đức một bộ phận không nhỏ đám thượng lưu gồm cả quan viên hương lý. Căn bệnh mà tác giả Nguyễn Việt Hoà mổ xẻ trong truyện ngắn dưới đây, dẫu chưa cao tay để diệt bằng hết những vi-rút-làng, song việc ngăn chặn một đại dịch bắt đầu là có thể...S.H

  • TRẦN HẠ THÁP1/ Người đàn ông đang huơ rìu. Liên tục những bi củi tươi bị xé phanh, toang toác. Gió lạnh một buổi tàn đông, sắp Tết nhưng trên khuôn ngực mồ hôi loang lổ như mưa. Xóm lò heo. Buổi sáng chưa mở mắt đã hỗn độn, mù trời hơi nước. Cái thế giới được khoanh vùng bằng tiếng kêu bi thiết các con vật thảm tử. Mùi phân chuồng phát tán, nghẹt thở. Tiếng người lê la trả giá, mặc cả. Tiếng cười rộ lên đắc ý trộn lẫn tiếng chửi thề tục tằn đe doạ. Đâu đó, mơ hồ giọng trẻ con khóc và tiếng ru hò ngái ngủ xa xôi…

  • NGUYỄN NGỌC LỢITôi diện bộ "téc gan" quân nhu, dắt súng vào người, dặn dò cậu lái xe rồi hoà vào dòng người đi ra sân bay. Được giao nhiệm vụ về nước sắm hàng, gặp một sự kiện quan trọng, tôi không muốn bỏ lỡ dịp được chứng kiến. Thị xã Lộc Ninh năm 1973 đã trở thành thủ đô của chính phủ cách mạng.

  • THÁI BÁ TÂN…Con chim hung dữ màu đen là trọng tâm của bức tranh, được ông giành hết tâm sức miêu tả rất sống động. Trong tranh, nó đang bám chân vào ngực Prômêtê, xoè hai cánh giữ thăng bằng, chiếc mỏ khoặm ngậm một miếng tim vừa moi từ lồng ngực khổng lồ của chàng…

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNMọi người đến Huế với những lí do khác nhau. Riêng các văn nghệ sĩ thì thường đến để tìm cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên ý tưởng của mỗi người thì mỗi khác, chẳng ai giống ai. Họa sĩ Vĩnh Trung và nghệ sĩ Hải Lý là một trong những trường hợp như vậy.

  • XUÂN ĐÀIChuyện thằng Thanh con cô Ngoan ở làng Đông cuối tháng này tổ chức đám cưới với con Thuý con cô Lâm ở làng Nổi, dân xã Vĩnh Sơn ai cũng tỏ tường. Cái đận cô Lâm có chửa, điều tiếng khắp làng, người ta đoán già đoán non về cha của đứa bé. Đoán vụng đoán trộm, thì thầm nhỏ to sau lưng, chứ thấy bóng cô đi ngang qua là họ im bặt. Nó mà nghe được nó tế cho! Nó vén mồm, vén váy, réo tên cúng cơm ba đời nhà mình ra mà chửi.

  • PHẠM THỊ XUÂNChị Xoan trở mình nhè nhẹ, sợ làm đứa cháu giật mình thức giấc. Chị quay mặt  vào tường như cố tránh cái ánh sáng xanh dịu phát ra từ ngọn đèn ngủ. Chị nhắm kín mắt nhưng vẫn không sao ngủ được. Đầu óc chị rối bời bao ý nghĩ. Có một cái gì day dứt, một cái gì tiếc nuối, một cái gì hẫng hụt vừa đi vào cuộc đời chị. Chị bỗng thấy lòng mình trống trải đến vô vị...

  • PHẠM THỊ XUÂNLGT: Ấn tượng của một nữ tác giả mới lần đầu tiên gửi tác phẩm đến cho TCSH thật khá đậm đà. Ấy là Phạm Thị Xuân, một phụ nữ ở độ tuổi đã qua thời thanh xuân, đang công tác tại một đơn vị y tế huyện Quảng Điền.

  • QUÝ THỂCó ai đến nhà chơi, bà cụ Tuần chỉ mép tấm phản gỗ mời ngồi, bà nói:- Giang sơn của "bầy choa" (chúng tôi) chỉ có chừng ni. Không ghế bàn, xa lông, sập gụ tủ chè chi cả, chịu khó ngồi đỡ, ông bà mô áo quần trắng trẻo sạch sẽ sợ dơ, thì ngồi lên đây. Bà cụ xoè cái quạt giấy cũ đã rách, lộ ra mấy cái nan tre lót cho khách ngồi. Nhưng không ai nỡ ngồi lên cái quạt giấy của cụ.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO...Sáng hôm ấy bà con xóm đạo đi lễ rất đông. Người ta nhìn thấy một vệt sao băng vào lúc trời tảng sáng. Họ cho rằng Chúa thấu hiểu được nỗi đau đang dày xéo trên thân thể Xoan. Nhưng cũng chính vì thế mà bố cô lại quay về làm chính con người liêm khiết hồi xưa. Thiên đường cũng có những con đường riêng để người ta sám hối.

  • XUÂN ĐÀI 1. Mỗi lần từ quê trở về Sài Gòn, sống bên chồng và hai đứa con, tôi không nguôi nhớ đến chị. Năm nay chị đã ngoài bốn mươi, không chồng, không con, lủi thủi ra vào trong ngôi nhà một gian hai chái. Ngôi nhà vừa được xây dựng cách đây gần ba năm bằng số tiền chị tằn tiện, chắt bóp mười mấy năm và tiền vợ chồng tôi phụ giúp chút đỉnh. Vài ba năm, vợ chồng con cái chúng tôi mới về thăm chị một lần. Chị mừng, chị vui, trò chuyện với các cháu suốt ngày. Chị quấn quýt lũ trẻ, lũ trẻ cũng quấn quýt chị.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGNgày trăng tròn lẻ. Tháng Trung Thu năm Đại Bảo thứ 3.Người hai lưỡi bảo là ngày Sao Thổ phạm vào Thái Âm.Người ngắn lưỡi nói Sao Chổi mọc ở phương Tây.Người dài lưỡi bảo có tinh vượn đen ăn mặt trời, ngày Nhật thực, nếu không yểm kỹ sông Nhị đang nảy vàng ròng sẽ ngừng.Động đất.

  • VIỆT HÙNGTrước đây, anh là người lừng danh, một tay "cua - rơ khét tiếng" trên xa lộ. Đã một thời anh chỉ biết chiến thắng. Người ta từng mệnh danh, anh là người sinh ra để đua xe đạp, anh không hề có đối thủ. Anh xem thường sự chiến thắng của mình, cho nó là điều hiển nhiên. Anh coi ánh hào quang của vòng nguyệt quế chỉ có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của mình mà thôi. Bởi, không có nó, anh vẫn là một thần tượng chẳng gì "khuất phục nổi".

  • NGUYỄN THÁNH NGÃĐêm nay trăng nhão, không biết là đêm trăng gì. Ở xa nhìn về đồi Kà Mạ vẫn một khối đen sì. Nếu có ai nhướn mắt nhìn thật kỹ sẽ thấy cái khối đen sì ấy nhô lên như một cái đầu người đôi mắt lấp láy đom đóm. Thỉnh thoảng gió hất cái đầu tóc rối bù xù bay về phía ruộng. Tiếng chim cú kêu mỗi lúc một thê lương, ớn lạnh từng đốt xương sống...

  • THÁI BÁ TÂNTháng trước, ở phường B. thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, nơi tôi về nghỉ hưu mấy năm nay, đã xẩy ra một vụ trọng án có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, có thể nói bí ẩn không sao giải thích nổi, đến mức cuối cùng người ta quay sang cho rằng nhất định phải có yếu tố thần linh ma quỷ trong vụ này.

  • PHẠM THỊ ANH NGA                  Truyện ngắn...trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được...

  • PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"

  • KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.