Ngày bận rộn viết nhanh

15:13 17/12/2019

Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.

Rồi nhiều câu tiếp theo trong tập thơ: Một mình rong ruổi không gần không xa (“Chủ nhật rỗng”); Vượt con đường vạn dặm/ Có khi nhanh hơn đi chúc Tết một vòng làng (“Đọc lại bài thơ cũ”); Những gì đã qua vẫn khao khát ban đầu/ Suốt hành trình kiếm tìm có lúc nào vô vọng (“Có phải lúc nào...”); Gót mòn những cuộc thiên di (“Chiều quê”)… Tác giả đã bổ sung thi ảnh nhuốm xúc cảm riêng vào biểu tượng đi (dạng động) và biểu tượng con đường (dạng tĩnh) vốn đã được mặc định trong văn hóa-nghệ thuật.

Số lần nói đến con đường nhiều hơn nói đến đi bởi đi thường là cụ thể, còn đường lại có thuận lợi khi nghiêng về khái quát, trừu tượng, nó được đề cập nhiều hơn, cả khi không nói đến đi mà con đường vẫn cứ đi qua.

Đã đi trên đường ắt phải đến một nơi nào đó. Thơ Nguyễn Trọng Hoàn là thơ về các địa danh. Như không thể dứt ra được, anh say mê đi trên đường và nơi đến luôn luôn đón đợi khiến lữ khách được nhiều đắm chìm, khắc khoải. Xưa, anh tô vẽ địa danh. Nay, anh ngẫm ngợi. Địa danh hơn 60 bài (cả ở nước ngoài) được tác giả gửi gắm tin yêu và thương nhớ.

Như vậy, cảm hứng thi ca về đi, con đường và địa danh đã bao trùm tập thơ của Nguyễn Trọng Hoàn. Vì gót mòn những cuộc thiên di tại một hoàn cảnh mới của xã hội, địa danh thơ của Nguyễn Trọng Hoàn hôm nay không còn đứng yên, mà đã chuyển động. Ý nghĩa về đích đến không khép lại mà mở ra.

Chỉ có một bài ghi chú thời điểm sáng tác (Potsdam, 15-9-2018). Có thể coi tập thơ mới viết từ... hiện tại? Đây chẳng khác gì một tập nhật ký thơ không ghi rõ tháng ngày. Được biết, khi biên tập viên đang dàn trang, anh còn bổ sung file mấy lần, hẳn là có bài mới. Anh viết và viết giữa bộn rộn công việc không liên quan gì đến thơ. Công việc của người làm giáo dục, lại ở cấp vĩ mô, vi vút trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên, hầu như anh chỉ có thơ khi đi đường và khi đến nơi cần đến.

Anh viết nhanh về những điều đã sống chậm, kịp chín khi trải nghiệm qua các cuộc đi. Đã nhanh thì đâu có cơ hội sa vào cảm xúc kiểu thời thượng, thôi thì cứ để cho trái ngược nhẹ nhàng, đau khổ thoáng qua. Không ghi ngày tháng năm sáng tác là cố ý, rằng xin độc giả đừng bận tâm, địa danh ở nhiều trường hợp không hẳn hoàn toàn có giá trị tự thân mà còn là nơi tác giả neo níu để gửi vào đó suy nghiệm của mình, mong độc giả hãy tiếp tục cùng anh đi nữa, đến nữa... Độc giả đi ra khỏi bài thơ có thể chậm (mong được thế) nhưng đến thì mau chóng. Là thế, Nguyễn Trọng Hoàn liên miên thơ trên những chặng đường.

Tập thơ là một chặng thơ đi và đến, điều quyến rũ là sự đón đợi và nhớ lại, còn cái hiện tại khoảnh khắc của cư trú lại trôi qua ngay đối với người khao khát lên đường thay mây đổi gió.

Bài “Xuất phát” không đặt trên đầu mà đặt ở cuối tập, thấy có vẻ lộn ngược theo nghĩa cơ học, mà hóa ra lại xuôi. Bởi, khép lại tập thơ ư, yên tâm, khép để mở. Lại tiếp tục xuất phát. Những miền đất đang giục giã anh.

Kể từ “Sắc cỏ tình yêu” (1990) đến nay, “Phút rành rang sống chậm” là tập thơ thứ 12 của Nguyễn Trọng Hoàn. Con số 12, thấp thoáng 12 bến nước, 12 con giáp, dường như cũng là một dấu mốc thú vị trong cuộc đời của anh. Cuộc đời một nhà thơ-nhà giáo.

Theo Phạm Đình Ân - QĐND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 26-12, chương trình giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM 5 năm lần II (2012 - 2017) đã diễn ra tại TPHCM, nhiều tác phẩm có giá trị đã được xướng tên, có điều, với việc được dán nhãn “sách không bán”, chưa biết tác phẩm sẽ đến với độc giả như thế nào?

  • Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.

  • Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.

  • Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.

  • Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.

  • Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.

  • Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.

  • Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. 

  • Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”. 

  • Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.

  • Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.

     

  • Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.

  • Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.

  • Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.

  • Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.

  • “Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.

  • “Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.

  • Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.

  • Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.

  • Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.