Ngâm thơ và đệm sáo cho thơ

15:44 20/01/2009
BẢO CƯỜNGLTS: Trên 40 năm ngâm thơ và đệm sáo cho thơ từ ra Bắc, từ trong nước ra nước ngoài, Bảo Cường hiện là một nghệ sỹ lão luyện trong nghề. Bài viết dưới đây, như chính tác giả nói: “Với lòng thiết tha mong mỏi bộ môn ngâm thơ và đệm sáo cho thơ ngày một phát triển, để mọi người và nhất là giới trẻ yêu thơ có cơ hội tìm hiểu đào sâu về hai bộ môn này.”

1. Nghệ thuật ngâm thơ
Về thơ tình, nếu muốn dễ làm ray rứt lòng người, đòi hỏi bài thơ phải hay, từ ngữ phải xúc cảm… người nghệ sĩ ngâm thơ mới dễ dàng hòa nhập hồn mình vào nội dung tác phẩm, từ đó việc sử dụng âm điệu khi diễn ngâm mới dễ dàng chuyển tải tác phẩm đến người nghe một cách trọn vẹn. Với những bài thơ mang tính chiến đấu hoặc có ý tưởng trừu tượng, triết lý… cần phải xử lý theo cách đọc diễn cảm. Ví như trong khoảng năm 1945 - 1955, những bài thơ Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Đôi mắt người Sơn Tây (Quang Dũng), Quê hương (Giang Nam), Hai sắc hoa Tigôn (TTKH), Ngậm ngùi (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)… đều hội đủ những yếu tố nghệ thuật phù hợp với diễn ngâm, nên được đa số quần chúng yêu thích. Và ngay những người không chuyên nghiệp cũng chuyền tay nhau để ngâm nga trong những đêm văn nghệ quần chúng hay sinh hoạt trong salon thơ. Khoảng những năm 1955 - 1975, ở miền xuất hiện quá nhiều những bài thơ ủy mị, đã kéo theo một cách diễn ngâm kéo dài lê thê, giọng điệu đều đều, không ít nghệ sĩ chuyên nghiệp vô tình qua tác phẩm đã tạo ra một trường phái ngâm thơ rên rỉ…

Để ngâm một bài thơ, theo tôi cần nắm bắt một số vấn đề như sau: Trước tiên phải đọc kỹ bài thơ, hiểu rõ thể loại; xuyên suốt nội dung, hình tượng bài thơ đề cập đến. Ngắt câu, phân đoạn cho phù hợp với cách xử lý làn điệu; chuẩn bị kịch tính giọng để đặc tả tình cảm theo câu ý cần thiết, sử dụng làn điệu hợp lý vào từng câu, từng đoạn v.v… Ngâm thơ là bộ môn nghệ thuật cao đòi hỏi người nghệ sĩ phải nắm bắt và biết cách xử lý các làn điệu một cách nhuần nhuyễn. Phải thường nghe các chương trình thơ và cần phải có một bề dày luyện tập, điều cốt lõi là phải đam mê, có chất giọng.

2. Nghệ thuật đệm sáo cho thơ
Nghệ thuật đệm sáo cho ngâm thơ cũng rất đa dạng, phong phú. Khi đệm sáo cho ngâm thơ cần phải có những yếu tố như nắm vững các làn điệu để thể hiện chính xác qua nhạc cụ, hiểu rõ các thể loại thơ để theo sát được người ngâm từng câu, từng đoạn. Đệm sáo cho ngâm thơ luôn đòi hỏi tính sáng tạo, chất ngẫu hứng, bay bổng… Thơ hay, giọng ngâm có hồn, tiếng sáo đệm cũng phải hòa nhập được vào, từ đó mới tạo được sự giao duyên giữa ngâm thơ và sáo đệm. Vì không đơn thuần chỉ đệm cho một dòng nhạc, người đệm sáo cũng phải hiểu thơ, phải có những rung cảm theo tác phẩm như người ngâm mới sáng tạo ra những âm hưởng hài hòa được. Ví dụ: Một nghệ sĩ đang ngâm tao đàn, sau đó chuyển qua sa mạc hoặc lẩy kiều… thì người đệm sáo phải hiểu: Tao đàn là thổi như thế nào? Sa mạc, bồng mạc, lẩy kiều thổi làm răng.v.v…để thổi theo người ngâm, và như vậy thì giữa giọng ngâm và đệm sáo sẽ hòa quyện vào nhau, đưa bài thơ lên đỉnh cao…

Ngâm thơ luôn phải có sáo đệm mới tạo được sự đầy đặn, trong đó không gian của ngâm thơ luôn được khởi đầu bằng tiếng sáo, và cũng tiếng sáo sẽ nuôi dưỡng, làm đầy không khí thơ… Rất tiếc, tôi nhận thấy ở một số điểm diễn những chương trình ngâm thơ, Ban tổ chức rất xem nhẹ phần nhạc đệm, họ sử dụng nhạc nền tranh, sáo… khá tắc trách. Chưa kể đến sự hài hòa, chỉ riêng phần tone, giọng… luôn là người ngâm một nẻo, đàn tranh sáo một nẻo. Có nơi sử dụng đàn organ, guitare hòa cùng tranh sáo để đệm cho ngâm thơ, tạo ra một không khí đầy tạp âm. Ở sân khấu ca nhạc, ca sĩ rất coi trọng ban nhạc, trong ngâm thơ cũng cần phải vậy. Nhạc nền chính là dòng sông, trên đó ca hay ngâm là con thuyền bồng bềnh lướt sóng. Đáng tiếc là nhạc viện không đào tạo bộ môn ngâm thơ và đệm sáo cho thơ này. Nhiều nhạc sĩ về sáo khi tốt nghiệp rất giỏi nhạc lý, lý thuyết hòa âm, độc tấu, ngâm thơ, đệm cho thơ, nhưng không nắm bắt được gì về nghệ thuật đệm sáo cho ngâm thơ, và khi được mời đệm cho thơ thì lúng túng. Những nghệ sĩ trong đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt cũng không ngoại lệ vì họ chưa được đào tạo về đệm cho thơ. Ngâm thơ vốn đa dạng, cũng có những làn điệu phức tạp như bộ môn ca Huế.

3. Trình diễn ngâm thơ Huế tại Tp. Hồ Chí Minh
Huế là vùng đất của thi ca. Lịch sử đã hun đúc bao biến thiên sông núi, một Cố đô trầm thống đã chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm và mất mát…
Nền ca nhạc dân tộc Thừa Thiên Huế phong phú qua những môn như nhạc cung đình, nhạc thính phòng, ru, ngâm, hò, vè. Trong đó riêng ngâm thơ là một bộ môn không thể thiếu trong bữa ăn văn hoá hàng ngày của mọi người dân xứ Huế. Ngâm thơ có một giá trị đặc biệt trong kho tàng âm nhạc và ca Huế.
Vì những ý nghĩa đặc thù nêu trên, người con xứ Huế nói chung và những người Huế sống xa quê nói riêng, ai ai trong lòng cũng mang một nỗi buồn xa xứ. Nó gậm nhấm và dễ chạnh lòng khi nghe một câu hò mái đẩy, một điệu nam ai, một lời ru của mẹ và một giọng ngâm thơ Huế êm đềm, sẽ làm họ thổn thức và sống lại những kỷ niệm của Huế một thời xa xưa…

Người con xứ Huế sống xa quê, rất nhiều người đã thành danh và đã để lại cho đời sau những tác phẩm văn hóa nghệ thuật cao, từ âm nhạc, thơ ca, hội hoạ… Họ là những nghệ sĩ làm sống lại nếp văn hóa Huế trên xứ người.
Nghệ thuật ngâm thơ Huế rất đa dạng, đòi hỏi người nghệ sĩ ngâm thơ phải có một bề dày tập luyện, một niềm đam mê và những hiểu biết tối thiểu về thi đàn, như làn điệu, thể loại, ngắt câu, phân đoạn… Đồng thời phải có sự sàng lọc, thẩm tra chuyên môn… Có như vậy nghệ thuật ngâm thơ Huế mới đi đến hoàn chỉnh.
Hiện tại những nghệ sĩ ngâm thơ và đệm nhạc cho thơ người Huế, sống ở Tp. Hồ Chí Minh rất ít ỏi. Ngoài những giọng ngâm Huế như Tô Kiều Ngân, Tôn Nữ Hỷ Khương, Hoàng Hương Trang, Hồng Vân, Vân Khánh, Bảo Cường, phần nhạc đệm có Thạch Cầm đàn tranh, Tô Kiều Ngân và Bảo Cường sáo trúc, không còn có mấy người.
Hy vọng bộ môn ngâm thơ truyền thống Huế mỗi ngày một đa dạng và phong phú hơn. Đồng thời, cũng mong mỏi và rất thiết tha có những giọng ngâm thơ mới, để cùng nhau hòa chung vào nhịp thở của thi đàn.
B.C

(nguồn: TCSH số 240 - 02 - 2009)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN PHƯƠNG TRÀĐầu năm 1961, hai mươi bốn sinh viên khóa 3 Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm học này, sinh viên khoa ngữ văn phải làm luận án. Mỗi chúng tôi được giao làm một bản khóa luận về một vấn đề văn học, một tác giả hay một trào lưu văn học trong hoặc ngoài nước. Tôi chọn viết về Thanh Hải, Giang Nam, hai nhà thơ quen thuộc của miền Nam hồi ấy.

  • NGUYỄN THỤY KHATôi bắt đầu những dòng này về Thanh khó khăn như chính thời gian dằng dặc Thanh đã đi và sống để tìm đến những thời điểm bấm máy "độc nhất vô nhị", nhưng "khoảnh khắc vàng" mà đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh không phải ai cũng có cơ may.

  • NGÔ MINHTrong đội ngũ các nhà thơ Việt hiện đại thế kỷ 20 đang sống ở Huế, có một nữ nhà thơ nổi tiếng thơ hay từ khi mới tuổi hai mươi, suốt mấy chục năm qua luôn được độc giả thơ cả nước ái mộ.

  • THANH THẢONgười dịch Marquez ấy chưa một lần gặp Marquez, dù anh đã từng sang tận xứ quê hương văn hào này.

  • SƠN TÙNGTôi đến sứ quán Việt Nam ở đợi vé máy bay về Bắc Kinh. Phu nhân đại biện lâm thời Tôn Quang Đẩu là bà Hải Ninh phụ trách lưu học sinh sinh viên Việt Nam tại Liên Xô, tôi là đại biểu sinh viên thuộc sự quản lý của bà khi lưu lại Mátxcơva. Cho nên được bà Hải Ninh giúp đỡ tôi như chị gái săn sóc em vậy.

  • VŨ HUẾGiải phóng đã tới năm 78, ba năm sau miền Nam nói chung và thành thị nói riêng, hàng hóa chẳng còn thứ gì “giá rẻ như bèo” (kể cả là nhà, đất). Huống gì tôi không phải hạng có tiền rủng rỉnh (ngoài lương), thành có muốn cái gì cũng khó.

  • PHONG LÊTết Dần năm 1998, vào tuổi 80, bác Kế yếu đi nhiều lắm. Sự thay đổi quá chóng khiến tôi bất ngờ.

  • HOÀNG MINH NHÂNNăm 1992, nhà thơ Lưu Trọng Lư cùng vợ là bà Tôn Lệ Minh vào Đà Nẵng thăm chơi, tôi có gặp. Lúc ấy tôi đang sưu tầm tư liệu về nhà thơ Phạm Hầu. Biết thời còn học ở Quốc Học Huế, nhà thơ Phạm Hầu rất ngưỡng mộ bà Minh, và đã làm nhiều bài thơ tình đặc sắc tặng bà.

  • TRẦN CÔNG TẤNCách nay vừa tròn 47 năm, Lê Minh Ngọc cùng chúng tôi ở chung đơn vị. Sau đó, tôi đi Mặt trận Lào. Minh Ngọc về làm hậu cần rồi đi Bắc Kinh học ngoại ngữ.

  • PHONG LÊTôi được một "cú phôn" mời dự cuộc gặp mặt của một nhóm anh em nhân ngày 20-11 và nhân 40 năm Ủy ban khoa học nhà nước.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMùa Hè năm 2007, từ Huế chúng tôi chuẩn bị ra thăm Hà Nội lần đầu. Trên ga Huế, chờ chuyến Tàu Đỏ xuyên Việt buổi chiều, nghe một người bạn chưa bao giờ gặp là anh Văn Thành nói trong điện thoại: “Cậu hên quá! Hà Nội đang nắng gắt bỗng dưng hôm qua lại có gió mùa Đông Bắc. Bây giờ Hà Nội như mùa Thu”.

  • NGUYỄN HÀO HẢII. Người tình thứ ba của họa sĩ lớn nhất thế kỷVừa qua ở Paris đã tổ chức cuộc triển lãm bán đấu giá toàn bộ bộ sưu tập Picasso của Dora Maar gây ra một sự huyên náo trong đời sống nghệ thuật ở thành phố họa lệ này sau những tháng ngày im lìm buồn tẻ do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu triền miên. Cuộc triển lãm này đã làm người ta nhớ lại người đàn bà thứ ba của hoạ sĩ lớn nhất thế kỷ.

  • Lập thân, lập nghiệp ở Pháp nhưng Tiến sĩ Thu Trang vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc. Hơn 10 năm nay bà dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu tiềm năng du lịch Việt Nam, viết sách về du lịch, tham gia giảng dạy ở nhiều lớp đào tạo cán bộ du lịch và ở khoa du lịch của một số trường đại học trong nước. Là một cộng tác viên thân thiết, tên tuổi bà đã thân thuộc với độc giả Tạp chí Sông Hương, thế nhưng ít người đọc được biết người trí thức Việt kiều yêu nước này từng là Hoa hậu Sài Gòn 1955.

  • VÕ MẠNH LẬPÔng Nguyễn Văn Thương xa quê hương làng Vân Thê, Hương Thủy TT.Huế từ hồi còn trẻ. Ông cũng như mọi con người khác, xa quê, thương cha nhớ mẹ. Xa quê là nhớ quê, đậm nét tình bờ dậu, gốc tre làng, hương hoa của đất phảng phất theo suốt chặng đường xa.

  • HOÀNG QUỐC HẢITình cờ và cũng là may mắn nữa, vào Sài Gòn lần này tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.

  • LTS: Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người cầm bút từ Trường Sơn về đã lao vào việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế và đã đạt được một số kết quả. Trong số những gì đã đạt được anh thú vị nhất là Chuyên đề Bác Hồ, thời niên thiếu ở núi Ngự sông Hương.

  • HOÀNG CẦMThư gửi người âm (nhớ thi sĩ Đặng Đình Hưng)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHCơn cuồng lũ đã chìm về thủy phủ hơn chục ngày rồi mà những nơi nó đi qua vẫn ngổn ngang, bơ phờ xác họa. Huế vốn là một thành phố sạch đẹp với sương khói mờ nhân ảnh, thế mà giờ đây lại phải thay vào đó bằng rác rưởi, bụi bặm. Khắp phố phường ai nấy đều khẩn trương thu dọn, xử lý nhưng sức người không thể làm kịp cái khối lượng khổng lồ hậu quả thiên tai để lại.

  • HOÀNG PHƯỚCTrận lũ lịch sử đầu tháng 11 vừa qua, Thừa Thiên Huế là tỉnh bị thiệt hại rất nặng cả về người và của cải. Anh em Văn nghệ sĩ may mắn không ai mất mạng, nhưng cũng đã có trên 300 người nhà bị ngập nước, bị sập, bị tốc mái... Một số lớn những kinh sách, thư tịch, sách cổ, tranh ảnh nghệ thuật, hoành phi đối liễn, từ điển các loại, đồ sứ men lam, đàn dương cầm, nhạc cụ dân tộc, phim, máy ảnh, máy ghi hình, bản thảo, tài liệu gốc có giá trị văn hóa lịch sử, hư hỏng ẩm ướt, hoặc bị bùn đất vùi lấp, bị trôi, thiệt hại không thể tính được.

  • HOÀNG MINH TƯỜNGĐi Bình Trị Thiên hè này, tôi có hạnh phúc được hầu chuyện quá nhiều văn nhân nổi tiếng.Nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, ngay khi vừa đi phá Tam Giang tìm bối cảnh cho bộ phim truyền hình nhiều tập, về đến thành phố, đã tìm đến khách sạn, giao cho hai bố con tôi chiếc honda 86 và hai mũ bảo hiểm. Xăng đầy bình rồi. Cứ thế mà đi. Ông cười hiền từ chỉ hướng cho hai bố con lên đàn Nam Giao và khu đền thờ Huyền Trân Công Chúa vừa mới khánh thành.