Nét Huế trong một số từ ngữ chỉ món ăn của Huế

14:07 25/02/2010
TRƯƠNG THỊ THUYẾTĂn là một biểu hiện của văn hóa. Nghiên cứu nhóm từ chỉ cách ăn uống, chỉ các món ăn của Huế là tìm ra những nét riêng biệt trong sắc thái văn hóa Huế.

Ảnh: Internet

Cách ăn uống, các món ăn của Huế được đánh giá là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và sự đổi mới, giữa nét cầu kỳ, tinh lọc và sự đơn giản, xứng đáng là thành tựu đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam. Tính chất này được biểu hiện rất rõ trong nhóm từ chỉ cách ăn uống, chỉ các món ăn Huế trên nghĩa từ và cấu trúc từ.

1. Người Huế có lối ăn “ tổng hợp”, nghĩa là ăn nhiều thứ trong một món ăn... Phân tích sâu về cấu trúc- ngữ nghĩa của các từ và các tổ hợp từ chỉ tên gọi các món ăn ta sẽ thấy rõ tính chất riêng của vùng đất này.

Cũng là những từ, tổ hợp từ chỉ tên gọi các loại bánh như: “ bánh ướt”, “ bánh bèo”, “ bánh lá”, “ bánh hỏi”... mà các vùng khác đều có nhưng với Huế lại có những tổ hợp từ có nhiều yếu tố khu biệt hơn, cấu trúc đa dạng hơn: “ bánh hỏi thịt quay”, “ bánh bèo tôm chấy”, “ bánh ướt thịt nướng”... Cấu trúc các tổ hợp này gồm hai yếu tố: tổ hợp thứ nhất chỉ loại bánh, tổ hợp thứ hai chỉ nguyên liệu loại biệt. Trong tổ hợp thứ nhất, chủ tố là yếu tố “ bánh”, còn định tố có thể chỉ hình thể: (bánh) bèo, chỉ phương thức làm chín: (bánh) hơi, chỉ đặc trưng về tính chất: (bánh) ướt... Tổ hợp thứ nhất chỉ loại bánh nói chung đa số được chế biến bằng loại cây lương thực. Tổ hợp thứ hai đóng vai trò phụ gia cho tổ hợp thứ nhất. Ở đây chủ tố chỉ nguyên liệu và định tố chỉ phương thức làm chín: tôm chấy, thịt nướng... Rất ít tổ hợp chủ tố chỉ nguyên liệu như: chả tôm.

Điều thú vị đáng lưu tâm đối với các tổ hợp gọi tên bánh mang tính “ tổng hợp” này là chỗ: đa số tổ hợp thứ nhất chỉ loại bánh được chế biến từ thực vật cho nên tổ hợp thứ hai làm phụ gia thường là những món ăn chế biến từ động vật như tôm chấy, thịt quay, thịt nướng... Và nếu phương pháp làm chín của tổ hợp thứ nhất là bằng nước, bằng hơi... thì phương pháp làm chín nguyên liệu giữ vai trò phụ gia lại thường bằng lửa trực tiếp hay chất béo như “ nướng”, “ quay”, “ chấy”... Chính sự tổng hợp này làm cho bánh có mùi vị đặc biệt hơn, ngon hơn và cũng “ văn hóa” hơn.

Cũng là món ăn chế biến từ cá đem làm cho chín bằng hơi nhưng người Huế thường chỉ chọn hai loại cá để hấp là “ cá bươi” và “ cá hanh”. Các yếu tố phụ gia để hấp hai loại cá này cũng thật phong phú. Vì vậy cũng có rất nhiều từ chỉ các món ăn được hấp với hai loại cá này: cá bươi hấp nấm, cá bươi hấp kim châm, cá bươi hấp vỏ quýt, cá hanh hấp tương, cá hanh hấp thịt mỡ...

Thịt luộc là món ăn có ở mọi nơi nhưng có lẽ chỉ có cách ăn ở Huế mới cung cấp cho ta các tổ hợp từ mang tính chất “ tổng hợp” kiểu: thịt luộc chấm tôm chua, thịt luộc chấm mắm nêm...

Từ nguyên liệu chính là mực kết hợp với các nguyên liệu phụ gia khác nhau, người Huế đã tạo ra các món ăn có các tổ hợp tên gọi thật phong phú: mực khô trộn thanh trà, mực tươi xào thơm...

Không chỉ món ăn cao sang chỉ tính “ tổng hợp” mà ngay đến nước chấm của Huế cũng thật nhiều loại và thể hiện kỹ thuật “ tổng hợp”. Các tổ hợp chỉ các loại nước chấm còn đa dạng hơn về cấu trúc so với các loại chỉ món ăn “ tổng hợp” khác: nước mắm chanh, ớt, tỏi, đường, mắm nêm đường, chanh, ớt, nước sốt lòng đỏ trứng gà, nước tương đường...

Du khách đến Huế không ai không biết đến sự đa dạng và khác biệt về các loại chè ở đây. Sự “ tổng hợp” và đa dạng này thể hiện ngay trong cấu trúc tên gọi: chè bột lọc bọc thịt quay, chè bột lọc bọc hột sen, chè hột sen bọc nhãn lồng...

Cấu trúc các tên gọi này gồm có:

Chủ tố+ nguyên liệu chính+ phương pháp chế tác làm kín nguyên liệu phụ+ nguyên liệu phụ.

Tóm lại, nhìn một cách khái quát cấu trúc tên gọi những món ăn “ tổng hợp” này ta thấy:

- Ở đây, yếu tố chỉ nguyên liệu chính và chỉ phương thức chế tác đã là quan trọng nhưng yếu tố chỉ nguyên liệu phụ phối hợp không kém phần quan trọng, mặc dầu nhiều khi nó chỉ tạo nên màu sắc riêng, tạo nên nét cá thể hóa của món ăn. Chính sự cá thể hóa này tạo nên sắc màu riêng của Huế.

- Trong chế biến thức ăn của người Huế các chi tiết về nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, phương pháp chế biến... đan xen vào nhau, nó là do sự tổng hợp của những yếu tố “ tích cực” của các phương thức chế biến khác nhau” bánh bèo tôm chấy, bánh lá chả tôm... hoặc là các nguyên liệu khác nhau về bản chất: mực khô trộn thanh trà, cá bươi hấp vỏ quýt, cá hanh hấp tương, chè bột lọc bọc nhãn lồng...

2. Nét đặc biệt thứ hai đáng chú ý trong tên gọi các món ăn Huế là các yếu tố chỉ màu sắc tham gia trong cấu trúc từ và tổ hợp từ. Chính điều này thể hiện thẩm mỹ trong ăn uống của người dân Huế. Thật vậy, trong các món ăn, người Huế rất chú ý đến cái đẹp, cái gợi cảm. Chẳng hạn, để gọi tên các loại bánh, mứt... có các tổ hợp: bánh tế điều, bánh tế hường, bánh bột vàng, bánh bột trắng, bánh ngũ sắc, mứt ngũ sắc, mứt màu qủa, mứt màu hoa... Các tên gọi chỉ tên các bánh, mứt... này chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa nhà Nguyễn trước đây và cho đến nay vẫn còn tên gọi như thế. Xét về cấu trúc thì các tổ hợp trên thường gồm ba yếu tố, trong đó yếu tố thứ nhất không có gì cần bàn. Đáng để ý là yếu tố thứ hai và thứ ba. Có thể thấy người Huế “ đối xử” như sau với các yếu tố này:

- Nếu như tên gọi một số loại bánh nói chung của người Việt thường yếu tố thứ hai chỉ chất liệu thì thường gặp nhất ở Huế yếu tố thứ hai chỉ “ màu”, “ sắc”: mứt màu hoa, mứt màu quả, bánh sắc vàng...

-
Thường gặp nữa là các tổ hợp gọi tên mức, bánh... trong đó yếu tố thứ hai chỉ số lượng màu sắc (thường ứng với con số “ 5” và yếu tố Hán là “ ngũ” để tăng sắc màu trang trọng và thể hiện sự đều đặn, cân đối, đẹp mắt)

- Cũng thường gặp loại tổ hợp mà yếu tố thứ hai chỉ mục đích như “ cúng”, “ tế”, “ lễ”: bánh tế điều, bánh tế vàng...

- Ít gặp nhất là loại cấu trúc tổ hợp gọi tên có yếu tố thứ hai chỉ nguyên liệu- mặc dù phải có nguyên liệu mới làm ra được bánh, mứt.

Trong các tổ hợp này có nét chung là: dù là định tố thứ nhất hay định tố thứ hai nhưng trong hai định tố phải có một định tố là chính yếu tố “ sắc”, “ màu” trong tiếng Việt.

Xu hướng gọi tên bánh, mứt này của người Huế gắn liền với truyền thống, một truyền thống thể hiện tính thẩm mỹ trong ăn uống đã có tự ngàn xưa hoặc ít ra cũng bắt đầu từ những món ăn quý tộc của nhà Nguyễn. Như vậy, trong chế biến cũng như tên gọi các món ăn thì đặc điểm được người Huế cọi trọng không riêng gì chất liệu, hình thể, nguyên liệu phụ gia... mà ngay cả sắc màu để tạo cái đẹp về sự cảm thụ bằng mắt.

3. Nghiên cứu các từ, tổ hợp từ chỉ tên gọi các món ăn Huế ta thấy nó có cả một hệ thống gọi tên tinh tế, tỷ mỷ, phong phú và đậm đặc bản sắc địa phương. Từ sự đa dạng của các món ăn này mà Huế có cả một hệ thống các từ chỉ kỹ thuật chế biến rất đặc biệt. Loại từ chỉ kỹ thuật nấu nướng này là những động từ phân biệt rất chi ly về mức độ, tính chất của nó. Chẳng hạn: nấu, nướng, kho, luộc, chiên, xào, chưng, hấp, rang...là những động từ chỉ kỹ thuật nấu nướng. Tương tự với mỗi động từ chỉ hoạt động khái quát lại có hàng loạt những từ và tổ hợp từ chỉ các hoạt động loại biệt nằm trong hoạt động khái quát đó. Chẳng hạn, từ đặc sản “ cá”, người Huế có thể “ kho khô”, “ kho nước”, “ kho xăm xắp”, “ kho ăn liền”, “ kho để lâu”... Hoặc từ vật liệu là “ tôm”, kết hợp với kỹ thuật chế biến món ăn từ con tôm đó, người nội trợ đã cung cấp hàng loạt các từ chỉ các phương thức chế biến khác nhau: “ tôm nướng”, “ tôm om”, “ tôm rim”, “ tôm xào”, “ tôm chấy”, “ tôm chiên”, “ chả tôm”, “ chặc tôm”, “ tôm chua”, “ mắm tôm”...

Sự phân chia một cách chi ly về kỹ thuật nấu nướng này của người Huế có lẽ cũng phải bắt đầu từ việc chế biến các món ăn quý tộc. Sự tồn tại hàng trăm năm của vua chúa nhà Nguyễn không thể không để lại những món ăn phức tạp có đôi chút cầu kỳ cho hôm nay. Hơn nữa, dưới thời ấy, những tinh hoa về nghệ thuật nấu nướng của cả nước được đưa về Huế để phục vụ cho cuộc sống của những người trong hoàng tộc. Chính những người này đã để lại cho Huế một vốn quý về nghệ thuật nấu nướng, pha chế các món ăn. Nhóm từ, tổ hợp từ chỉ kỹ thuật nấu nướng với hàng loạt các động từ này đã chứng minh thực tế đó.

Tóm lại, với một số cứ liệu ngôn ngữ đã được diễn giải, phân tích ở trên, chúng ta có thể đi đến nhận xét mang tính kết luận: qua nhóm từ chỉ cách ăn, món ăn Huế đã thể hiện nét văn hóa truyền thống của Huế. Việc phân tích này cho thấy văn hóa Huế có sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa cung đình thời Nguyễn, cộng với đặc điểm tự nhiên, khí hậu, tâm lý, con người xứ Huế tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, có nhiều điểm khác biệt với các vùng khác. Nói cách khác, văn hóa cung đình thời Nguyễn, tính chất biệt lập và tự nhiên của Huế đã mang lại những sắc thái đặc biệt của văn hóa Huế. Nhóm từ chỉ cách ăn, món ăn Huế là biểu hiện một nét văn hóa Huế trong ngôn ngữ.

T.T.T
(131/01-2000)


------------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Quang, “
Người và đất Huê”. Báo Nhân dân, tháng 10- 1975.
2. Lê Văn Hảo.
Huế giữa chúng ta. NXB Thuận Hóa Huế, 1984.
3.
Tạp chí Dân tộc học, số 2- 1981.
4.
Tạp chí Ngôn ngữ, số 3-1990
5.
Tạp chí Ngôn ngữ, số 2- 1991



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Đại Học Huế đang ở tuổi 50, một tuổi đời còn ngắn ngủi so với các Đại học lớn của thế giới. Nhưng so với các Đại học trong nước, Đại Học Huế lại có tuổi sánh vai với các Đại học lớn của Việt như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trên hành trình phát triển của mình, Đại Học Huế đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá ở miền Trung, Tây Nguyên, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực và cả nước. Nhân dịp kỷ niệm này, TCSH phân công ông Bửu Nam, biên tập viên tạp chí, trao đổi và trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại Học Huế. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện này.

  • VÕ ĐẮC KHÔICó một thời người Huế loay hoay đi vỡ núi, phá rừng trồng khoai sắn. Có một thời người Huế tìm cách mở cảng nước sâu để vươn ra biển lớn, hay đón những con tàu viễn xứ xa xôi. Cả nước, các tỉnh thành láng giềng như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng cũng đều ra sức làm như thế, sao ta có thể ngồi yên?

  • TRẦN ĐÌNH SƠNĐất Việt là cái nôi sinh trưởng của cây trà và người Việt biết dùng trà làm thức uống thông thường, lễ phẩm cúng tế, dâng tặng, ban thưởng từ hàng ngàn năm nay.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGTừng là đất Kẻ Chợ – kinh đô triều Nguyễn xưa, ẩm thực Huế dựa trên nền tảng triết lý của cái đẹp, món ăn món uống phải ngon nhưng nhất thiết phải đẹp, vị phải đi với mỹ, thiếu mỹ thì không còn vị nữa.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTrong vô vàn những bài thơ viết về Huế, hai câu thơ của Phan Huyền Thư dễ làm chúng ta giật mình:Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽLại sợ chạm vào nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam                                                                    (Huế)

  • FRED MARCHANT(*)                                                                                      Trong chuyến viếng thăm Huế lần thứ hai vào năm 1997, tôi làm một bài thơ đã đăng trong tập thứ hai của tôi, Thuyền đầy trăng (Full Moon Boat). Bối cảnh bài thơ là một địa điểm khảo cổ nổi danh ở Huế. Có thể nói là bài thơ này thực sự ra đời (dù lúc đó tôi không biết) khi nhà thơ Võ Quê đề nghị với tôi và các bạn trong đoàn ghé thăm Đàn Nam Giao trước khi đi ăn tối ở một quán ăn sau Hoàng Thành bên kia sông Hương.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNDu khách là người trong mắt nhìn và qua cảm nhận của chính người đó.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTừ buổi hồng hoang của lịch sử, hình ảnh ban đầu của xứ Huế chỉ thấp thoáng ẩn hiện qua mấy trang huyền sử của đất nước Trung Hoa cổ đại. Tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc đã kể lại từ năm Mậu Thân đời vua Đường Nghiêu (2353 năm trước Công nguyên), xứ Việt Thường ở phương Nam đã đến hiến tặng vua Nghiêu con rùa thần từng sống qua ngàn năm tuổi.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCCó một hiện tượng lịch sử lý thú, ở những nơi khác vốn dĩ bình thường  nhưng ở Huế theo tôi là rất đặc biệt, đó là tại mảnh đất này sau hơn ba mươi năm ngày đất nước thống nhất, đã hình thành một thế hệ nữ doanh nhân thành đạt giữa chốn thương trường.

  • MINH TÂMTôi nghe bà con bán tôm ở chợ Bến Ngự kháo nhau: Dân nuôi tôm phá Tam Giang đã xây miếu thờ “Ông tổ nghề” của mình gần chục năm rồi. Nghe nói miếu thờ thiêng lắm, nên bà con suốt ngày hương khói, cả những người nuôi tôm ở tận Phú Lộc, dân buôn tôm ở Huế cũng lặn lội vượt Phá Tam Giang lễ bái tổ nghề.

  • PHẠM THỊ ANH NGA"Hiểu biết những người khác không chỉ đơn giản là một con đường có thể dẫn đến hiểu biết bản thân: nó là con đường duy nhất" (Tzvetan Todorov)

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNSau hơn 1,5 thế kỷ được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong, đến cuối thế kỷ XVIII, Huế trở thành kinh đô vương triều Tây Sơn (1788 - 1801) và sau đó là kinh đô của vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

  • TRƯƠNG THỊ CÚC Sông Hương là một trong những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên xứ Huế. Sông là hợp lưu của hai nguồn Hữu Trạch, Tả Trạch, chảy qua vùng đá hoa cương cuồn cuộn ghềnh thác, đổ dốc từ độ cao 900 mét đầu nguồn Hữu trạch, 600 mét đầu nguồn Tả trạch, vượt 55 ghềnh thác của nguồn hữu, 14 ghềnh thác của nguồn tả, chảy qua nhiều vùng địa chất, uốn mình theo núi đồi trùng điệp của Trường Sơn để gặp nhau ở ngã ba Bàng Lãng, êm ả đi vào thành phố, hợp lưu với sông Bồ ở Ngã Ba Sình và dồn nước về phá Tam Giang, đổ ra cửa biển Thuận An.

  • Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay, khi đầu tư xây dựng những cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu cao của người đi du lịch, văn hóa ẩm thực được xem như là cánh cửa đầu tiên được mở ra để thu hút du khách.

  • Chúng tôi đi thăm đầm chim Quảng Thái, theo ông Trần Giải, Phó chủ tịch huyện Quảng Điền.

  • I. Chúng tôi xin tạm hiểu như sau về văn hóa Huế. Đó là văn hóa Đại Việt vững bền ở Thăng Long và Đàng Ngoài chuyển vào Thuận Hóa - Phú Xuân.

  • Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột. Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi. Tạm tiền mua lấy vài đôi. Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào.

  • LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, . Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi ký âm nhạc, gồm những bài viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc. Được sự đồng ý của tác giả, TCSH xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

  • Từ sau ngày giải phóng đến nay, tôi chưa một lần gặp lại Anh hùng Vai và Anh hùng Kan Lịch. Về Huế hoài nhưng lên A Lưới lại không đủ giờ và không dễ dàng gì. Những năm trước, đường về A Lưới còn chật hẹp, lổm chổm đất đá, lại hay sạt lở... đi về rất khó khăn và phải mất vài ngày. Đến Huế vào mùa khô thì lại ít thời giờ. Về Huế dịp mùa mưa thì đường về A Lưới luôn tắc nghẽn.

  • Tế lễ, giỗ chạp, cúng kỵ gắn với người Huế rất sâu. Hình như nhạc lễ cổ truyền xứ Huế cũng hình thành từ đó. Món ăn Huế được chăm chút, gọt tỉa để trở thành một thứ nghệ thuật ẩm thực cũng từ đó. Màu sắc, mẫu mã của nhiều loại trang phục Huế cũng từ đó mà được hoàn chỉnh, nâng cao. Cả những phong cách sinh hoạt nói năng, thưa gởi, đứng ngồi, mời trà, rót rượu... đầy ý tứ của vùng đất nầy cũng đi từ những buổi cúng giỗ đượm mùi hương trầm.