Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
Phần thân cây là nguyên liệu chính làm thành món canh chột nưa (Ảnh: Internet)
Nưa được trồng nhiều nơi ở các làng quê của Thừa Thiên-Huế. Chột nưa là phần thân của cây nưa, một loại cây thuộc họ môn. Củ của loại cây này cũng được đề cập đến nhiều trong y học, vì có nhiều tác dụng nhất định trong một số bài thuốc dân gian.
Chột nưa chế biến được nhiều món dễ ăn. Chột nưa làm chua với kiệu, ăn kèm với thịt luộc thì đúng điệu. Hay chột nưa kho thịt, kho cá đồng ăn với cơm nóng vào những ngày mưa thì không gì ngon bằng. Nhưng khoái khẩu nhất có lẽ là món canh nưa cá lóc.
Nói đến chột nưa, nhiều người dân xứ Huế còn nhớ câu chuyện kể rằng vào thời chiến tranh chống Pháp, các chiến sĩ cách mạng bị bắt giam trong lao Thừa Phủ (một nhà tù lớn của Thực dân Pháp ở Huế) thường có phong trào tuyệt thực để đấu tranh. Họ nhịn ăn nhiều ngày để phản đối chế độ nhà tù tàn bạo. Để chống lại phong trào này, bọn cai ngục đã nghĩ ra một “chiêu” khá độc là nấu canh chột nưa với cá để “mang thèm’’, nhằm làm “lay động” các chiến sĩ cách mạng, phá hỏng cuộc đấu tranh của họ. Lúc bấy giờ, nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đầu sàn canh bốc khói/ Chén cá nức mùi thơm/ Lên họa với mùi cơm/ Sao mà như cám dỗ” (trong bài Con cá chột nưa). Qua câu chuyện đó, cũng đủ thấy món canh chột nưa nấu cá mà đặc biệt là cá lóc đồng ở xứ Huế hấp dẫn đến thế nào.
Canh chột nưa được chế biến khá đơn giản. Nưa được làm sạch vỏ, lấy cán dao dần qua cho lát các "thớ thịt", sau đó cắt lát (tùy vào loại canh hay thời gian nấu, có thể cắt lát mỏng hoặc dày), rửa sạch và vớt ra cho ráo nước. Cá lóc làm sạch, rửa nước muối cho sạch nhớt và cũng cắt lát dày tuỳ ý. Ướp cá với hạt tiêu, hành tím cắt lát mỏng kèm theo chút nuớc mắm để khoảng 15 phút cho thấm. Chột nưa nấu mềm, vặn nhỏ lửa cho sôi riu riu. Cá lóc được um chín trên chảo dầu nóng, mùi hành tiêu bốc lên thơm lừng, đun sôi hỗn hợp thêm khoảng 3 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Để canh ngon và đậm đà hơn, người dân Huế thường cho cá, ruốc, tôm và khi chín cho thêm lá lốt, ngò tây thay cho hành lá. Vị ngọt của nưa và cá lóc đồng cùng mùi thơm của ruốc và lá lốt hòa quyện nhau tạo nên mùi hương khó cưỡng, nước canh ngọt đậm đà, độc đáo không giống bất kỳ vị canh nào khác.
Nguyên liệu nấu canh chột nưa cá lóc (Ảnh: Báo Dân Việt)
Canh chột nưa của người Huế không chỉ đơn thuần là một món canh giản dị đậm hương vị của đất quê, còn là món ngon đậm cái tinh thần quê của Huế. Món canh thanh mát thể hiện sự tháo vát khéo léo của những bà, những mẹ, những chị ở đất quê hiền hòa. Nó làm ấm áp, tăng tình thân qua bữa cơm gia đình và là kỷ niệm, là ký ức luôn âm thầm sống trong tâm can của những người con của Huế khi xa quê. Hẳn là canh chột nưa này, đâu dễ gì du khách có dịp thưởng thức khi đi du lịch, phần lớn có lẽ chỉ là nghe để biết, biết để hiểu thêm hương vị của đất quê yên lành và biết để không bỏ lỡ, nếu như mình có một cơ may để nếm qua.
Theo Kim Cúc ( ngaynay.vn)
SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
>> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 về việc thành lập Bảo tàng Văn hoá Huế trên cơ sở nâng cấp Nhà bảo tàng Huế.
SHO - Là một trong ba công trình phục vụ tế lễ do nhà Nguyễn lập ra gồm: Đàn Nam Giao để tế Trời, Đàn Xã Tắc để tế Đất và Đàn Âm hồn để tế vong hồn những người hy sinh vì nước trong ngày Kinh đô thất thủ 23/5 Ất Dậu -1885. Quan trọng là vậy nhưng đến thời điểm này, Đàn Âm hồn vẫn chưa được các cơ quan chức năng công nhận là di tích và đang bị xâm hại...
Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Chiều 29/6, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Khoảnh khắc Festival Huế 2012”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều ngày 26/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “KHÁT VỌNG”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và chúc mừng các nhà thơ, nhà văn nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 và trước đó, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.
SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.
SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc.
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.
Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.
Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.