SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
>> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại
Đến dự Lễ, dâng hương tại Di tích Nghĩa địa và chùa Ba Đồn có đại diện Lãnh đạo tỉnh, các cơ quan ban ngành trong tỉnh, thành phố; các vị chư tôn tăng ni, phật tử và bà con nhân dân thành phố Huế.
Nghĩa địa (cồn mồ) và lịch sử chùa Ba Đồn, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì Nghĩa địa - Cồn mồ Ba Đồn được vua Gia Long (1802-1819) cho giải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương lên nhằm để xây dựng Kinh thành Phú Xuân. Theo lệnh vua, nhà cửa và mồ mả phải dời đi nơi khác, những mồ mả không có người chịu trách nhiệm thì nhà nước cho dời lên tại vùng rừng mà ngày nay gọi là Xóm Hành thôn Tứ Tây thuộc xã Thủy An, thành phố Huế. Cồn mồ 8 làng ra đời từ đó. Cũng trong năm Qúy hợi (1803), vua Gia Long cho dựng bia đá (cao 1,51m, rộng 1,110m) với nội dung "Ân Tứ Hiệp Táng Vô Tự Chi Mộ" (Vua cho hợp táng những người không người thờ tự) tại cồn mồ 8 làng. Dòng lạc khoản bên phải đề :"Vị dĩ bách cận thành trì thiên táng tại thử " (Vì lẽ bức cận thành trì nên dời chôn tại đây). Lạc khoản bên trái ghi: "Tuế thứ Quý hợi niên tam nguyệt sơ thất nhật phụng khắc" (Kính vâng mệnh khắc ngày 7 tháng 3 năm Quý Hợi, tức là ngày 27/4/1803).(1)
![]() |
Sau đó, khi xây dựng đàn Nam Giao và lăng Gia Long, các mồ vô chủ lại được dời đến tiếp tạo thành hai cồn mồ lớn nữa nằm về phía nam của cồn mồ của 8 làng. Cồn mồ 8 làng (sau thường gọi là Đồn 1) có diện tích 50m x 150 m. Ở mỗi cồn mồ đều có dựng bia và có nội dung từa tựa như bia Cồn mồ 8 làng. Theo L.Sogny riêng bia Cồn mồ thứ hai có lạc khoản bên trái cho biết có 3.700 người (con số hàng chục và hàng đơn vị bị đục bỏ từ năm 1914) an nghỉ ở đây, lạc khoản bên trái bia Cồn mồ thứ ba cho biết có 2250 (con số chỉ đơn vị bị đục bỏ).
![]() |
Đến năm 1835, vua Minh Mạng cho lập một bàn thờ ở giữa trời (đàn) tại cồn mồ 8 làng đề hằng năm nhà nước tổ chức cúng tế những cô hồn của 8 làng. Về sau cho dựng thêm hai đàn nữa để cúng tế những cô hồn của cồn mồ thứ hai và thứ ba. Dân chúng gọi ba cồn mồ có ba đàn hằng năm tế lễ đó là Cồn mồ Ba Đàn (Ba Đồn).
Thêm nữa, biến cố thất thủ Kinh đô vào đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (ngày 4 - 5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đã chỉ huy cuộc tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. Do bị bất ngờ nên quân Pháp hoảng loạn, nháo nhát. Đến sáng chúng bắt đầu mở cuộc phản công, quân ta chiến đấu oanh liệt nhưng do vũ khí lạc hậu, thô sơ nên thất bại. Quân Pháp đánh chiếm Kinh thành Huế, khi xông vào bọn chúng gặp ai giết nấy, đốt phá, cướp giật và hãm hiếp, tiếng khóc vang trời dậy đất; dân chúng và binh lính trong Thành đạp nhau chạy theo vua ra các cửa Nhà Đồ, cửa Hữu làm chết hàng ngàn người. Ngày 23 tháng năm năm Ất Dâu - 1885, Kinh đô Huế chìm trong máu lửa, đổ nát, tang thương, hằng chục ngàn binh linh, người dân chết và bị thương. Sau đó, người Pháp bắt dân chúng phải cất bốc hết các mồ mả chôn trong và ngoài Kinh thành, những mồ vô chủ lại được đưa lên Ba Đồn "hợp táng" hình thành thêm một số Cồn mồ nữa. Theo L.Sogny (BAVH.1915) số cồn mồ mới đó là: Cồn mồ thứ tư, nơi an nghĩ của quân lính hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5 Ất dậu (5/7/1885), số lượng không rõ; Cồn mồ thứ năm, nơi an nghĩ của sĩ quan hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23/5 Ất dậu (5/7/1885), số lượng không rõ; Cồn mồ thứ sáu, nơi an nghĩ của thường dân chết trong Kinh thành Huế ngày 23/5 Ất dậu (5/7/1885), số lượng không rõ...”(2)
![]() |
Chùa Ba Đồn và Nghĩa địa - Cồn mồ |
Trước nỗi đau thương, mất mát của bao người con dân Việt yêu nước, Cụ Phan Bội Châu đã viết bài “Văn tế cô hồn ngày 23/5” với những câu như sau:
“Lô nhô trẻ dìu già, ông nách cháu, chân còn đi, đầu chốc lìa vai!
Lao nhao con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng chưa ngớt, xương đà chất đống!
Oan uổng quá mấy ông trên võng, thình lình sét đánh, sống chẳng trọn đời.
Tội tình thay lũ bé trong nôi, cắc cớ sao sa, chết đà trắng bụng...”
![]() |
Và trong bài “Vè thất thủ Kinh đô” đã ghi lại biến cố thất thủ Kinh đô năm 1885, với những cảnh tan thương do quân Pháp gây ra:
“Tránh thân cho khỏi súng Tây
Mẹ con chạy vạy trời rày còn khuya
Lao xao như cá trong đìa
Tránh sao cho khỏi súng lia vào mình…”
![]() |
hay
“…Từ ngày Thất thủ Kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên dinh tớ ở Tòa Khâm
Chén cơm âm phủ, áo dầm mồ hôi…”
![]() |
Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn năm nay diễn ra tại chùa Ba Đồn được tổ chức theo nghi thức truyền thống của Phật giáo Việt Nam, gồm các lễ: Lễ Hưng tác Thượng Đại tràng phan; Lễ Bạch Phật khai kinh, thỉnh Tiêu Diện Đại Sĩ, Lễ thỉnh chư âm linh; Lễ tưởng niệm 127 năm ngày Thất thủ Kinh đo 23/5 Ất Dâu (1885 – 2012)); Lễ cung tiến chư anh hùng liệt sĩ, chư anh linh, âm linh đồng bào tử nạn và chư tôn liệt vị cô hồn; Tụng Đàn Kinh Địa Tạng; Lễ Đăng đàn chẩn tế âm linh cô hông và lễ phóng Đang tại các Đồn cô mộ di tích Nghĩa địa và chùa Ba Đồn; Lễ tạ Phật hoàn kinh. Vào lúc 14 giờ ngày mai - 12/7 (26/5 Nhâm Thìn) Lễ tạ và kết thúc chương trình Lễ cầu siêu và lễ tế âm linh cô hồn tại Nghị địa và chùa Ba Đồn.
![]() |
Ngoài Lễ tế tại chùa Ba Đồn, hằng năm vào ngày Thất thủ Kinh đô 23/5, người dân thành phố Huế và các vùng lân cận tổ chức Lễ tế Âm hồn tại Đàn Âm hồn và cúng cô hồn từ ngày 23/5 đến cuối tháng 5 âm lịch.
![]() |
Lễ tế, cúng cô hồn 23/5 là biểu hiện lòng kính trọng của người dân Huế đối với các chiến sĩ bỏ mình vì Tổ quốc và thể hiện lòng tri ân của người dân Huế đối với đồng bào tử nạn vào năm 1885. Đây là một hoạt động tâm linh đầy tình nghĩa dân tộc và đồng bào, là nét văn hóa độc đáo đầy tính nhân văn của người dân xứ Huế.
![]() |
PV
............................................................
(1&2) Theo Chùa Ba Đồn ở Huế nơi có những Cồn mồ liệt sĩ chống Pháp lớn nhất nước của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.